Câu II: ( 5 điểm)
1. Giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
2. Nêu đặc điểm chung của nội thương nước ta sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới?
3. Chứng minh hoạt động xuất – nhập khẩu của nước ta có những chuyền biến tích cực trong những năm gần đây?
Câu III: (5 điểm)
1.Phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở vùng đồng bằng sông Hồng? Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân cả nước?.
2. Kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm này?
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 7 - Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tường Thượng 2 - Cẩm Thu Phương Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Đề kiểm tra học kì I - Trường THCS Đa Tôn Giáo án Địa Lí Lớp 9 - Đề Thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khẩu của nước ta có những chuyền biến tích cực trong những năm gần đây?
Câu III: (5 điểm)
1.Phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở vùng đồng bằng sông Hồng? Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân cả nước?.
2. Kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm này?
Câu IV: ( 6 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế phân theo ngành
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
1995
2000
2004
2005
20 667
85 508
129 141
172 495
183 343
16 394
66 794
101 044
131 552
134 755
3 701
16 168
24 960
37 344
45 226
572
2 546
3 137
3 599
3 362
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
b. Nhận xét và giải thích cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta.
(Ghi chú: Thí sinh được mang máy tính, át lát vào phòng thi)
.................................Hết.......................................
Họ tên thí sinh:...............................Chữ ký giám thị số 1:.........................................................
Số báo danh:................................. Chữ ký giám thị số 2:.......................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THẠCH THÀNH
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: ĐỊA LÍ
Năm học: 2013 - 2014
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
4 điểm
1
Dân số
3,0
a. Số dân và tình hình tăng dân số của nước ta
- Số dân: Có số dân đông trên thế giới: 90 triệu người (2013), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới.
- Tình hình tăng dân số:
+ Dân số nước ta tăng nhanh trong thời gian dài, có hiện tượng bùng nổ dân số từ cuối những năm 50, chấm dứt vào những năm cuối của thế kỉ XX.
+ Hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số có chiều hướng chậm lại do chính sách KHHGĐ, tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng khoảng 1 triệu người.
+ Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.(dẫn chứng)
b. Tác động của dân số tới phát triển kinh tế :
- Tác động tích cực : Dân số đông, tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tác động tiêu cực : Dân số đông, khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, gây sức ép đén vấn đề việc làm.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Quá trình đô thị hoá ở nước ta
1
- Tốc độ đô thị hoá cao : Số dân đô thị ngày càng tăng, quy mô đô thị được mở rộng, sự lan toả lối sống thành thị về các vùng nông thôn.
- Trình độ đô thị thấp, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ
0,5
0,5
II
5 điểm
1
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước vì:
* Về vị trí địa lí:
+ Hà Nội:
- Thủ đô của cả nước.
- Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía bắc có sức hút mạnh mẽ đối với các vùng lân cận.
+ TP. Hồ Chí Minh:
- Thành phố lớn nhất cả nước.
- Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, có súc hút mạnh mẽ đối với các vùng khác.
- Có ưu thế về vị trí địa lí, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước và cảng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.* Có lịch sử khai thác lâu đời:
+ Hà nội có hàng 1000 năm lịch sử.
+ TP. Hồ Chí Minh có hơn 300 năm lịch sử.
* Cả hai thành phố đều có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt lược lượng lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
* Kết cấu hạ tầng của hai thành phố có số lượng và chất lượng cao nhất cả nước, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
+ Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc
+ TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Nam
- Cả hai thành phố đều được sự quan tâm nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất cá nước.
- Hai thành phố này đều là thị trường tiêu thụ lớn, nằm gần các vùng nguyên nhiên liệu.
2,0 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
Đặc điểm chung của nội thương nước ta sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới:
- Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nhân dân.
- Nội thương đã thu hút sự tham gia nhiều thành phần kinh tế như: khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân đã giúp cho nội thương phát triển mạnh mẽ.
- Hoạt động ngoại thương có mức độ tập trung khác nhau gữi các vùng. Tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đông bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất cá nước.
1,0 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
Chứng minh hoạt động xuất – nhập khấu của nước ta có những chuyền biến tích cực trong những năm gần đây:
- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng háo, đa phương hóa. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên Thế giới.
- Năm 2002 lần đầu tiên cán cân xuất – nhập khẩu nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 2003 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác xa thời kì trước. Đến năm 2012 cán cân xuất – nhập khẩu nước ta đã đạt xuất siêu.Tổng kiêm ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với năm 1990.
- Cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tụ chủ kinh doanh, xóa bỏ cơ chế quản lí bao cấp chuyển sang hoạch toán kinh doanh, tăng cường quản lí nhà nước bằng pháp luật và chính sách đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương.
- Xuất khẩu: các mật hàng phong phú, đa ạng trong đó chủ yếu là: hang công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông – lâm – thủy sản.
- Nhập khẩu: kiêm ngạch nhập khẩu tăng lên khá nhanh, trong đó chủ yếu: thiết bị máy móc; nguyên liệu; nhiên liệu; một phần lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Hiện nay, nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với các nước khu vực châu Á – Thái Binh Dương như: Đài Loan, Nhật Bản. Trung Quốc, các nước ASEAN, và đang mở rộng sang thị trường Bắc Mĩ, châu Âu
2,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
III
5 điểm
1
Phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở đồng bằng sông Hồng?Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở ĐBSH lại thấp hơn mức bình quân của cả nước?
3,0
* Các nguồn lực:
- Thuận lợi:
+ Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực, nhất là lúa nước
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho thâm canh, xen canh, tăng vụ. Có mùa đông lạnh để phát triển các cây trồng vụ đông
+ Nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc tưới tiêu.
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh lúa nước
+ Có kết cấu hạ tầng nông thôn và cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước
+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước
+ Có thị trường tiêu thụ và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của nhà nước
- Khó khăn:
+ Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, rét, sương muối, đất bạc màu do không được bồi đắp hàng năm
+ Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp, ít có khả năng mở rộng
+ Số dân quá đông gây sức ép tới việc cung cấp lương thực
* Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở ĐBSH thấp hơn bình quân của cả nước, vì :
- Số dân quá đông.
- Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân của cả nước trong khi khả năng thâm canh là có giới hạn và khả năng mở rộng diện tích đát canh tác hầu như không còn.
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm
2,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,5
0,25
2
Kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm này
1,5
* Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
Gồm 7 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
* Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tao cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ
0,75
0,75
IV
6 điểm
1
Vẽ biểu đồ
3.5
* Xử lý số liệu :
Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế phân theo ngành (%)
Năm
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
1995
2000
2004
2005
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
79.3
78.1
78.2
76.3
73.5
17.9
18.9
19.3
21.6
24.7
2.8
3.0
2.5
2.1
1.8
* Vẽ biểu đồ :
- Vẽ biểu đồ miền : Yêu cầu chính xác, khoa học, thẩm mỹ, chú thích đầy đủ.
- Thiếu mỗi nội dung sau, trừ 0,5 điểm:
+ Không chú thích.
+ Không ghi tên biểu đồ
+ Không ghi số liệu lên biểu đồ.
- Vẽ không chính xác: không cho điểm.
- Vẽ đúng nhưng chưa đẹp: Tuỳ mức độ để trừ điểm.
0.5
3.0
2
Nhận xét, giải thích
2.5
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta dã có sự chuyển dịch:
+ Ngành trồng trọt tuy vẫn giữ tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp, nhưng đang có xu hướng giảm: Từ 79,3 % năm 1990 xuống 73,5 % năm 2005- giảm 5,8 %.
+ Ngành chăn nuôi mặc dù còn chiếm tỷ trọng thấp, nhưng đang có xu hướng tăng: từ 17,9 % năm 1990 lên 24,7 % năm 2005 – tăng 6,8 %.
+ Ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu và có dấu hiệu giảm, rõ rệt nhất là ở giai đoạn 1995-2005: từ 3 % xuống 1,8 %.
- Nhìn chung sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn chậm.
- Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng là do ngành chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngành trồng trọt và dịch vụ.
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
* Ghi chú : Thí sinh trả lời theo cách khác, nhưng đúng và đầy đủ, vấn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- Địa lý.doc