Giáo án giảng bài Tuần 19 - Lớp 5

Tập đọc:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.

I-Mục tiêu:

1.Biết đọc đúng một văn bản kịch.

-Đọc phân biệt lời nhân vật và lời tác giả.

-Đọc đúng ngữ điệu các câu kể,câu hỏi,câu khiến,câu cảm,phù hợp với tính cách,tâm trạng của từng nhân vật

-Biết phân vai,đọc diễn cảm đoạn kịch.

2.Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch:Tâm trạng day dứt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành,trăn trở tìm con đường cứu nước,cứu dân.

II-Đồ dùng:

-Tranh mimh họa bài đọc trong SGK

-Bến cảng nhà Rồng.

III-Hoạt động dạy học:

A-Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm Người công dân.

 

doc23 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 19 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà vẽ một hình tròn bán kính 2 cm lên bìa cứng;cắt và mang tới lớp. _____________________________ Địa lí Châu á I. Mục tiêu Học xong bài này HS: Nhớ tên các châu lục, đại dương. Biết dựa vào bản đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á. Nhậ biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu á. Đọc được tên các đồng bằng lờn ,núi cao của châu á. Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết được chúng thuộc khu vực nào của châu á. II Đồ dùng dạy học Quả địa cầu. Bản đồ tự nhiên châu á. III .Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới *HĐ1 Tìm hiểu vị trí đại lí, giới hạn châu á - HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi + Mô tả vị trí địa lí châu á + Nhận xết vị trí dịa lí châu á. *HĐ2 Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu á HS quan sát hình 3, sử dụng phần chú giảI để nhận biết các khu vực châu á Trả lới câu hỏi trong phần 2 SGK. + Chỉ và đọc tên các dãy núi cao và đồng bằng lớn của châu á. - GV kết luận: Châu á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích. IV. Củng cố dận dò - GV nhận xét tiết học ___________________________ Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép. I-Mục tiêu: -Nắm được cách nối các vế trong câu ghép:nối bằng từ có tác dụng nối(các quan hệ từ),nối trực tiếp(không dùng từ nối). -Phân tích được cấu tạo của câu ghép,biết đặt câu ghép. II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết trước. B-Bài mới: *HĐ1: Giới thiệu bài: *HĐ2: Phần nhận xét. -Hai HS đọc tiếp nối bài tập 1.Cả lớp theo dõi SGK. -HS đọc lại các câu văn,đoạn văn,dùng bút chì gạch chéo để phân tích 2 vế câu ghép. -Từ kết quả phân tích trên,các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? Là những cách nào?(Hai cách: dùng từ có tác dụng nối;dùng dấu câu để nối trực tiếp) *HĐ3: Phần ghi nhớ: HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. *HĐ4: Phần luyện tập. Bài 1: -HS đọc y/c bài tập 1. -Cả lớp đọc thầm lại các câu văn và tự làm bài. -HS phát biểu ý kiến. Bài 2: -HS đọc y/c của bài. -HS tự viết đoạn văn và tiếp nối nhau trình bày đoạn văn. III-Củng cố,dặn dò: -HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép. -GV nhận xét tiết học.Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. _____________________________ Chính tả.(nghe-viết) Bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. -Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Giới thiệu bài: *HĐ2: Hướng dẫn HS nghe-viết. -GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.Cả lớp theo dõi SGK. -HS đọc thầm lại bài chính tả. -bài chính tả cho em biết điều gì? -GV nhắc HS chú ý những tên riêng cần viết hoa -GV đọc chính tả cho HS viết, -GV đọc lại bài chính tả,cho HS đổi vở cho nhau rà soát lỗi. -GV chấm một số bài. *HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Nhớ kể lại được câu chuyện Làm việc cho cả ba thời. _____________________________ Buổi chiều: Luyện toán Luyện tập: Diện tích hình tam giác,hình thang. I-Mục tiêu: Củng cố cách tính diện tích hình tam giác,hình thang. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: HS làm bài tập. Bài 1: Tính diện tích hình bình hành ABCD.Biết diện tích hình tam giác ADC là 100 cm2. Bài 2: Tính chiều cao AH của hình tam giác vuông ABC.Biết: AB = 30 cm; AC = 40 cm; BC = 50 cm. Bài 3:Một hình tam giác có đáy 20 cm,chiều cao 12 cm.Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10 cm.Tính trung bình cộng độ dài hai đáy của hình thang. *HĐ2: Chữa bài. II. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học _____________________________ Hướng dẫn tự học. Chữa bài kiểm tra định kì (Khoa học,địa lí,lịch sử) ____________________________ âm nhạc ( GV chuyên dạy) _____________________________ Thứ sáu,ngày 19 tháng 1 năm 2007. Tập làm văn. Luyện tập tả người. (Dựng đoạn kết bài) I-Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. -Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng. II-Đồ dùng : Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:HS đọc các đoạn mở bài tiết trước đã được viết lại. B-Bài mới: *HĐ1: Giới thiệu bài. *HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: -Một HS đọc nội dung bài tập 1. -Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn,trả lời câu hỏi. -GV nhận xét,kết luận. Bài 2: -HS đọc y/c bài tập và đọc lại 4 đề bài ở BT 2 tiết luyện tập tả người trang 12. -GV giúp HS hiểu y/c của đề bài. -HS nêu tên đề bài mà các em chọn. -HS viết các đoạn kết bài và nối tiếp nhau đọc các đoạn đã viết. -Cả lớp nhận xét và góp ý. IV-Củng cố,dặn dò: -HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người. -GV nhận xét tiết học.Y/c những HS viết đoạn kết bài chưa được về nhà viết lại. _____________________________ Toán. Tiết 95: Chu vi hình tròn. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Hình thành được quy tắc,công thức tính chu vi hình tròn. -Vận dụng để tính chu vi hình tròn. II-Đồ dùng: -Bảng phụ vẽ một hình tròn. -Tranh phóng to hình vẽ trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Nêu các bước khi vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn? -HS vẽ hình tròn theo các bước đã nêu. -Gọi 1 HS vẽ một bán kính và một đường kính trong hình tròn đó. B-Bài mới: *HĐ1: Giới thiệu công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn. Tổ chức hoạt động trên đồ dùng trực quan. -GV,HS đưa hình tròn đã chuẩn bị. -HS thảo luận nhóm,tìm cách xác định độ dài đường tròn nhờ thước chia cm và mm. -GV nêu: Độ dài đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. -Chu vi của hình tròn bán kính 2 cm đã chuẩn bị bằng bao nhiêu? Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn. -GV giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như SGK. -Đường kính bằng mấy lần bán kính?Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác như thế nào? -HS phát biểu quy tắc. -GVnêu VD minh họa,HS áp dụng công thức để tính *HĐ2: Thực hành. *HĐ3: Chữa bài: Bài 1,2: -Khi số đo cho dưới dạng phân số có thể chuyển thành số thập phân rồi tính. -Khi tính ra kết quả và ghi đáp số ta cần chú ý ghi rõ tên đơn vị đo. IV-Củng cố,dặn dò: -Giúp HS phân biệt đường tròn và hình tròn -Tìm chi vi hình tròn chính là tính độ dài đường tròn. _____________________________ Anh văn ( GV chuyên dạy) _____________________________ Khoa học Bài 38: Sự biến đổi hóa học. I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết: -Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học. -Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học. -Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học. II-Đồ dùng: -Hình trang 78,79,80,81 SGK -Giá đỡ,ống nghiệm,đèn cồn,đường kính trắng. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Dung dịch là gì? -Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? -Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp gì? B-Bài mới: *HĐ1: Thí nghiệm. -Cả lớp hoạt động theo nhóm 6.Tiến hành làm thí nghiệm theo y/c trang 78 SGK: Quan sát,mô tả và giải thích hiện tượng,ghi kết quả vào bảng nhóm. Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng Đốt một tờ giấy Chưng đường trên ngọn lửa -Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình;các nhóm khác bổ sung. -GV nêu câu hỏi: +Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì? +Sự biến đổi hóa học là gì? *HĐ2: Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học. -HS quan sát hình trang 79 SGK,thảo luận các câu hỏi: +Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học?Tại sao bạn kết luận như vậy? +Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? IV-Củng cố,dặn dò: -Đọc mục bạn cần biết. -Không đến gần các hố vôi đang tôi,vì nó tỏa nhiệt,có thể gây bỏng,rất nguy hiểm. _____________________________ Hoạt động tập thể. Sinh hoạt cuối tuần. _____________________________ Buổi chiều: Kĩ thuật.* Nấu cơm (tiết 1) I-Mục tiêu: HS cần phải: -Biết cách nấu cơm. -Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. II-Đồ dùng: -Gạo tẻ,nồi nấu cơm thường và nồi nấu cơm điện. -Bếp dầu,bếp ga du lịch,đũa... III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình. -Có mấy cách nấu cơm? -nấu cơm bằng soong,nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như tthế nào để cơm chín dẻo? -Hai cách nấu cơm này có những ưu nhược điểm gì và có những điểm nào giống,khác nhau? *HĐ2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong,nồi trên bếp. -HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. -HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn nấu cơm bằnh bếp đun. -GV nhận xét và hướng dẫn HS nấu cơm bằng bếp đun IV-Củng cố,dặn dò: -HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun. -Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm. _____________________________ Luyện tiếng Việt. Luyện tập tả người: Dựng đoạn mở bài,kết bài. I-Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về dựng đoạn mở bài,kết bài. -Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng. II-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Kiến thức: -Mở bài trực tiếp:Giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp: Nói một việc khác,từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả. -Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. -Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh,hoạt động của người được tả,suy rộng ra các vấn đề khác. *HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập. -GV viết hai đề bài lên bảng: Đề 1:Tả một người thân trong gia đình em. Đề 2:Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em. -GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài. -HS viết các đoạn mở bài,kết bài theo đè bài đã chọn. -Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài,kết bài đã viết.Nêu rõ đó là mở bài,kết bài mở rộng hay không mở rộng. -Cả lớp và GV nhận xét,góp ý. III-Củng cố,dặn dò: -HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài,kết bài theo kiểu mở rộng và không mở rộng. -Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. _____________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sinh hoạt sao - Sinh hoạt chi đội. _____________________________

File đính kèm:

  • docTuÇn 19.doc