Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 1 đến tuần 5

I.Mục tiêu:

- HS biết cách khâu đột thưa và vận dụng khâu đột thưa vào thực tế

- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.

III.Các hoạt động dạy- học:

II.Đồ dùng dạy- học:

- G: Mẫu đường khâu đột thưa.

- H, G: Bộ dụng cụ kĩ thuật cắt may.

III.Các hoạt động dạy- học:

1. HĐ 1 : Quan sátvà nhận xét mẫu.

- H quan sát đường khâu đột thưa trên vải ( phóng to).

- H quan sát và nhận xét.

? Các mũi khâu ở mặt phải như thế nào?

? Các mũi khâu ở mặt trái có giống mặt phải không?

- H quan sát hình vẽ mô tả lại ở trên bảng.

- G nhận xét và kết luận : Ở mặt phải các mũi khâu cách đều nhau giống như đường

doc60 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy các môn khối 4 - Tuần 1 đến tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm vở. – HS đổi vở kiểm tra bài. – GV chấm đ/s nhận xét. - H nêu miệng bài toán, nhận xét, bổ sung. => Chốt kiến thức : Củng cố cách tìm trung bình cộng của nhiều số. * Bài 4 : + Kiến thức : Giải bài toán hợp về tìm số trung bình cộng . – H đọc đề bài. – HS làm vở. – HS đổi vở kiểm tra bài. – GV chấm đ/s nhận xét => Chốt kiến thức : Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số cần xác định được các số, số các số hạng rồi áp dụng quy tắc. * Bài 5 : + Kiến thức : Giải bài toán ngược về số trung bình cộng. - H đọc đề bài, - HS làm nháp và nêu miệng cách giải. - G hướng dẫn nếu nhiều H chưa nắm được. => Chốt kiến thức : Khi biết trung bình cộng của bao nhiêu số đem trung bình cộng nhân với bấy nhiêu sẽ tìm ra tổng của các số đó. 3.HĐ 3 : Củng cố, dặn dò ( 3-5’) ? Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số? ? Nêu cách tìm tổng của nhiều số khi biết trung bình cộng của chúng? * Dự kiến sai lầm : - Xác định sai số ô tô, đem chia tổng hai số tìm được cho 2 để tìm trung bình của 9 xe. ( bài 4). * Rút kinh nghiệm : ........... ********************************************************************* Kĩ thuật Tiết 4 : Khâu thường ( Tiết2 ) I.Mục tiêu: - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II.Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:Vải, kéo, phấn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Thực hành -Nhắc lại kĩ thuật khâu thường? -2HS thực hiện khâu mẫu để KT các thao tác: cầm vải, cầm kim, vạch dấu và khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. -HS cả lớp thực hành khâu trên vải. => GV: Quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. 2.Hoạt dộng 2 : Đánh giá KQ HT - HS trưng bày sản phẩm. +GV nhận xét đánh giá kết quả theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. -HS đọc phần ghi nhớSGK 3.Củng cố-Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV cho đọc phần ghi nhớ. ********************************************************************* Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009 thể dục Bài 10 : Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái Đổi chân khi đi đều sai nhịp - Trò chơi : Bỏ khăn. I.Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác : quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại đổi chân khi sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh - Trò chơi: Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. II.Chuẩn bị dụng cụ: Sân tập, Còi; 1-->2 Chiếc khăn tay. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Phương pháp 1. Phần mở đầu : (6 - 10phút) - Phổ biến nội dung, yêu cầu - Khởi động. 2. Phần cơ bản. - +Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp. ( 10-12 phút) - Chơi trò chơi : Bỏ khăn ( 6- 8 phút) 3. Phần kết thúc: ( 4 - 6 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học , chấn chỉnh đội ngũ. - HS chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. - HS chạy nhẹ nhàng quanh sân tập ( 200- 300m). - GV điều khiển cả lớp tập ( 2 lần) - HS chia tổ luyện tập. Tổ trưởng điều khiển - GV quan sát , nhận xét, sửa sai cho HS. - GV điều khiển cho cả lớp tập 1 lần . Các tổ thi đua trình diễn. - GV nêu tên trò chơi. - GV nêu cách chơi, luật chơi - GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS tích cực trong khi chơi. - HS vỗ tay theo nhịp , hát. - GV hệ thống lại bài và nhận xét đánh giá kết quả giờ học . toán Tiết 24 : Biểu đồ I- Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. - Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ tranh. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, một số biểu đồ. III- Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1 : Kiểm tra bài cũ (3-5' ) - HS làm bảng con: Tìm TBC của 96, 121 và 143. ? Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số? 2.HĐ2 : Dạy bài mới (12’-15’) *HĐ 2.1- Nhận biết biểu đồ tranh, đọc số liệu trên biểu đồ ? Tranh chia làm mấy cột ? Nội dung mỗi cột nói về điều gì ? ? Nhìn vào tranh cho biết số con của mỗi gia đình ? => Bức tranh vừa quan sát và đọc số liệu gọi là biểu đồ tranh *HĐ 2.2- Phân tích số liệu trên biểu đồ : ? Gia đình nào cùng số con ? Gia đình cô Hồng có mấy con ? ? 5 gia đình có tất cả bao nhiêu người con ? => Việc làm vừa rồi là phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. 3. HĐ 3 : Luyện tập * Bài 1: + Kiến thức : Đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ. - H đọc bài, xem biểu đồ, thảo luận nhóm đôi ghi kết quả thảo luận ra nháp. - G kiểm tra qua cách nêu kết quả của từng phần của các nhóm. => Chốt kiến thức: Quan sát nội dung, các đối tượng trong biểu đồ. Dóng hàng cột để biết các chi tiết cụ thể. * Bài 2 : + Kiến thức : Xử lý các số liệu trên bản đồ. - HS đọc bài, xem biểu đồ, làm vở ( trả lời các câu hỏi). - GV chấm Đ/S. => Chốt kiến thức: Củng cố cách phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. 4.HĐ4 : Củng cố - Chữa bài 2. - Nhận xét tiết học. * Dự kiến sai lầm : H nêu ngay kết quả xử lý mà không thể hiện bằng phép tính. * Rút kinh nghiệm : ........... ********************************************************************* Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009 toán Tiết 25 : Biểu đồ ( tiếp theo) I- Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột. - Bước đầu sử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, Một số biểu đồ cột. III- Các hoạt động dạy học: 1.HĐ1 : Kiểm tra bài cũ (3-5' ): - G treo biểu đồ về số thóc thu hoạch của gia đình bác Thảo năm 2003-> 2005 - HS làm bảng con: Trong 3 năm gia đình bác Thảo thu hoạch được tất cả bao nhiêu thóc? Năm nào thu hoạch được nhiều nhất ? Năm nào thu hoạch được ít nhất? 2.HĐ2 : Dạy bài mới (12’-15’) *HĐ2.1- Giới thiệu biểu đồ hình cột: - G treo biểu đồ ( SGK / 30 ) – H quan sát biểu đồ và trả lời : ? Hàng dưới ghi gì ? ? Các số ghi ở cột bên trái biểu thị điều gì ? ? Mỗi cột biểu diễn điều gì ? ? Nêu ý nghĩa các chỉ số ghi trên đầu mỗi cột ? *2.2- Cách đọc thông tin trên biểu đồ hình cột - Nêu tên 4 thôn có trên biểu đồ ? - Số chuột diệt được ở mỗi thôn là bao nhiêu? - Nếu không dựa vào số liệu, làm thế nào để biết thôn nào diệt được nhiều chuột; thôn nào diệt được được ít chuột nhất? =>Muốn đọc được số liệu trên biểu đồ hình cột cần phải nắm được những gì? 3.HĐ3: Luyện tập (15’-'17’) * Bài 1 : + Kiến thức : Đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột - H đọc bài, xem biểu đồ, thảo luận nhóm đôi ghi kết quả thảo luận ra nháp. - G kiểm tra qua cách nêu kết quả từng phần của mỗi nhóm. => Chốt kiến thức: Muốn đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột phải xem rõ biểu đồ biểu diễn cái gì ? Có mấy đối tượng so sánh? Số liệu của mỗi đối tượng như thế nào? So sánh sự hơn kém, bằng nhau giữa các đối tượng. * Bài 2 : + Kiến thức : Hiểu biểu đồ và xử lý số liệu trên biểu đồ cột. - H đọc và làm phần a/ SGK, đổi SGK nhận xét. - G chữa bài, thống nhất biểu đồ hoàn chỉnh. - H làm phần b vào vở . – GV chấm đ / s nhận xét. => Chốt kiến thức: Củng cố cách phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột. 4.HĐ 4 : Củng cố, dặn dò. - Chữa bài 2/b . * Dự kiến sai lầm : - H không ghi phép tính tìm số trả lời cho các câu hỏi. * Rút kinh nghiệm : ........... ************************************************ Khoa học Bài 10: ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn I.Mục tiêu: HS biết: - Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. - Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. II.Đồ dùng dạy- học: Hình vẽ SGK / 22, 23. Một số sản phẩm rau tươi ( héo, úa ...) ; đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp. - Tháp dinh dưỡng cân đối SGK/ 17. III.Các hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động1:Kiểm tra ( 2- 3’) ? Tại sao cần sử dụng phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? ? Muối i-ốt có tác dụng gì? 2.Hoạt động2: Hoạt động cá nhân (6-7’ ) a) Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày b) Cách tiến hành: + Bước 1: HS quan sát tháp dinh dưỡng cân đối . So sánh lượng rau, quả chín khuyên dùng hàng tháng so với các nhóm thức ăn khác? + Bước 2 : GV điều khiển cả lớp TLCH: ? Hàng ngày em vẫn ăn những loại rau quả nào? ? ích lợi của việc ăn rau quả? c) Kết luận : ăn nhiều rau quả để cung cấp đủ Vitamin , chất khoáng cho cơ thể; Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón 3.Hoạt động3: Quan sát - thảo luận ( 8-9’) a)Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch, an toàn b)Cách tiến hành: +Bước1: Làm việc theo nhóm đôi: -G yêu cầu HS quan sát hình 3,4- SGK/23 ;đọc mục Bạn cần biết để cùng nhau trả lời câu hỏi: Thế nào là thực phẩm sạch, an toàn? +Bước 2: Làm việc cả lớp: Các nhóm trình bày kết quả theo cặp. GV nhận xét, bổ sung theo gợi ý (SGV/56) c)Kết luận : Thực phẩm sạch, an toàn là: nuôi trồng đúng qui trình, hợp vệ sinh, chế biến, quản lí hợp vệ sinh; Thực phẩm giữ được dinh dưỡng , không gây hại cho người sử dụng... 4.Hoạt động 4: Thảo luận (10-12’) a) Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm b) Cách tiến hành: + Bước 1: Thảo luận nhóm. G chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: - Nhóm 1: Cách chọn thức ăn tươi, sạch và cách nhận ra thức ăn ôi thiu. - Nhóm 2: Cách chọn đồ hộp và những thức ăn đóng gói. - Nhóm 3: Sử dụng nước sạch để rửa, nấu thức ăn. Sự cần thiết phải nấu chín thức ăn . + Bước 2 : Làm việc cả lớp. Các nhóm trình bày kết quả ( có thể đưa vật thật để minh hoạ) GV / HS nhận xét, bổ sung. c)Kết luận : Chọn rau quả tươi : còn nguyên vẹn , lành lặn; cảnh giác với những loại quá “mập”; Màu sắc tự nhiên; Cầm thấy nặng tay. 5. Củng cố-Dặn dò: ( 3’): - H đọc mục Bạn cần biết? - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị tiết sau. *********************************************************************

File đính kèm:

  • docTUAN 15.doc
Giáo án liên quan