I. MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Trả lời được các câu hỏi trong
-Kỹ năng: .SGKĐọc đúng các tên riêng nước ngoài ; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đấu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
-Thái độ: Giáo dục HS có ý chí vượt khó.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê SGK ; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời. Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
-HS: SGK
19 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc từng đề bài, suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa.
-Một số em nêu đề bài mình chọn.
Hoạt động 2: HS làm bài.
MT: Giúp HS làm hoàn chỉnh bài văn.
-Cho HS viết bài vào vở nộp cho GV chấm điểm
-Theo dõi, nhắc nhở thêm.
-Cả lớp làm bài vào vở, nộp bài.
4. Củng cố: -Thu bài cả lớp.
5.Nhận xét-Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS về nhà xem lại những điều đã học về tả cây cối. -Chuẩn bị bài sai: Trả bài văn miêu tả cây cối.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của nó.
-Kỹ năng: Tính được diện tích hình thoi.
-Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng phụ.
-HS: Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Diện tích hình thoi.
Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích hình thoi.
3. Bài mới: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
-Bài 1: Yêu cầu vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi
-Lưu ý đơn vị ở bài 1b.
-Bài 2: Yêu cầu đọc đề toán tóm tắt rồi giải
-HS TB, Y
-HS K-G
HS tính, sửa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (tt).
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
-Bài 3:
+Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách xếp 4 hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo hình thoi.
-Bài 4: Yêu cầu cắt và xếp hình như SGK
Xếp hình theo hướng dẫn
-Tính diện tích hình thoi theo công thức.
-Xem các hình vẽ SGK rồi thực hành trên giấy.
4. Củng cố: -Chấm bài, nhận xét.
5.Nhận xét-Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
KHOA HỌC
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
-Kiến thức, Kỹ năng: Nêu vai trò của nhiệt đới với sự sống trên Trái Đất.
-Thái độ: Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học
-GDBVMT: Giáo dục HS một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Hình trang 108, 109 SGK.
-HS sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Các nguồn nhiệt.
Gọi HS kể tên và nêu vai trò của một số nguồn nhiệt.
3. Bài mới: Nhiệt cần cho sự sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
MT: Giúp HS nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau
-Chia lớp thành 4 nhóm, cử Ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội.
-GV nêu cách chơi và luật chơi.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời.
-GV nhận xét, kết luận: Như mục Bạn cần biết SGK.
Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm được.
-Tiến hành cuộc chơi.
-Ban giám khảo hội ý, thống nhất điểm, tuyên bố với các đội.
Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
MT: Giúp HS nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng
-GV nêu câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
-GV nhận xét, kết luận: Như mục Bạn cần biết SGK.
-Sử dụng các kiến thức đã học để trả lời.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố: -Nêu ghi nhớ SGK.
5.Nhận xét-Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Nắm được cách đặt câu khiến (nội dung ghi nhớ).
-Kỹ năng: Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3)
-Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng phụ.
-HS: Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Câu khiến
Gọi HS nêu: Thế nào là câu khiến. Tác dụng của câu khiến.
3. Bài mới: Cách đặt câu khiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét.
MT: Giúp HS nắm cách đặt câu khiến tùy theo tình huống
-Hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK.
Mời 3 em lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau.
+Có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý.
Lưu ý HS: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh, cuối câu nên đặt dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
-Đọc yêu cầu BT.
-Làm bài.
Từng em đọc lại các câu khiến với giọng phù hợp.
Cả lớp nhận xét.
-Tự nêu 4 cách đặt câu khiến.
-Vài em đọc nội dung ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập.
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
-Bài 1: Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu kể đã cho ; có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý.
-Bài 2: Nhắc HS đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp.
-GV nhận xét, khen những em đặt câu đúng, nhiều câu, phù hợp với nghi thức xã giao.
-Bài 3, 4:
+Cách thực hiện tương tự 2 bài trên.
-GV nhận xét, cho điểm.
-1 em đọc yêu cầu BT.
-Trao đổi cùng bạn để làm bài.
-Tiếp nối nhau đọc kết quả, chuyển các câu kể thành các câu khiến.
Đọc yêu cầu BT.
-Suy nghĩ, đặt câu.
-Tiếp nối nhau đọc nhanh các câu mình vừa đặt.
-3 em làm bài trên giấy dán bài ở bảng lớp, đọc lại các câu đã đặt.
-Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố: -Gọi HS nêu lại phần ghi nhớ SGK.
5.Nhận xét-Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: Ôn thi giữa HKII
Thứ sáu, 9/3/2012
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
-Kiến thức, Kỹ năng: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn cũa GV.
-Thái độ: Giáo dục HS yêu thích viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng lớp, phấn màu để chữa lỗi chung.
-HS: Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. On định: Hát.
2. Bài cũ: Miêu tả cây cối: Kiểm tra viết.
3. Bài mới: Trả bài văn miêu tả cây cối.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Nhận xét chung.
MT: Giúp HS nắm ưu khuyết điểm bài đã làm.
-Viết đề bài đã kiểm tra ở bảng.
-Nhận xét kết quả bài làm:
+Những ưu điểm chính.Nêu vài ví dụ cụ thể kèm tên HS
+Những thiếu sót, hạn chế. Nêu vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS.
-Thông báo điểm số cụ thể. Chú ý chọn cách thông báo tế nhị với những bài điểm kém.
-Trả bài cho từng em.
-Theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
MT: Giúp HS chữa được bài của mình và của các bạn
-Hướng dẫn từng em sửa lỗi.
-Theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
-Hướng dẫn chữa lỗi chung:
+Chép các lỗi định chữa lên bảng.
+Chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
-Mỗi em đọc lời phê của thầy cô, những chỗ chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
-Vài em lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lỗi tự chữa trên nháp.
-Trao đổi về bài chữa ở bảng.
-Chép bài chữa vào vở.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn hay, bài hay.
MT: Giúp HS thấy được những cái hay qua những bài, những đoạn được nghe.
-Đọc những đoạn hay, bài hay trong lớp hoặc sưu tầm.
-Trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn, của bài được nghe ; từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
-Mỗi em chọn 1 đoạn trong bài của mình, viết lại theo cách hay hơn.
4. Củng cố: -Khen những em làm việc tốt trong tiết học.
5.Nhận xét-Dặn dò: -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: Ôn thi giữa kì II
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi và một số đặc điểm của nó.
* Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3 các bài còn lại dành cho HS G, K
2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật ; các công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Phấn màu.
-HS: Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.Sửa các bài tập về nhà.
3. Bài mới: Luyện tập chung.
a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
*Bài 1:
*Bài 2:
+ Tổ chức cho HS làm tương tự bài 1 rồi chữa bài.
Hoạt động lớp.
-Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK, lần lượt đối chiếu các câu trả lời a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào đúng, câu nào sai rồi chọn chữ tương ứng.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (tt).
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
*Bài 3:
*BÀI 4
Hoạt động lớp.
-Lần lượt tính diện tích của từng hình.
-So sánh số đo diện tích của các hình và chọn số đo lớn nhất.
-Kết luận: Hình vuông có diện tích lớn nhất.
-Làm bài vào vở rồi chữa bài.
GIẢI
Nửa chu vi hình chữ nhật: 56: 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật:28 – 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật:18 x 10 = 180 (m2)
Đáp số: 180 m2
4. Củng cố: -Chấm bài, nhận xét. -Các nhóm cử đại diện thi đua tính diện tích các hình ở bảng.
5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Làm các bài tập tiết 136 sách BT.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I / MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua
- GV đề ra kế hoạch tuần 28
II / CHUẨN BỊ :
- HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng
- GV: kế hoạch tuần
III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
*Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần qua:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ
- Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp
- GV nhận xét đánh giá chung
+ Tuyên dương :
+ Phê bình :
*Hoạt động 2 : Triển kế hoạch tuần 28
+ Đạo đức: Thực hiện tốt theo các chuẩn mực đạo đức đã học. Chấp hành nội qui trường lớp.
+ Học tập : - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Tích cực phát biểu ý kiến,
- Thực hiện chép bài vào vở tập chép
+ Vệ sinh : - Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Giữ trường lớp xanh – sạch – đẹp
+ Thể dục : - Thực hiện đầy đủ, chính xác các động tác bài thể dục giữa giờ.
IV / KẾT THÚC : - GV nhận xét đánh giá tiết sinh hoạt.
DUYỆT CỦA TỔ CM
DUYỆT CỦA BGH
Nguyễn Thị Kim Tước
File đính kèm:
- TUAN 27.doc