Giáo án GDCD Lớp 9 - Tài liệu hướng dẫn cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về Bảo hiểm xã hội" Năm học 2012-2013

Luật Bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI. Đây là một đạo luật quan trọng được Đảng, Nhà nước và người lao động hết sức quan tâm. Việc ban hành Luật BHXH đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả việc thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta.

Tuy vậy, trong quá trình thi hành Luật BHXH cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tuy đã được mở rộng nhưng số người tham gia chưa nhiều, nhất là số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của các doanh nghiệp hoặc chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội còn xảy ra khá phổ biến. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động chưa đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội ; công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội chưa được coi trọng

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tài liệu hướng dẫn cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về Bảo hiểm xã hội" Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên. 5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này. 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động. 3. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc tham gia BHXH. Điều 15 Luật BHXH . Quyền của người lao động Người lao động có các quyền sau đây: 1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; 2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; 3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; 4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: a) Đang hưởng lương hưu; b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; 5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; 6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật này; 7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 16 Luật BHXH. Trách nhiệm của người lao động 1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội; c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định; d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây: a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp; c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu. Điều 17 Luật BHXH. Quyền của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: 1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; 2. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; 3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 18 Luật BHXH. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội; b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc; d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động; e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này; g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 4. Sau khi nghỉ thai sản, ốm đau theo quy định, người lao động còn được hưởng những chế độ gì? Điều 26 Luật BHXH. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau 1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. Điều 37 Luật BHXH. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản 1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 5. Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp? Việc nghỉ dưỡng sức được quy định như thế nào? Điều 39 Luật BHXH. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 40 Luật BHXH. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 48 Luật BHXH. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật 1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. 6. Điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp? Điều 81 Luật BHXH. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; 2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; 3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này. 7. Việc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng? Điều 62 Luật BHXH. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; 2. Xuất cảnh trái phép; 3. Bị Toà án tuyên bố là mất tích. 8. Người hiện đang làm công việc tự do và muốn tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì phải làm những thủ tục như thế nào? - Đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện được quy định chi tiết tại Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. - Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện được quy định chi tiết tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ. 9. Anh Nguyễn Văn A sau khi thử việc 01 tháng thì được Công ty C ký hợp đồng lao động với thời hạn 3 tháng. Kết thúc thời hạn trên, Công ty C lại ký tiếp với anh một hợp đồng khác với thời hạn 3 tháng và không đóng BHXH cho anh A. Khi anh A yêu cầu công ty đóng BHXH cho mình thì lãnh đạo Công ty giải thích đó là hợp đồng thời vụ nên không phải đóng BHXH. Theo bạn, hành vi của Công ty C là có đúng quy định của pháp luật hay không, hướng giải quyết như thế nào? - Tại Điều 2 Luật BHXH quy định: 1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; .................................. 10. Bạn hãy cho biết mục đích và ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm xã hội? Theo bạn, phải làm gì để nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc chấp hành tốt pháp luật về bảo hiểm xã hội? (không quá 500 từ) Một số gợi ý: - Nêu mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH - Những tồn tại vướng mắc trong việc thực hiện Luật BHXH hiện nay - Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Lưu ý: Những nội dung trên chỉ là gợi ý trả lời, không phải đáp án. Người dự thi cần phải nghiên cứu kỹ câu hỏi, vận dụng các văn bản khác có liên quan để trả lời. Tài liệu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp: stp.quangngai.gov.vn

File đính kèm:

  • docBai du thi Tim hieu phap luat ve Bao hiem xa hoi.doc
Giáo án liên quan