Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 32

I - Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.

II - Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng phụ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động dạy học: HĐ1: Khởi động (3-5’) - Kể tên các động vật ăn thịt? - Kể tên các động vật ăn cỏ, lá? HĐ2:Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật (10-12’). * Mục tiêu: Tìm những hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì thải ra môi trường trong quá trình sống. * Cách tiến hành. Bước 1:Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS quan sát H1 /sgk và trả lời các câu hỏi: - Kể tên những gì được vẽ trong hình? - Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật? Bước 2: Hoạt động nhóm. - GV chia nhóm và giao việc: + Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống? + Quá trình trên gọi là gì? Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày - Các bạn khác nhận xét, bổ sung. -> Kết luận: Động vật thường phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí các-bô- níc, nước tiểu...Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường. HĐ3: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật (13-15'). * Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật. * Cách tiến hành: Bước1: Tổ chức hướng dẫn. - G chia nhóm và giao việc: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật Bước 2: HS thảo luận và vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày. - H khác nhận xét, bổ sung. HĐ4: Củng cố dặn dò (5’). - Động vật thường phải lâý từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 5: Kĩ thuật lắp xe ô tô tải.(Tiếp) I. Mục tiêu HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải. Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe ô tô tải đúng qui trình kĩ thuật. Rèn luyện tính cẩn thận an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe. II - Đồ dùng dạy - học: Mẫu ô tô tải đã lắp. Bộ lắp ghép kĩ thuật. III - Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Thực hành lắp ô tô tải( 20-25') - Để lắp được ô tô tải em cần tiến hành lắp những bộ phân nào? - HS nêu các bước lắp ô tô tải. + Lắp giá đỡ trục bành xe và sàn cabin. + Lắp cabin. + Lắp thành sau của thùng xe và trục bánh xe. + Lắp ráp các bộ phận để tạo thành xe. - Gv nhận xét chốt lại các bước. - HS thực hành: + Chọn chi tiết + Lắp ráp các bộ phận. + Lắp các bộ phận thành xe hoàn chỉnh. HĐ3: Đánh giá kết quả học tập (3-5') HS trưng bày sản phẩm thực hành. GV nêu tiêu chuẩn đánh giá. HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn trong nhóm. GV nhận xét đánh giá kết quả của HS. HĐ4 : Củng cố dặn dò.(4-5’) - Đánh giá sản phẩm thực hành. - Nhận xét giờ học - Dặn dò chuẩn bị đồ dùng giờ sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009 Đồng chí: Nguyễn Thị Thu dạy. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009 Tiết 1: Toán Ôn tập các phép tính với phân số I - Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số qua: tính, tìm thành phần chưa biết, giải toán. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ III - Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Rút gọn các phân số sau: ; HĐ2 : Luyện tập ( 32-34’) Bài 1/167: Bảng con(7-9' ) - Kiến thức: Củng cố cánh cộng trừ hai phân số cùng mẫu số và mối quan hệ của chúng. - Chốt: + Nêu cách cộng 2 phân số cùng mẫu số? + Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? * DKSL: HS chưa biết dựa vào phép tính cộng để timg kết quả phép trừ. Bài 2/167: Nháp( 6-8') - Kiến thức: Củng cố cánh cộng trừ hai phân số cùng mẫu số và mối quan hệ của chúng. - Chốt:+ Nêu cách cộng 2 phân số khác mẫu số? + Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào? * DKSL: HS chưa biết dựa vào phép tính cộng để timg kết quả phép trừ cho nhanh. Bài 3/167: Vở (6-7) - Kiến thức: củng cố cách tìm thành phần chũa biết và rèn kĩ năng cộng trừ phân số. - Chốt: Nêu quy tắc tìm các thành phần chưa biết? Bài 4/168: Vở( 8-10' ) - Kiến thức: Giải toán về phân số. * DKSL: HS lúng túng ,không đọc kĩ đề nên giải sai bài toán -> Gv hướn dẫn phân tích đề để HS hiểu và làm bài. Bài 5/168: Nháp ( 4-6') - Kiến thức: Giải toán có liên quan đến so sánh hai phân số. HĐ3: Củng cố- dặn dò (2-4’) - Nêu cách cộng trừ hai phân số khác mẫu số? - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2: Thể dục mÔN THể THAO Tự CHọN - nhảy dây. I. Mục tiêu: - Ôn một số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:Yêu cầu nâng cao thành tích. II. Địa điểm - phương tiện: - Sân trường vệ sinh an toàn. - Mồi cá nhân một dây nhảy, bóng ném. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Thời gian Phương pháp A. Phần mở đầu: 1.ổn định tổ chức lớp. - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động. B. phần cơ bản: 1.Môn tự chọn: Ném bóng. - Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng vào đích. - Thi ném bóng trúng đích. 2 Nhảy dây - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - Thi vô địch 3 tổ C. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng. - Hệ thống lại bài. - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 6à 10 phút 18 à 22 phút 9 à 11 phút 5à 6 phút 3à 4 phút 9à 11 phút 5 à 6 phút 2 à 3 phút 4à 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. - Ôn một số động tác: tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục phát triển chung. - Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang. => Kiểm tra, uốn nắn động tác sai. - GV cho HS tập thi đua giữa 3 nhóm. - Đội hình 3 hàng ngang, cán sự điều khiển. - Tập thi theo nhóm 5 - giáo viên điều khiển. => Nhận xét tuyên dương HScó thành tích cao. - Đội hình 3 hàng ngang. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - Cán sự điều khiển. - GV nhận xét tuyên dương HS thắng cuộc. GV điều khiển. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 3: Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật I - Mục đích yêu cầu: - Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật. - Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài ( HS đã viết) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5') - Khi tả con vật tả theo thứ tự nào? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:( 1- 2’) ... 2. Hướng dẫn luyện tập( 32- 34’) Bài 1/ 141: Miệng ( 10-12') - GV nhận xét, chốt: có mấy cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật? Bài 2/ 122: Vở ( 8-10') - GV nhận xét, sửa sai nếu có. -> GV chốt: Khi mở bài gián tiếp em cần tránh điều gì? Bài 3/ 142: Vở ( 8-10') - GV chấm một số bài => nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm bài văn vàsuy nghĩ trả lời cá nhân-> trao đổi nhóm đôi 3 yêu cầu cuối bài. - HS trình bày. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở - HS trình bày miệng chữa bài. - Cần tránh viết quá dài dòng - HS đọc thầm yêu cầu. - HS làm vở - HS trình bày miệng chữa bài. C- Củng cố- dặn dò( 2- 4’). - GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 4: Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu I - Mục đích yêu cầu: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( Trả lời cho câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? - Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu; thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. II - Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3 -5') - Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu trạng ngữ nào? B. Bài mới: 1 - Giới thiệu bài (1- 2’) 2- Hình thành kiến thức ( 10-12’) * Nhận xét: Bài 1/140: VBT - Cho HS làm VBT - Nhận xét . à Chốt: trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Vì sao?... Bài 2/140: Miệng. à Trạng ngữ bổ sung về nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. ? Có thể đặt những câu hỏi gì để tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân ? à Rút ra ghi nhớ/ 140 3- Hướng dẫn luyện tập: (20-22’) Bài 1/141: VBT ( 6-7') à Làm thế nào để xác định được các trạng ngữ chỉ nguyên nhân trên? Bài 2/ 141: Vở ( 6-8') à Tuỳ từng văn cảnh ta có thể thêm từ vì, nhờ, tại vì vào trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho phù hợp. Bài 3/141. Vở( 7-8') - GV nhận xét, sửa sai nếu có. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm câu văn làm việc cá nhân. - HS trả lời - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận N2. - HS các nhóm trả lời. - HS nêu lại. - Vì sao? Nhờ đâu? Tại sao?... - HS đọc. - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS nêu các trạng ngữ vừa gạch chân. - HS khác nhận xét. - Dựa vào đặc điểm của trạng ngữ, đặt câu hỏi .... - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở - HS chữa miệng. - HS đọc yêu cầu và làm vở. - HS trình bày câu của mình trước lớp. C- Củng cố dặn dò:( 2- 4’) - Khi nào ta thêm vào câu trạng ngữ chỉ nguyên nhân ? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi gì? - Chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 32.doc
Giáo án liên quan