Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 1 đến 35 - Năm học 2011-2012

. Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư.

2. Điều mong muốn của Bác Hồ.

- Nhóm 1. THT dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp.

? là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.

- Nhóm 2. Cuộc đời và sự nghiệp c/m của Chủ tịch HCM là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân.

? Bác nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân đối với Người: Đó là sự tin yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 1 đến 35 - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Tác hại : + Bản thân người mắc nghiện + Đối với gia đình người mắc + Đối với cộng đồng và xã hội * Trách nhiệm : + Chính quyền địa phương : Tuyên truyền + Công dân, học sinh : Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tránh xa tệ nạn xã hội, khuyên bảo, giúp đỡ. HS kể * Tình huống 1: Nếu như người bạn thân của em đã sa vào tệ nạn ma tuý em sẽ làm gì ? * Tình huống 2: Nếu như có một người nghiện ma tuý tìm cách rủ rê ,lôi kéo em ,em sẽ làm gì ? * Tình huống 3: Em xử sự như thế nào khi em phát hiện trong lớp em có một bạn đã sa vào tệ nạn ma tuý ? D : Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập toàn bộ các bài đã học. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY Soạn ngày 7/5/2012 Ngày dạy: Lớp 9A: 9B 9C TUẦN 34. Tiết 34. ÔN TẬP HỌC KÌ I A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kì II, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa. - Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài. - HS có phương pháp làm các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. B. Chuẩn bị: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm. C. Tiến trình lên lớp: * ổn định lớp, kiểm tra sĩ số * Kiểm tra bài cũ: 1. Sống có đạo đức là gì? Thế nào là tuân theo Pháp luật? Nêu mối quan hệ ? 2. HS cần phải làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy - Trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Giới thiệu bài. Từ đầu học kì II đến giờ, thầy trò ta đã học được 8 bài với những phẩm chất đạo đức và những vấn đề pháp luật cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người và xã hội. Vậy để hệ thống lại các bài học đó, thầy trò ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động2 GV: Đặt các câu hỏi thảo luận nhóm: 1. Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước? ? Nhiệm vụ của thanh niên HS chúng ta là gì? HS .. 2. Hôn nhân là gì? nêu những quy định của Phápluật nước ta về hôn nhân? Thái độ và trách nhiệm của chúng ta như thế nào HS:. 3. Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế? HS:. 4. Lao động là gì? Thế nào làquyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Em hãy nêu những quy định của nhà nước ta về lao động và sử dụng lao động? HS:/.. 5. Vi phạm pháp luật là gì? nêu các loaị vi phạm pháp luật? Thế nào là trách nhiện pháp lí? Nêu các loại trách nhiệm pháp lí? Học sinh cần phải làm gì? HS 6. Thế nào là quyền ta gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội? Công dân có thể tham gia bằng những cách nào? Nhà nước đã tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt quyền này ra sao? HS:. 7. Bảo vệ tổ quốc là gì? Vì sao ta lại phảI bảo vệ tổ quốc? HS chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tổ quốc? HS: 8. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Nêu mối quan hệ? ý nghĩa..? HS:.. 1. Trách nhiệm của thanh niên: Ra sức học tập văn hoá khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị * HS cần phải học tập rèn luyện để chuẩn bị hành trang vào đời 2. Hôn nhận là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ. * Những quy định của pháp luật: - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ - Hôn nhân ko phân biệt tôn giáo.. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa. 3. Kinh doanh là hoạt động sản xuất , dịch vụ và trao đổi hàng hoá. * Quyền tự do kinh doanh là quyền công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế * Thuế là 1 phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế 4. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải.. * Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân * Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc 5. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành.. * Mọi công dân phải thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật, HS cần phải học tập và tìm hiểu 6. Quyền . là công dân có quyền: tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giam sát và đánh giá * Công dân có thể tham gia bằng 2 cách: Trực tiếp hoặc gián tiếp. * Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện tốt quyềnvà nghĩa vụ này.. 7. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế dọ XHCN. * Non sông ta có được là do cha ông ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ * HS cần phải học tập tu dưỡng đạo đức và rèn luyện sức khoẻ. 8. Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. * Đây là yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng. D. Hướng dẫn HS học ở nhà. - Về nhà học bài, làm bài tập. Ôn lại toàn bộ các bài. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY TIẾT 35 : KIỂM TRA HỌC KÌ II A. Mục tiêu kiểm tra: - Giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở HK II. - Đánh giá đúng năng lực của HS, khả năng học tập của HS để từ đó có phương pháp giáo dục cho phù hợp. - Tạo cho các em có ý thức thường xuyên học tập, biết khái quát tổng hợp các kiến thức đã học B. Chuẩn bị: - Đề kiểm tra, đáp án. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra. I. Ma trận đề. Mức độ của tư duy Nội dung chủ đề Trắc nghiệm Tự luận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức thấp Vận dụng mức cao 1. Nhận biết vi phạm PL hình sự và vi phạm PL hành chính. Câu 1 (1 đ) 2. Xác định được việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 2 (0.5 đ) 3. Xác định được người phảI chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Câu 3 (0.5 đ) 4. Hiểu về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Câu 4 (0.5 đ) 5. Hiểu tác hại của việc kết hôn sớm. Câu 5 (2 đ) 6. Nhận biết được quuyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân; nêu được những việc công dân có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 6 (4 đ) 7. Vận dụng kiến thức đã học xác định được tuổi chịu trách nhiệm hành chính. Câu 7 (1.5 đ) Tổng số câu 1 3 1 2 Tổng số điểm 1 1.5 4 3.5 Tỉ lệ % 10 15 40 35 II. Đề bài. Câu 1 (1 điểm). Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng với nội dung bài đã học: a. Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): là. được quy định trong Bộ luật hình sự. b. Vi phạm pháp luật hành chính: là mà không phải là tội phạm. Câu 2. (0.5 điểm). Trong những việc làm sau đây, việc nào là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? (Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng) A. Tham gia tuyên truyền chính sách của nhà nước. B. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội. C. Tham gia lao động công ích. D. Gửi đơn kiến nghị lên hội đồng nhân dân xã về việc sữa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn (xóm). Câu 3. (0.5 điểm). Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? (Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng) A. Một người đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi sau bị ngã. B. Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái đã đâm vào người người đi đường. C. Một bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá tài sản của người khác. D. Một em bé lên năm tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm. Câu 4. (0.5 điểm). Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình? (Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng) A. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định của Bộ luật hình sự. B. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự. C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma tuý. D. Người cao tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự. Câu 5 (2 điểm). Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, đối với gia đình họ? Câu 6 (4 điểm).Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? Em hãy nêu 4 việc công dân có thể làm để tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? Câu 7 (1.5 điểm). Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên bị chú công an viết giấy xử phạt vi phạm hành chính. Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai vì Hoàng mới 15 tuổi, chưa đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai? Vì sao? III. Hướng dẫn chấm. Câu 1. (1điểm). Yêu cầu điền chỗ trống theo thứ tự sau: hành vi gây nguy hiểm cho xã hội (0.5 điểm) hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước (0.5 điểm) Các câu 2, 3, 4 (1.5 điểm). Khoanh đúng mỗi câu cho 0.5 điểm. Đáp án là: Câu 2 Câu 3 Câu 4 D B B Câu 5 ( 2 điểm). - Đối với người tảo hôn: sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ; không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình. (1 điểm) - Đối với gia đình: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng; cha mẹ trẻ thiêú kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình; con cái nheo nhóc(1 điểm) Câu 6 (4 điểm). - Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. (2 điểm) - Nêu được 4 việc công dân có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội (2 điểm – mỗi việc 0.5 điểm) Ví dụ như: Trực tiếp tham gia các công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội hoặc gián tiếp thông qua đại biểu của nhân dân Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một cơ quan nhà nước. Đóng góp ý kiến với một cơ quan nhà nước về công việc của họ. Đề xuất biện pháp về an toàn giao thông. Câu 7 (1.5 điểm). - ý kiến của mẹ Hoàng là sai. (0.5 điểm) - Vì: Theo Điều 6, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lí hành chính do cố ý. Hoàng đã 15 tuổi, lại cố ý đi vào đường ngược chiều nên chú công an xử phạt hành chính Hoàng là đúng.(1 điểm) * Lưu ý: Đáp án này đã cho 1 điểm phần trình bày và chữ viết.

File đính kèm:

  • docgiao an 9.doc
Giáo án liên quan