Giáo án GDCD Lớp 9 - Lê Thị Hoàng Lê - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Đức Hiệp

1. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) GV dùng bảng phụ

? Em tán thành với ý kiến nào sau đây? Và giải thích vì sao?

a. Chỉ có những người có chức quyền mới chí công vô tư

b. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm

c. Người có chí công vô tư chỉ thiệt cho mình

d. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện đức tính chí công vô tư

e. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân

Tình huống: Nam là lớp trưởng, Nam đi kiểm tra vở bài tập về nhà của các bạn trong lớp. Hùng làm thiếu bài tập nhưng Hùng là bạn thân của Nam nên Nam đã không báo cáo với GVCN.

? Em hãy nhận xét việc làm của Nam

? Nếu là Nam, em sẽ xử sự như thế nào?

=>Hành vi của Nam là thiếu trung thực, không khách quan trong giải quyết công việc.Không những thế Nam còn tạo cho Hùng tính ỷ lại, dựa dẫm

Báo cáo trung thực với GVCN về thiếu sót của Hùng

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Lê Thị Hoàng Lê - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Đức Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: 24/8/2012 Ngày giảng:25/8/2012 Bài 2: TỰ CHỦ I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Về kiến thức: -Hiểu thế nào là tự chủ. -Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ -Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ 2. Về kĩ năng: -Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập và sinh hoạt 3. Về thái độ: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -Kĩ năng ra quyết định -Kĩ năng kiên định -Kĩ năng thể hiện sự tự tin -Kĩ năng kiểm soát cảm xúc II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK+SGV GDCD9 - Những mẫu chuyện, cao dao, danh ngôn có liên quan 2. Học sinh: - SGK GDCD9 - Giấy bút để thảo luận - Tấm gương và một số câu cao dao, danh ngôn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) GV dùng bảng phụ ? Em tán thành với ý kiến nào sau đây? Và giải thích vì sao? a. Chỉ có những người có chức quyền mới chí công vô tư b. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm c. Người có chí công vô tư chỉ thiệt cho mình d. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện đức tính chí công vô tư e. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân Tình huống: Nam là lớp trưởng, Nam đi kiểm tra vở bài tập về nhà của các bạn trong lớp. Hùng làm thiếu bài tập nhưng Hùng là bạn thân của Nam nên Nam đã không báo cáo với GVCN. ? Em hãy nhận xét việc làm của Nam ? Nếu là Nam, em sẽ xử sự như thế nào? =>Hành vi của Nam là thiếu trung thực, không khách quan trong giải quyết công việc.Không những thế Nam còn tạo cho Hùng tính ỷ lại, dựa dẫm Báo cáo trung thực với GVCN về thiếu sót của Hùng 2. Giới thiệu bài: ( 1 phút) GV treo và giới thiệu tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký GV cho HS nêu suy nghĩ của mình về tấm gương trên -à GV chốt lại: Nguyễn Ngọc Ký là một người tật nguyền nhưng anh đã vượt lên số phận làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội....Vì sao Nguyễn Ngọc Ký làm được điều kì diệu ấy? Mỗi chúng ta cần học tập ở anh những đức tính gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu tiết học hôm nay để giải thích vấn đề ấy. 3. Dạy bài mới: TT Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Phần ghi bảng 10 phút 10 phút 15 phút * Hoạt động 1: Đàm thoại nhằm khai thác 2 mẫu chuyện ở phần ĐVĐ GV gọi HS đọc phần ĐVĐ ? Nỗi bất hạnh nào đã đến với gia đình của bà Tâm? ? Bà Tâm có thái độ như thế nào trước tình cảnh trên? ? Bà đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình? ? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì? GV tiếp tục gọi HS đọc mẫu chuyện thứ 2 ? Trước đây, N là HS có những ưu điểm gì? ? N đã trở thành người xấu như thế nào? ? Vì sao như vậy? ? Qua 2 câu chuyện bà Tâm và N, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ? Nếu lớp em có bạn như N, em sẽ xử lí như thế nào? GV chốt lại: Trong nhà trường và xã hội đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường- lối sống thực dụng, ích kỉ, sa doạ của một số thanh niên. Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa là sống không biết làm chủ bản thân mình. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về đức tính tự chủ. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu khái niệm và biểu hịên của tính tự chủ ? Người biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì ? Vậy tự chủ là gì? GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Nêu một số hành vi biểu hiện tính tự chủ hoặc hành vi thiếu tính tự chủ? GV lấy 1 nhóm tiêu biểu gắn lên bảng, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. Tự chủ - Bình tĩnh, tự tin, ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự - Biết kìm chế, không hành động thô lỗ - Biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân và điểu chỉnh hành vi của mình.. * Hoạt động 3:Liên hệ bản thân và GV đưa ra tình huống để HS rèn luyện cách ứng xử tốt ? Bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện tính tự chủ? ? Hãy kể một câu chuyện về đức tính tự chủ mà em biết ? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện mà em vừa kể? ? Khi có người làm điều gì khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự như thế nào? ? Khi có người rủ em làm việc sai trái nhưng em thấy có lợi cho mình, em xử sự như thế nào? ? Có ý kiến cho rằng: “Người tự chủ là người luôn hành động theo ý mình không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - Tự chủ không có nghĩa là tự cao, hách dịch ? Vì sao phải có thái độ ôn tồn trong giao tiếp? ? Vậy để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì ? HS đọc bài Con trai của bà Tâm bị nghiện ma tuý và bị nhiễm HIV/AIDS Bà choáng ván, đau khổ, mất ăn, mất ngủ - Bà nén chặt nỗi đau - Tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS - Vận động những gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS không nên xa lánh mà hãy giúp đỡ, động viên, an ũi, gần gũi và chăm sóc họ Bà là người đã làm chủ được tình cảm của mình nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và cho người khác, là chỗ dựa để con bà làm lại cuộc đời -> N là một HS ngoan, học giỏi ->Hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy, chơi những trò chơi nguy hiểm, trốn học, hút cần sa =>trộm cắp và bị bắt. ->Vì N đã không làm chủ được hành vi của mình nên dễ dàng bị kể xấu dụ dỗ, lôi kéo đi đến sa ngã, hư hỏng. ->Trong cuộc sống luôn gặp những khó khăn, trở ngại, những cạm bẫy và nhưng cám dỗ...Muốn hành động đúng, mỗi chúng ta phải tự tin, phải có bản lĩnh và tính tự chủ để vượt qua khó khăn, trở ngại, không bi quan, chán nản... -> Động viên, gần gũi, giúp đỡ để N hoà hợp với lớp, với cộng đồng và trở thành người tốt -> Tự chủ -> bên Các nhóm thảo luận trong (5/ ) Thiếu tự chủ - Suy nghĩ và hành động thiếu cân nhắc - Hay nổi nóng, quát tháo người khác - Hoang man, lo sợ trước khó khăn, dễ bị cám dỗ, cư xử thô lỗ HS liên hệ bản thân và xử lý tình huống GV đưa ra -> HS trả lời -> HS kể -> HS trả lời -> Không nên cáu ghét mà phải bình tĩnh và nói cho họ biết việc làm ấy khiến mình phật ý -> Từ chối và giải thích cho họ thấy hậu quả của việc làm ấy -> Không đồng ý. Vì trong giao tiếp, ứng xử cần có văn hoá, cần quan tâm đến đối tượng giao tiếp -> Thể hiện sự tôn trọng đối với người giao tiếp, là người có đạo đức, có văn hoá. -> bên I. Tìm hiểu bài: 1. Vấn đề 1: 2. Vấn đề 2: II. Bài học: 1. Tự chủ là làm chủ bản thân 2. Có cách sống đúng đắn, có đạo đức, có văn hoá. Đứng vững trước những khó khăn, thách thức và cám dỗ 3. Tập trung suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai để kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm 4. Luyện tập, củng cố: ( 4 phút) Em hãy giải thích câu cao dao: “Dù ai nói ngã, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” ---à Khi con người đã có quyết tâm thì dù có bị người khác ngăn cản, bàn táng cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình. 5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: ( 1 phút) - Sưu tầm 3 câu cao dao, tục ngữ về tính tự chủ - Đọc trước các thông tin bài 3 SGK; tìm hiểu và trả lời gợi ý qua 2 câu chuyện trong SGK/10 * Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBAI 2.doc
Giáo án liên quan