Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 12 - Năng động và sáng tạo (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Bích Lệ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS cần nắm:

 - Thế nào là năng động , sáng tạo? Biểu hiện và ýù nghĩa của nó?

 2. Kỹ năng:

 - Biết đánh giá hành vi của mình và người khác về biểu hiện của tính NĐ, ST.

3. Thái độ:

- Hình thành ý thức rèn luyện tính NĐ, ST trong mọi hoàn cảnh.

- Tôn trọng những người năng động và sáng tạo.

II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài:

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, thói quen, hành vi trì trệ trong học tập, lao động và rèn luyện

- Kỹ năng học tập các tấm gương năng động và sáng tạo.

III. Tiến trình:

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra vở bài tập của 5 HS, GV nhận xét và ghi điểm

 3. Nội dung bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:

Nhận xét tính năng động và sáng tạo trong quá trình làm bài tập về nhà của HS

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 12 - Năng động và sáng tạo (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013 - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 – 11 – 2012 Ngày dạy: 17 – 11 – 2012 Tuần: 12 Tiết: 12 BÀI 8: NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Thế nào là năng động , sáng tạo? Biểu hiện và ýù nghĩa của nó? 2. Kỹ năng: - Biết đánh giá hành vi của mình và người khác về biểu hiện của tính NĐ, ST. 3. Thái độ: - Hình thành ý thức rèn luyện tính NĐ, ST trong mọi hoàn cảnh. - Tôn trọng những người năng động và sáng tạo. II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài: - Kỹ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, thói quen, hành vi trì trệ trong học tập, lao động và rèn luyện - Kỹ năng học tập các tấm gương năng động và sáng tạo. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của 5 HS, GV nhận xét và ghi điểm 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Nhận xét tính năng động và sáng tạo trong quá trình làm bài tập về nhà của HS HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi trong 3’ rồi trình bày, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cho nhau: * Nhóm 1: thế nào là NĐ, ST? * Nhóm 2: biểu hiện? * Nhóm 3: rèn luyện như thế nào? * Nhóm 4: theo em, NĐ và ST có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay? GV tuyên dương nhóm hoạt động tích cực và hiệu quả nhất 4. Củng cố: Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và giải bài tập SGK GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập 1, sgk tr. HS làm bài: GV hướng dẫn HS làm bài tập 6 - Em có khó khăn môn nào? - Cần bạn học giỏi môn đó giúp đỡ - Cụ thể phương pháp như thế nào? GV: yêu cầu HS dưới lớp nhận xét và ghi điểm - BT7 SGK / 31 Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, nói về năng động, sáng tạo. II. Bài học: 1. Khái niệm: - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm - Sáng tạo: say mê,nghiên cứu, tìm tòi, tìm ra giá trị mới về cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. 2. Biểu hiện: say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập và trong lao động 3. Cách rèn luyện: - Rèn luyện tính năng động, cần cù, chăm chỉ, biết vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra cách tốt nhất 4. Ý nghĩa: - Là phẩm chất cần thiết của người lao động - Giúp con người vượt khó, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích - Giúp con người làm nên thành công III. Bài tập: Bài tập 1: Đáp án: NĐST: b, đ, e, h Không NĐST: a, c, d, g Bài tập 7: sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, nói về năng động, sáng tạo. “Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của nhân tài” ( Ngạn ngữ Pháp ) “Tuổi trẻ không năng động, già hối hận” ( Cổ thi ) “Đừng phá cửa, có thể mở nó nhẹ nhàng bằng khóa cửa” ( Cổ thi ) “Cái khó ló cái khôn” ( Tục ngữ ) “Học một biết mười” ( Tục ngữ ) “Siêng làm thì có, Siêng học thì hay” ( Tục ngữ ) 5. Đánh giá: Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó. GV gợi ý: Khó khăn gì? Em cần sự giúp đỡ của ai? Giúp đỡ những gì? Dự kiến thời gian để khắc phục xong khó khăn đó? 6. Dặn dò: Về nhà - Học và trả lời câu hỏi cuối bài - Làm bài tập 3, 4, 5 trong SGK 30 - Chuẩn bị kiểm tra 15’ 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 12 TIET 12 CD9.doc