? Hiện nay có rất nhiều quán ăn, nhà hàng sử dụng lao động chưa thành niên. Xin hỏi trong trường hợp nào thì sử dụng lao động chưa thành niên bị coi là hành vi phạm tội?
Trả lời:
Bộ Luật Lao động quy định: "Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động".
Đây là tuổi lao động tối thiểu theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
Như vậy việc sử dụng lao động chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) không phải là hành vi phạm tội.
Việc sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên quy đinh tại Điều 163 Bộ luật lao động và không được sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (quy định tại Điều 165 Bộ luật lao động)
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 24 - Tiết 24 - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Trường THCS Đồng Than - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thanh Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h niên (từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) không phải là hành vi phạm tội.
Việc sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên quy đinh tại Điều 163 Bộ luật lao động và không được sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (quy định tại Điều 165 Bộ luật lao động)
Đặc biệt, Bộ luật lao động quy định việc sử dụng lao động đối với người chưa thành niên dưới 15 tuổi như sau:
“1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”.
Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm quy định tại Khoản 7 Điều 8 Bộ luật lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng lao động vị thành niên thì bị xử phạt theo Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Hành vi sử dụng lao động trẻ em bị coi là tội phạm chỉ trong trường hợp sau :
1. Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
(Điều 228 Bộ luật hình sự - Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em)
Bài mới:
*Giới thiệu chủ đề bài mới:
GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến VPPL hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật.
HS quan sát và trả lời câu hỏi
?Nêu những suy nghĩ của em về các hành vi trên?(VPPL)
=> VPPL là gì, khi VPPL có bị xử lí không, nếu có bị xử lí như thế nào, căn cứ vào đâu Chúng ta sang bài hôm nay.
*Nội dung mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: Phân tích nội dung mục ĐVĐ/SGK/Tr52.
GV chiếu tình huống: SGK/Tr52
TH
Hành vi
Lỗi của người thực hiện
Ý thức của người thực hiện
Hậu quả
Đúng
Sai
Có
Không
Có
Không
1
x
x
x
2
x
x
x
3
x
x
x
4
x
x
x
5
x
x
x
6
x
x
x
HS trả lời theo bảng
GV chốt
Đặt vấn đề.
Các VPPL đã gây ra những hậu quả cho mọi người và xã hội. Những hành vi đó sẽ bị xử lí theo quy định của PL.
Hoạt động 2: Tìm hiểu NDBH/SGK/Tr52-53
?Thế nào là VPPL?
Trước hết phải là 1 hành vi cụ thể của một cá nhân, CQ, TC. (không thể coi 1 người là VPPL nếu chỉ căn cứ vào suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng của người đó.)
Hành vi đó phải là 1 hành vi trái PL:
Tính trái PL thể hiện như sau:
+ không nghiêm chỉnh thực hiện PL: KD nhưng không nộp thuế, không đội mũ BH khi ngồi trên xe gắn máy(không hành động)
+ thực hiện không đúng PL: đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, đi xe đạp, xe máy vào đường ngược chiều(hành động sai pháp luật)
Hành vi của chủ thể là hành vi có lỗi:
+ mang theo mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe đạp điện nhưng không đội. -> chủ thể có lỗi vì biết rằng điều khiển xe gắn máy phải đội mũ BH, anh ta mang theo mũ BH nhưng không đội
+ một thanh niên vượt đèn đỏ, gây tai nạn. Lỗi của thanh niên này là cứ phóng xe khi thấy đèn đỏ (dừng lại)
Do người có NLTNPL thực hiện:
+ Khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình. Người mắc bệnh tâm thần không có khả năng này;
+ Có khả năng lựa chọn và quyết định cách xử sự;
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm về việc làm của mình. (trẻ dưới 14 tuổi chưa có NLTN pháp luật Hình sự nên không phải chịu trách nhiệm Hình sự.)
Hành vi có lỗi, do chủ thê có NLTNPL thực hiện đã xâm hại đến lợi ích của NN, xã hội và công dân.
GVKL chốt ND về VPPL.
Khi cá nhân, cơ quan tổ chức VPPL sẽ phải chị trách nhiệm PL. Vậy, trách nhiệm pháp lí là gì?
Là nghĩa vụ của chủ thề VPPL phải chịu những biện pháp cưỡng chế (bắt buộc) do NN áp dụng
GV: TNPL là hậu quả pháp lí phát sinh đối với người VPPL bao gồm:
+ Nghĩa vụ của chủ thể VP phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại;
+ Khôi phục lại nguyên trạng ban đầu của sự vật trước khi VP;
?NN áp dụng TNPL cho các chủ thể VP như thế nào? (qua các CQCN có thẩm quyền TA, CQQLNN)
?Những ai phải chịu TNPL? (chỉ người VPPL)
?Căn cứ vào đâu để quy kết TNPL cho các chủ thể? (xem chủ thể đó có VPPL không)
GVKL:
VPPL chính là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí. Vậy có những loại VPPL nào và TNPL tương ứng là gì?
GV hướng dẫn HS hoàn thiện bảng:
TH
VPPL
TNPL
1
Hành chính
Hành chính
2
Dân sự
Dân sự
3
4
Hình sự
Hình sự
5
Dân sự
Dân sự
6
Kỉ luật
Kỉ luật
?VPPL hành chính là gì?
Là hành vi VPPL xâm phạm đến các quy tắc quản lí NN mà không phải là tội phạm.
GV: các hành vi VP này ít nguy hiểm cho XH hơn các hành vi VPPL HS nên không bị coi là tội phạm.
VD: đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
Khi VPPL HC sẽ bị xử lí theo TNHC. Trách nhiệm hành chính là gì?
TNHC là trách nhiệm của chủ thể vi phạm các nguyên tắc QLHC NN phải chịu các hình thức xử lí HC do CQHC NN có thẩm quyền áp dụng
GV:
Chế tài- biện pháp áp dụng trách nhiệm hành chính thường là phạt tiền, cảnh cáo, tạm giam giữ hành chính, tước giấy phép hành nghề
Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định
Tình huống: T. 14 tuổi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông dừng xe và ra quyết định xử phạt.
Có ý kiến cho rằng T chưa đủ tuổi sử dụng xe máy (theo quy định người đủ 16 tuổi được sử dụng xe máy) nên không bị xử phạt vi phạm hành chính. Ý kiến đó đúng hay sai. Pháp luật quy định thế nào về độ tuổi xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên VPPL về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm?
Trả lời:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như sau :
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Ý kiến cho rằng T chưa đủ tuổi sử dụng xe máy nên không thể xử phạt hành chính là không đúng. T đã 14 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. T có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hai hành vi sau:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm (Điểm i khoản 3 Điều 9 Nghị định số 34/2010/NĐ- CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP)
- Vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới (khoản 1 Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ- CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP) theo đó, Khoản 1 Điều 24 quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
Nội dung bài học
VPPL và TNPL
a/ VPPL là gì?
b/TNPL là gì?
Các loại VPPL và trách nhiệm PL tương ứng
a/ VPPL hành chính và TNPL hành chính:
* VPPL hành chính:
Trách nhiệm hành chính:
Củng cố:
Trong trường hợp nào thì áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên VPPL về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm? Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình ?
Trả lời:
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Quản lý tại gia đình được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
a) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
HDHT
Học thuộc nội dung bài học
Tìm hiểu về vi phạm pháp luật hành chính ở địa phương và cách xử lí của CQCN.
Xem trước nội dung bài còn lại.
File đính kèm:
- Tuần 24. Tiết 24. GD 9.docx