Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 24 và 25 - Tiết 23 và 24 - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

3. Thái độ:

 Tôn trọng quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

 1/ Chuẩn bị của GV:

- Chuẩn kiến thức GDCD THCS; liên hệ bản thân; liên hệ tại địa phương.

2/ Chuẩn bị của HS:

 + Xem phần đặt vấn đề

 + Soạn bài theo gợi ý trong SGK

 + Tìm hiểu các hình thức lao động ở địa phương ở địa phương em.

 + Tìm hiểu các quy định về lao động.

III/ Các hoạt động dạy học:

 1.Ổn định: (1’)

 2. Kiếm tra bài cũ: 5’

* Quyền tự do kinh doanh là gì?

- Đượclựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghị trong giấy phép.

- Không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm.

* Thuế có vai trò như thế nào?

 Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 24 và 25 - Tiết 23 và 24 - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 24, 25 NS: 10/01/2013 TIẾT: 23, 24 Ngày dạy: 15/2/2014 Bài 13 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Biết được quy định của Pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. 2. Kĩ năng: Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục Các phương pháp - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí các thông tin (về thực hiện luật lao động ở địa phương). - Kĩ năng giao tiếp. - Động não. - Thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Tôn trọng quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. II/ Chuẩn bị của GV và HS: 1/ Chuẩn bị của GV: - Chuẩn kiến thức GDCD THCS; liên hệ bản thân; liên hệ tại địa phương. 2/ Chuẩn bị của HS: + Xem phần đặt vấn đề + Soạn bài theo gợi ý trong SGK + Tìm hiểu các hình thức lao động ở địa phương ở địa phương em. + Tìm hiểu các quy định về lao động. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: (1’) 2. Kiếm tra bài cũ: 5’ * Quyền tự do kinh doanh là gì? - Đượclựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghị trong giấy phép. - Không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm. * Thuế có vai trò như thế nào? Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung TIẾT 1 HĐ1: Giới thiệu bài (2 phút) - Giới thiệu câu ca dao: “Có khó mới có miếng ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho”: ? Câu ca dao trên nói về vấn đề gì? => KL: Thật vậy, lao động là một vấn đề có thể tạo ra của cải, vật chất, từ xa xưa đến nay con người đã lao động để duy trì sự sống, đem lại sự phát triển cho đất nước. - Chuyển ý vào bài. - Lắng nghe, phát biểu.. -> Nói về lao động, nếu không làm việc thì không tạo ra được của cải. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu lao động là gì, nội dung quyền và nghĩa vụ lao động(17 phút) a. Phương Pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, so sánh. b.Cách tiến hành: - Tổ chức đọc tình huống ở SGK - Gợi ý phân tích tình huống 1. ? Ông An làm việc gì? ? Việc làm của ông An đúng hay sai? Vì sao? ? Em suy nghĩ gì về việc làm của ông An? ? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho thanh niên trong làng có lợi ích gì? - Giải thích: ông An đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên và đây là việc làm đúng không phải là bóc lột sức lao động để trục lợi. -Tích hơp PL: Giới thiệu khoản 3 điều 5 của luật lao động. => KL: CD có quyền được tự do sử dụng sức lao động và quyền làm việc của mình để làm bất cứ việc gì hợp pháp đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình mà không bị Pháp luật cấm ? Vậy, em hiểu thế nào là lao động? ? Lao động cần thiết đối với mỗi người không? Vì sao? * Hướng dẫn tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: ? Em hiểu thế nào là quyền tự do sử dụng sức lao động? ? Vì sao nói lao động là nghĩa vụ? => Chốt ý ( như nội dung 2 bài học) - HS đọc tình huống ở SGK lớp chú ý. - Phân tích tình huống 1, phát biểu ý cá nhân theo gợi ý, nhận xét, bổ sung ý kiến. -> Đúng.Vì tạo việc làm cho thanh niên trong làng. -> Ông góp phần tạo việc làm cho xã hội. - Lắng nghe.Tiếp nhận thông tin. -> HS trả lời cá nhân -> Lao động là cần thiết và quan trọng đối với mỗi người, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội. - Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: -> Là quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn việc làm, nơi làm việc phù hợp với nhu cầu, có ích, đem lại thu nhập. -> Vì mỗi người phải lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, tạo thu nhập cho xã hội. 1. Thế nào là lao động? - Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội. - Là hoạt động chủ yếu của con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, nhân loại 2. Nội dung quyền và nghĩa vụ công dân. - Quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp; - Tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. HĐ3: Hướng dẫn phân tích tìm hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. (20 phút) a. Phương Pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích b.Cách tiến hành: - Tổ chức đọc tình huống 2 ở phần đặt vấn đề trong SGK. - Gợi ý phân tích. ? Bảng cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao? ? Chị Ba có thể tự ý thôi việc không? Vì sao? => KL: Bảng cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long được coi là hợp đồng lao động vì + Là sự thỏa thuận 2 bên người sử dụng lao động và người sử dụng lao động. + Bảng cam kết trên thể hiện nội dung chính của hợp đồng lao động như: Nội dung làm việc, tiền công, thời gian làm việc và các diều kiện khác có liên quan...Vì thế chị Ba không thể tự ý thôi việc mà không báo trước. Như thế là vi phạm hợp đồng lao động. - Lấy thêm VD về các loại hợp đồng lao động không bằng văn bản mà bằng sự thỏa thuận. - Tổ chức tìm hiểu tư liệu tham khảo. - KL nội dung tiết học. - Đọc tình huống 2 ở phần đặt vấn đề trong SGK. - Phân tích tình huống, phát biểu. -> Là hợp đồng lao động vì có sự thỏa thuận 2 bên. -> Không. Vì như thế là vi phạm hợp đồng lao động - Tìm hiểu tư liệu tham khảo TIẾT 2 HĐ5: Tổ chức tìm hiểu sơ lược về hợp đồng lao động và ý nghĩa của việc ban hành luật lao động: (10 phút) a. Phương Pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích b.Cách tiến hành: - Tổ chức đọc tình huống ở SGK - Giới thiệu: Ngày 23/6/1994 quốc hội khóa IX của nước CHXHCN VN thông qua Bộ luật Lao động và 2/4/2002 kì họp thứ 11 Quốc hội khóa X thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều cùa bBo65 luật lao động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, đáp ứng nhu cầu của sự phát trie5n3 kinh tế - XH trong giai đoạn mới. Luật lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. - Gợi ý tìm hiểu luật: ? Bộ luật lao động quy định những nội dung gì? KL: Bộ luật lao động quy định những nội dung: + Quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. + Hợp đồng lao động + Các điều kiện liên quan: bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại. - Thông tin điều 5,14,16,20 của luật Lao động (SGK) - Lắng nghe thông tin. - Cả lớp làm bài tập. - Phát biểu theo gợi ý. -> Về lao động. - Tiếp nhận thông tin và tìm hiểu nội dung HĐ6: HD tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước..(15 phút) a. Phương Pháp: phân tích, đàm thoại. b.Cách tiến hành: - Tổ chức đọc tình huống ở SGK ? Nhà nước đưa ra những quy định trên về lao động nhằm mục đích gì? ? Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích người lao động trong những hoạt động nào? VD: Nhà nước cho vay vốn, đầu tư vốn, hướng dẫn lao động, làm kinh tế. - Gọi HS đọc bài tập 3 ở SGK. Bài tập 3 ở SGK: ? Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động? (a,b.c.d.đ) => Nhận xét, chố ý: a,b,d là nội dung quyền lao động -> Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động -> Các hoạt động tự tạo việc làm, mua bán, dạy nghề để có việc làm, sản xuất, mua bán. - HS đọc bài tập 3 ở SGK, làm bài tập, trả lời ý cá nhân. 4. Trách nhiệm của Nhà nước: - Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. - Khuyến khích, tạo điều kiện hoạc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. HĐ7: Tổ chức tìm hiểu quy định về sử dụng lao động trẻ em. (15 phút) a. Phương Pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích b.Cách tiến hành: - Nêu điều 6, 26 của bộ luật lao động. - Nêu câu hỏi: ? Bao nhiêu tuổi được lao động? ? Bao nhiêu tuổi được tham gia hợp đồng lao động? ? Bao nhiêu tuổi được thuê mướn người lao động? - Tổ chức làm bài tập ở SGK + Gọi HS đọc bài tập 1,2,3 ở SGK. + Gọi 3 HS lên bảng làm. Bài tập 1 ở trang 50 SGK: Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao? (a,b,c,d,đ,e) => Đáp án: Ý đúng: b,đ Bài tập 2 ở trang 50 SGK: Hà, 16 tuổi học hết lớp 9 do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ cha mẹ... ? Hà có thể tìm việc àm bằng cách nào trong các cách sau: (a,b,c,d) => Đáp án: Hà có thể tìm việc làm theo cách ớ ý b, c Bài tập 3 ở trang 51 SGK: ( GV chuẩn bị ở bảng phụ, gọi HS lên bảng làm) - Lắng nghe GV nêu. - Suy nghĩ, phát biểu. -> Trả lời cá nhân, nhận xét ý kiến. - Đọc, 3 em lên bảng làm bài tập trong SGK. - Nhận xét bài làm của bạn, bổ sung ý kiến (nếu có) 5. Quy định của Pháp luật về sử dụng lao động trẻ em: - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. - Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. 4. Củng cố: ( 2 phút) Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Quyền và nghĩa vụ lao động có ý nghĩa như thế nào? - Pháp luật quy định như thế nào về sử dung lao động trẻ em. 5. Dặn dò: (3 phút) Học bài Làm bài tập 5 SGK Ôn lại các bài chuẩn bị bài học 11,12,13,14 chuẩn bị tiết sau ôn tập Duyệt Cô Thành Phận

File đính kèm:

  • docTuan 24,25 Quyen va nghia vu lao dong cua cong dan.doc
Giáo án liên quan