Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 2

I - Mục đích - Yêu cầu.

1. Đọc lưu loát toàn bài:

- Biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng tình huống biến chuyển của truyện phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.

2. Hiểu nội dung của bài:

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, gét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

II - Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh họa SGK.

 

doc22 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức. - Từ dùng để làm gì? - Tạo nên câu. à Rút ghi nhớ SGK. - H đọc ghi nhớ. c. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Nhóm miệng. - H đọc yêu cầu. - H làm SGK. - Những từ nào là từ đơn, từ nào là từ phức? Bài 2: - H đọc yêu cầu. - G giải thích từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từ. - H làm việc theo nhóm. Bài 3: - H đọc yêu cầu. - H làm miệng. - G sửa sai từng câu cho H. d. Củng cố - Dặn dò: (2 - 4’) - Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ. - Thế nào là từ phức? Cho ví dụ. - Nhận xét tiết học. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ngày tháng năm 2006 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. mục đích - yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người và người. - Trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - H chăm chú nghe lời bạn kể. II. Đồ dùng dạy học - Một số truyện về lòng nhân hậu. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (2 - 3’) - Hai học sinh kể chuyện “Nàng tiên ốc”. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: (1 - 2’) b. Tìm hiểu đề: (6 - 8’) - H đọc yêu cầu đề bài. - G gạch từ trọng tâm. - H cả lớp đọc thầm gợi ý. - 1 H đọc to gợi ý. - H giới thiệu truyện đã chọn. - H đọc thầm dàn bài kể chuyện mục 3/SGK. c. H kể: - H kể theo nhóm 4. - H nhận xét. d. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: - Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? - Chi tiết nào trong câu chuyện làm em cảm động nhất? - Bạn thích nhân vật nào? - H nêu ý nghĩa câu chuyện e. Củng cố - Dặn dò: (2 - 4’) - G nhận xét tiết học. - Dặn dò chuẩn bị tiết sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thửự ngaứy thaựng naờm 2006 Tập đọc Người ăn xin I - Mục đích - Yêu cầu. - Đọc lưu loát toàn bài nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ, lời nói. - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. II - Đồ dùng dạy học. - Tranh minh họa SGK. III - Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’) - H đọc bài Thư thăm bạn. - Nêu tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: (1 - 2’) Người ăn xin. b. Luyện đọc đúng: - 1 H đọc toàn bài - cả lớp đọc thầm và xác định đoạn. - Bài chia làm mấy đoạn? - 3 đoạn. - 3 H đọc nối tiếp đoạn. - Luyện đọc đoạn. * Đoạn 1: + Câu 5, 6. - Đọc đúng câu cảm, giãn dòng ở “Chao ôi”, nhấn ở “gặm nát, xấu xí”. - H đọc câu. - Hỏi: Lọm khọm gợi tả cho ta thấy điều gì? - H trả lời. - Đỏ đọc là màu đỏ như thế nào? - H trả lời. - Giàn giụa, thảm hại gợi tả điều gì? - H trả lời. - Hướng dẫn đọc Đ1. - H luyện đọc Đ1 theo dãy. * Đoạn 2: + Câu 4: Đọc đúng âm l (lẩy bẩy) - H đọc câu. + Câu 7: Giọng đọc thể hiện sự ân cần của cậu bé, cao và nhấn giọng ở không có gì? - H đọc câu. - Hướng dẫn đọc đoạn 2. - H luyện đọc Đ2 theo dãy. * Đoạn 3: + Câu 3, 4: Giọng đọc trầm, giãn giọng, nhấn ở cảm ơn, đã cho. - H đọc câu. - Hỏi: Nhìn chằm chằm là nhìn như thế nào? - H trả lời. - Hướng dẫn đọc Đ3. - H luyện đọc Đ3 theo dãy. - H đọc N2. - Hướng dẫn đọc toàn bài: Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu. - 3 H đọc toàn bài. - G đọc mẫu toàn bài. c. Tìm hiểu bài: (10 - 12’) - H đọc thầm Đ1. - Hỏi câu hỏi 1 SGK - H trả lời. - Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương đến vậy? - H trả lời. à Chốt ý và yêu cầu đọc thầm Đ2. - H trả lời. - Hỏi em hiểu thế nào là lẩy bẩy? - H trả lời. à Chốt ý và yêu cầu đọc thầm Đ3. - H đọc thầm Đ3. - Hỏi: Khi cậu bé không có gì cho ông lão, ông lão nói gì với cậu bé? - H trả lời. - Theo em cậu bé đã cho ông lão những gì? - H trả lời. - Sau câu nói của ông lão cậu bé cảm thấy cũng nhận được chút gì đó ở ông lão. Theo em cậu bé nhận được gì? - H trả lời. à Chốt ý và yêu cầu 1 H đọc to cả bài. - 1 H đọc bài. * Chốt nội dung bài: d. Luyện đọc diễn cảm: (10 - 12’) - Hướng dẫn đọc Đ1. - 2 H đọc Đ1. - Hướng dẫn đọc Đ2. - 2 H đọc Đ2. - Hướng dẫn đọc Đ3. - 2 H đọc Đ3. - Hướng dẫn đọc toàn bài: Đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự thương cảm của cậu bé và sự xúc động của ông lão. - Đọc mẫu. - 2 H đọc toàn bài. e. Củng cố: (2 - 4’) - Cậu bé trong truyện là người như thế nào? - Dặn dò về nhà. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ngày tháng năm 2006. Tập làm văn Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật I. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện. - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài vưn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp. II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: (3 - 5’) - Nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết trước. - Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý những gì? Lấy ví dụ cách tả ngoại hình nhân vật trong truyện: Người ăn xin để minh hoạ. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: (1 - 2’) b. Hình thành kiến thức: (13 - 15’) * Nhận xét: - Có mấy yêu cầu. - GV chữa. 1) ... ý nghĩ: + “Chao ôi ....nào!” + Cả tôi ....ông lão ... lời nói: “Ông đừng....cả”. 2) HS trả lời miệng: - HS đọc. - 3 yêu cầu (1,2,3). - Đọc thầm lại bài: Người ăn xin. - HS làm VBT. - HS làm VBT nhóm đôi. - HS trình bày. -> ý nghĩ và lời nói đã phần nào cho ta biết được tính cách của cậu bé. 3) - HS trả lời. GV chốt: Cách a kể lại nguyên văn (lời dẫn trực tiếp). Cách b kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp). * Ghi nhớ: - Tại sao khi kể chuyện phải kể ý nghĩ và lời nói của nhân vật? - Có mấy cách kể lại ý nghĩ và lời nói của nhân vật? -> Ghi nhớ: /32 c. Hướng dẫn luyện tập: (17 - 19’) Bài 1/32 - Bài 1 yêu cầu gì? - Thế nào là lời nói trực tiếp? lời dẫn gián tiếp. - GV chấm, chữa. Bài 2/32 - Gv giải thích, yêu cầu. - Gv gợi ý (như SGV/89) - Gv chấm VBT. - GV chữa. Bài 3/32 Bài này có gì khác bài 2. - Gv chữa. - GV hỏi HS làm đúng: Em đã làm như thế nào bài tập này? - HS nêu. - HS trả lời. - HS đọc. - HS đọc yêu cầu. - Trực tiếp: kể lại nguyên văn lời của nhân vật. Gián tiếp: kể lại bằng lời của người kể chuyện? - HS làm VBT. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày. - HS đọc yêu cầu. - HS làm VBT. - HS làm việc nhóm đôi. - 1 HS làm bảng phụ. - HS đọc yêu cầu. - Ngược lại. - HS làm VBT. - HS trình bày + Xác định rõ lời đó là của ai nói với ai. + Thay đổi từ xưng hô. + Bỏ dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. d. Củng cố, dặn dò: (2 - 4’) - HS đọc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nhân hậu và đoàn kết I. mục đích - yêu cầu - Mở rộng vốn từ theo chu điểm nhân hậu, đoàn kết. - Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên. - Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5) - Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? - Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1 - 2’) b. Hướng dẫn thực hành: (32 - 34’) Bài 1: + H đọc yêu cầu. - Yêu cầu H sử dụng từ điển và tra từ. + H sử dụng từ điển. + Hoạt động nhóm. + Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ. - G hỏi H về nghĩa của một số từ. Bài 2: + H đọc yêu cầu. - G yêu cầu H làm vào vở. + H làm vở. + H trình bày bài làm. - Nhận xét, sửa chữa, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: + H đọc yêu cầu. - G hướng dẫn cách chọn phần a. + H tự làm bài. - Gọi H nhận xét bài của bạn. - Chốt lại lời giải đúng. - Em thích câu thành ngữ nào nhất? Vì sao? - Tự do phát biểu. Bài 4: - H đọc yêu cầu. - G: Muốn hiểu được các thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen. + Thảo luận nhóm 2. + Các nhóm phát biểu. c. Củng cố - Dặn dò: (2 - 4’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ngày tháng năm 2006 Tập làm văn Viết thư I. mục đích - yêu cầu - Biết được mục đích của việc viết thư. - Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. - Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu, lời lẽ chân thành, tình cảm. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, giấy bút. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’) - Cần kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật để làm gì? Có những cách nào kể lại lời nói của nhân vật. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1 - 2’). b. Hình thành khái niệm: (13 - 15’) + H đọc yêu cầu. - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương, mất mát lớn. - Người ta viết thư để làm gì? + Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm. - Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có nội dung gì? + Nêu lí do, mục đích viết thư. + Thăm hỏi tình hình người nhận thư. + Thông báo tình hình của người viết thư. + Nêu ý kiến cần trao đổi, bày tỏ tình cảm. - Qua bức thư em đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc thế nào? + Đầu thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời thưa gửi. + Cuối thư: Ghi lời chúc, lời hứa, tên và chữ kí. - G yêu cầu H đọc “Ghi nhớ”. c. Hướng dẫn luyện tập (17 - 19’) + H đọc đề bài. - G gạch chân từ trọng tâm. - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? + Một bạn ở trường khác. - Thư viết cho bạn cùng tuổi phải xưng hô thế nào? + Bạn, cậu, mình. + Hỏi thăm và kể cho nghe tình hình ở lớp, ở trường. + Sức khoẻ, việc học hành... - Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì? + Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại. + H thực hành viết vào vở. - G chấm chữa, nhận xét. d. Củng cố - Dặn dò: (3 - 5’). - G nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • doctuan 2.doc
Giáo án liên quan