Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 20

I - Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.

 - Biết đọc, viết phân số.

II - Đồ dùng dạy - học:

Bộ đồ dùng dạy học toán, một số hình vẽ trong SGK.

II - Các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

 - GV đưa bảng phụ hình vẽ yêu cầu HS ghi số biểu diễn

 - Nêu ý nghĩa?

 

doc33 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch (14-16’) + Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch,tuyên truyên,cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Cách tiến hành: * Bước1: Tổ chức và hướng dẫn. - Chia lớp thành 4 nhóm. - GV giao việc: + Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Phân công việc cho mỗi tổ viên. * Bước 2:Thực hành vẽ tranh. - Nhóm trưởng điều khiển ,G theo dõi và giúp đỡ mỗi nhóm . - Bước 3:Trình bày và đánh giá. - Các nhóm dán tranh lên bảng,cử 1 bạn nên trình bày ý tưởng của nhóm mình. - Các nhóm thông qua bản cam kết. à GV khen những bức tranh vẽ đẹp,ý tưởng hay. * Hoạt động 4: Củng cố. (3-5’) - Hỏi nên làm những việc gì để bảo vệ bầu không khí? Không nên làm những việc gì để bảo vệ bầu không khí? - HS đọc mục Bạn cần biết/sgk. - Dặn dò luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 5: Kĩ thuật Vật liệu dụng cụ trồng rau, hoa I. Mục tiêu: - HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để chăm sóc rau, hoa. - Biết sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo ATLĐ khi sử dụng các dụng cụ này. II. Đồ dùng dạy học: - Hạt giống, một số loại phân hoá học,phân vi sinh, cuốc cào,... III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài( 1') 2. Nội dung: HĐ1: Những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.(13-17-5') - HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. ? Nêu tên và tác dụng của những vật liệu cần thiết thường dược sử dụng khi trồng rau, hoa? * + Nhận xét, bổ sung. + KL: Có nhiều loại hạt giống, phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, nơi nào có đất thì đều trồng đươch rau, hoa. HĐ2: Các dụng cụ được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.(15-17') - HS đọc mục 2 GSK vận dụng vốn hiểu biết thảo luận nhóm 2(5') - Nêu đặc điểm, hình dạng,cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng chăm sóc rau, hoa? - HS làm phiếu bài tập nhóm Tên dụng cụ Cấu tạo Cách sử dụng - Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung. * KL: Nhắc nhở HS thực hiện vệ sinh, an toàn lao động . Bổ sung : Trong sản xuất nông nghiệp còn sử dụng cày, bừa, máy làm cỏ,.. 3. Củng cố - dặn dò ( 3-5') - HS đọc mục ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009 Đồng chí Nguyễn Thị Thu dạy. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009 Tiết 1: Toán Phân số bằng nhau I - Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số. - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số. II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy toán. III - Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Viết 1 phân số lớn hơn 1, bằng 1, bé hơn 1. * Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) HĐ 2.1. Ví dụ: - GV đưa ra hai băng giấy dài bằng nhau. - Băng giấy thứ nhấtchia làm 4 phần đã tô màu ba phần. - Yêu cầu HS nêu phân số biểu diễn số phần đã tô màu? - Băng giấy thứ hai chia 8 phần bằng nhau đã tô màu 6 phần. - Yêu cầu HS nêu phân số biểu diễn số phần đã tô màu? - Yêu cầu HS so sánh số phần đã tô màu của 2 băng giấy? - So sánh băng giấy và băng giấy? à Rút nhận xét: = HĐ 2.2: Rút ra tính chất cơ bản của phân số: - Em có nhận xét gì về hai phân số và phân số ? - Cùng nhân tử số và mẫu số của phân số với số nào để được phân số ? à Nếu ta nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. - Ta phải cùng chia cả tử số và mẫu số của phân số cho mấy để được phân số ? - Vậy nếu ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số như thé nào với phân số đã cho? à Đó chính là tính chất cơ bản của phân số SGK/111 - HS đọc tính chất cơ bản của phân số SGK. * Hoạt động 3: Luyện tập. (17-19’) Bài 1/112: VBT(5-7') - Kiến thức : Củng cố cách viết các phân số bằng nhau. - Chốt: Làm như thể nào để được một phân số bằng phân só đã cho? Bài 2/112 . Nháp(4-5') - Chốt:Nếu nhân( hoặc chia) số bị chia và số chia với ( cho) cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương như thế nào? Bài 3/112. Vở (5-7') - Kiến thức : Củng cố tính chất cơ bản của phân số. * DKSL:HS còn lúng túng chư a dụa vào phân số đàu để tìm các phân số sau. * Hoạt động 4: Củng cố. (2-3’) - Yêu cầu HS nêu tính chất cơ bản của phân số? * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 2: Thể dục Đi chuyển hướng phải trái - trò chơi: lăn bóng bằng tay. I- Mục tiêu: - Ôn đi chuyển hướng phải trái yêu cầu đi đúng hướng. - Trò chơi: “lăn bóng bằng tay ” yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình. II - Địa điểm - phương tiện: - Sân tập vệ sinh an toàn. - Còi. I - Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Thời gian Phương pháp A. Phần mở đầu: 1.ổn định tổ chức lớp. - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động. - Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. B. phần cơ bản: 1) Đội hình đội ngũvà bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. - Ôn đi đều - Ôn đi chuyển hưóng phải trái. 2) Trò chơi: lăn bóngbằng tay - GV nêu tên trò chơi. + GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình. C. Phần kết thúc: - Tập một số động tác thả lỏng. - Hệ thống lại bài. - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 6à 10 phút 20 à 22 phút 10- 12phút 3- 4 phút 6- 8 phút 7- 8 phút 4 à 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp, chào, báo cáo. - Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai -Giậm chân tai chỗ vỗ tay, hát. - HS chơi trò chơi. - Lớp trưởng điều khiển + Cả lớp tập. + Tập liên hoàn. - Gv điều khiển. + Cả lớp tập. + Đội hình 2 hàng dọc. - HS tập theo tổ - Giải thích cách chơi, luật chơi. - HS chơi thử một lần. - HS toàn lớp cùng chơi. - đội hình 2 hàng dọc. - HS tập theo đội hình 3 hàng ngang. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 3: Tập làm văn Luyện tập giới thiệu địa phương I - Mục đích yêu cầu: - HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu . Nét mới ở Vĩnh Sơn . - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương . II - Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em (GV và HS sưu tầm) - Bảng phụ viết dàn ý của lời giới thiệu . III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') Một bài văn miêu tả đồ vật gồm có mấy phần? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' ) 2. Hướng dẫn HS luyện tập (32-34’) Bài 1/19: Miệng ( 10-12') - Bài yêu cầu gì? - Bài 1 có mấy yêu cầu. * GV nhận xét và chốt: a) Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn. b) Những nét đổi mới: đã biết trồng lúa nước, nghề nuôi cá phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện... à Nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu về một bài giới thiệu.Dựa vào bài mẫu đó các em có thể lập một dàn ý. - GV treo dàn ý trên bảng phụ. Bài 2/ 19: Miệng ( 20-22') - Đề bài yêu cầu gì? - Em nên kể về những nét đổi mới gì? - Khi kể em cần chú ý dựa vào dàn ý ở bài 1 để làm. - GV hướng dẫn HS nhận xét: nhận xét bài của bạn về nội dung, câu văn, cách dùng từ, cách diễn đạt. - GV tuyên dương những HS giới thiệu về địa phương mình tự nhiên. * DKSL: HS Kể diễn đạt hay rườm rà,từ ngữ sử dụng chưa đúng và còn lặp. - HS đọc yêu cầu=> nêu. - HS đọc thầm bài văn và 2 câu hỏi. - Có hai yêu cầu. - HS trình bày cá nhân trước lớp. - HS nêu: + Giới thiệu chung về địa phương. + Giới thiệu những nét đổi mới ở địa phương. + Nêu kết quả đổi mới. - HS đọc dàn ý - HS đọc yêu cầu=> nêu. - Phát triển phong trào trồng cây... - HS trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp. C. Củng cố - dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về tập giới thiệu cho người thân nghe. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiết 4: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ I - Mục đích yêu cầu: - Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của HS - Cung cấp cho HS một số câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ. II - Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, từ điển. III - Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: (3-5') - Đặt một câu kể Ai làm gì? tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu đó? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1' ) 2. Hướng dẫn HS luyện tập (32-34’) Bài1.Bảng con (10-12') - GV nhận xét và yêu cầu HS giải nghĩa,hoặc đặt câu với một số từ. à Những từ ngữ đó thuộc chủ đề nào? Bài 2: Miệng (5- 7') - Đề bài yêu cầu gì? - Chốt: Các môn thể thao có tác dụng gì cho sức khoẻ? Bài 3: Vở (8-10') - GV chấm điểm nhận xét. - Các thành ngữ em tìm được thuộc chủ điểm gì? Bài 4: Nhóm 2 ( 5-7') à GV nhận xét và chốt câu tục ngữ muốn nói với chúng ta: Ăn được ngủ được sẽ có sức khoẻ tốt. Có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên. - HS đọc yêu cầu,đọc mẫu - HS làm bảng con. - HS đọc lại các từ trong bài 1: a) tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy,ăn uống điều độ, an dưỡng, nghỉ mát... b) vạm vỡ lực lưỡng, cân đối rắn rỏi, cường tráng, nhanh nhẹn, dẻo dai... - HS trả lời - HS đọc yêu cầu=> nêu. - HS nêu miệng cá nhân. - HS kể trước lớp: bóng đá, bóng bầu dục, bóng chuyền, nhảy cao... - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở=> chữa miệng. - HS đọc lại các thành ngữ. - HS nêu - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi (2') - HS trình bày câu trả lời. C. Củng cố dặn dò (2-4’) - Nêu một số thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề sức khoẻ? - Học thuộc các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề sức khoẻ. * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: .......................................................................................................................................... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan20.doc
Giáo án liên quan