Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 3

I - MỤC TIÊU:

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Bước đầu biết đọc giọng đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông , chia sẽ với nỗi đau của bạn.

- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

II – CHUẨN BỊ:

- Tranh minh học bài đọc.

- Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi:Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài ý nói gì?

 

doc29 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c viết thư; nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thứ ( ND ghi nhớ). - Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. II- CHUẨN BỊ: - 1 phong bì, tem. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: HS hát 1 bài hát. 2. Bài cũ: Kể lại hành động, lời nói của nhân vật - GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS 3.1. Giới thiệu: Trong tuần 3 ta đã học về viết thơ. Trong tiết học hôm nay, các em viết thơ cho người thân. 3.2. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét - Cho HS đọc đề bài. - Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ. 3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 3.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Phân tích yêu cầu đề bài. - Cho HS thực hành viết thư. - Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì. - Cuối cùng HS nộp thư đã được đặt vào trong phong bì của GV. - HS đọc yêu cầu. - HS nhắc yêu cầu viết thư. - Nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư. (ghi nhớ viết thư) - Viết thư cho người bạn ở xa. - Gạch chân yêu cầu. - Xác định người nhận thư. - Tin cần báo. - Thực hành viết thư. - Phần đầu thư: + Nêu địa điểm và thời gian viết thư. + Chào hỏi người nhận thư. - Phần chính: + Nêu mục đích lí do viết thư: + Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin nầy là một câu chuyện em có thể viết nó dưới dạng kể chuyện. + Thăm hỏi tình hình người nhận thư. - Phần cuối thư: + Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào. + Ghi tên người gởi phía trên thư. + Tên người nhận phía dưới giữa thư. - Dán tem bên phải phía trên. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV giới thiệu loại viết thư điện tử (email) - Chuẩn bị bài : Cốt truyện TOÁN TIẾT 15 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I - MỤC TIÊU: - Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân . - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - Ham thích học toán. II - CHUẨN BỊ - Bảng phụ - Vở bài tập III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Dãy số tự nhiên - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét, đánh giá ghi điểm 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3.1.Giới thiệu: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 3.2. Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân - GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục 10 chục = .. trăm .. trăm = .. 1 nghìn - Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) - GV chốt - GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó. 3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân - Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? - Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) - GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên - Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng - GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) - Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số? - GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 3.4. Hoạt động 3: Thực hành - Bài tập 1: GV đọc số, HS viết số rồi nêu số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy chục, mấy đơn vị. - Bài tập 2: Cho HS làm theo mẫu. - Bài tập 3: Viết giá trị chữ số 5 của 2 số. Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng HS làm bài tập Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Vài HS nhắc lại 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - HS nêu ví dụ Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. - Vài HS nhắc lại. - Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS nêu lại mẫu HS làm bài HS sửa 4. Củng cố - Thế nào là hệ thập phân? - Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? - Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số? 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên ÂM NHẠC Ôn tập bài hát : EM YÊU HOÀ BÌNH. - Bài tập: cao độ và tiết tấu. I/ Mục tiêu: - H/s thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ. - Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu. - HS yêu hoà bình, yêu quê hương đất nước Việt Nam. II/ Chuẩn bị: - G/v: Chép bảng phụ bài tập cao độ, tiết tấu, chuẩn bị động tác phụ hoạ và nhạc cụ quen dùng. - H/s: Nhạc cụ gõ, SGK, vở. III/Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY: HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ KTBC:- Cho hs hát lại bài thay KĐG. - Nhận xét. 3/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng: - Hát - Lớp đồng ca. - 1 HS nhắc lại đề bài. -Hướng dẫn ôn tập bài hát: - Hướng dẫn hs hát lại bài 1 lần. - Hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca: -Đồng thanh. -Cả lớp- nhóm- cá nhân - Hướng dẫn hát kết hợp động tác phụ hoạ. + Gv hướng dẫn gợi ý như đã chuẩn bị. + Cho hs luyện tập. ( Gv nhận xét sửa chữa bổ sung ). - Lớp đứng tại chỗ tập . - Lớp- nhóm- cá nhân. * Tập đọc cao độ và tiết tấu: a) Gv giới thiệu các nốt Đô – Mi – Son – La trên khuông nhạc: - Hướng dẫn hs đọc đúng cao độ. b) Hướng dẫn luyện tập tiết tấu: “ Vỗ tay (gõ phách) bắt chước tiếng trống. Cụ thể như sau: c) Luyện tập cao độ và tiết tấu: - Gọi hs nói tên nốt, Gv đọc mẫu ( như SGK ) “Son-La-Son/Son-Mi-Son/Son-La-Son-Mi-Son/ -Hs chú ý theo dõi. - Lớp – cá nhân. - Lớp – nhóm – cá nhân . - Hs đọc theo gv, tay gõ theo phách ( tương ứng nốt đen và lặng đen ): -Củng cố: Cho hs hát và VĐPH tại chỗ. -Nhận xét,dặn dò: Về luyện tập thêm. - Cả Lớp - Lắng nghe. SINH HOẠT LỚP TUẦN 3: I. NHẬN XÉT TUẦN 3: - Các tổ báo cáo về các mặt giáo dục. GV nhận xét : Đa số thực hiện tốt các mặt giáo dục, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp trường sạch, . . . - Bên cạnh còn một số HS thực hiện chưa tốt như quên đồ dùng học tập, đi trể nghỉ học có phép. -Tuyên dương HS thực hiện tốt.Nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt. - Kiểm tra đồ dùng học tẩp của HS. - Sinh hoạt HS theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường, khai giảng năm học mới. II. KẾ HOẠCH TUẦN 4: - Thực hiện tốt các mặt giáo dục . - Nhắc HS thực hiên tốt tháng ATGT, thực hiện nha học đường. - Thông báo các khoản thu. * Biện pháp: - Thường xuyên nhắc nhở HS giữ vệ sinh trường lớp, cá nhân. - Tổ chức HS kiểm tra chéo. - Cho HS ôn bài hát Quốc ca. - Dặn dò. NHA HỌC ĐƯỜNG Bài 1: NGUYÊN NHÂN – DIỄN TIẾN BỆNH SÂU RĂNG CÁCH DỰ PHÒNG I. MỤC TIÊU - Giúp HS hiểu do đâu mà bị sâu răng, tiến trình phát triển của sâu răng và cách dự phòng. - Có kỹ năng phòng bệnh sâu răng. - Có thói quen chải răng. II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa cấu tạo răng – Diễn tiến 4 giai đoạn bệnh sâu răng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Cấu tạo răng. -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận theo cặp ( 2 phút) và trả lời câu hỏi: + Cấu tạo răng gồm mấy phần ? Kể ra. - GV kết luận: Cấu tạo răng gồm 3 phần : Men răng, ngà răng, tủy răng. - HS quan sát, thảo luận theo caëp. - Ñaïi dieän HS trình bày chæ treân hình vẽ. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Nguyên nhân của bệnh sâu răng - GV cho HS quan sát sơ đồ trên bảng phụ Vi khuẩn + Đường bột a-xít sâu răng - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến nêu nguyên nhân của bệnh sâu răng. - GV kết luận: Nguyên nhân của bệnh sâu răng : Vi khuẩn có sẵn trong miệng kết hợp với chất đường bột trong thức ăn tạo thành a-xít phá hủy men răng, gây sâu răng. -HS quan sát sơ đồ và vốn hiểu biết để nêu nguyên nhân của bệnh sâu răng. -HS lớp bổ sung. - HS lắng nghe. Hoạt động 3: Diễn tiến bệnh sâu răng - GV nêu yêu cầu HS quan sát tranh vẽ 4 giai đoạn của bệnh sâu răng và thảo luận nhóm4(TG 3 phút ), mỗi nhóm thảo luận một giai đoạn sâu răng. - GV mời HS đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả trước lớp. - GV kết luận (treo bảng phụ kết hợp hình vẽ): Diễn tiến bệnh sâu răng gồm 4 giai đoạn: a)Sâu men: lỗ sâu nhỏ, khó phát hiện, không đau nhức. b)Sâu ngà: lỗ sâu tiến đến ngà răng. Lỗ sâu cạn không ê buốt. Lỗ sâu sâu ê buốt khi nhai, uống thức uống quá nóng, quá lạnh. c)Viêm tủy: Lỗ sâu tiến đến tủy, gây nhiễm trùng tủy răng, đau nhức dữ dội, đau tự nhiên nhất là ban đêm. d)Tủy chết: Viêm tủy không trị, tủy chết vi trùng theo đường ống tủy tạo mủ ở chân răng, sưng nướu, sưng mặt. Biến chứng: Gây bệnh tim, xương, khớp, xoang. - HS thảo luận theo YC. - HS đại diện mỗi nhóm lên trình bày trước lớp. HS lớp bổ sung. - HS lắng nghe. Hoạt động 4: Cách dự phòng – Câu thuộc lòng GV hỏi: Để phòng tránh bệnh sâu răng, em phải làm gì ? HS thảo luận theo cặp và trả lời. - GV kết luận: Để phòng tránh bệnh sâu răng, chúng ta phải: - Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. -Hạn chế ăn bánh kẹo, quà vặt. -Điều trị sớm răng sâu và nên đi khám răng định kì Hoạt động 5:Ghi nhớ - Câu thuộc lòng GV treo bảng phụ phần ghi nhớ và câu thuộc lòng. -HS làm theo yêu cầu củaGV. -Đại diện HS phát biểu, HS lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. HS đọc ghi nhớ và thi đua học thuộc lòng 2. Củng cố –dặn dò: Trò chơi : Hái hoa dân chủ .Câu hỏi về bài học. HS mỗi tổ cử 1 bạn luân phiên tham gia , tổ nào trả lời đúng nhiều câu hỏi là thắng . Câu hỏi : Nguyên nhân nào răng em bị sâu ? Khi lỗ sâu đến ngà thì thế nào ? Khi lỗ sâu đến tủy (viêm tủy) thì thế nào ? Em làm gì để răng em không bị sâu ? - GV công bố kết quả, tuyên dương tổ thắng. - GV dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài 2 :Các thói quen xấu có hại cho răng, hàm. - HS mỗi tổ tham gia . - HS lắng nghe. DUYỆT CỦA TỔ CM Tân An, ngày tháng năm 2012 Nguyễn Thị Kim Tước

File đính kèm:

  • docT3.doc