Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 24 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa - Nguyễn Văn Phong

Hoạt động 1: Yêu cầu của nền dân chủ XHCN.

Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN càng cho chúng ta thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở nước ta. Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau đây:

Ví dụ: Về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 24 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Trần Đại Nghĩa - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 25.02.2008 Tiết chương trình: tiết 24. §10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Hiểu được yêu cầu của nền dân chủ XHCN. - Những hình thức cơ bản của dân chủ. 2. Về kỹ năng. - Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình. 3. Về thái độ. - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ XHCN. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Những hình thức cơ bản của dân chủ. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Nắm được những quyền cơ bản của của công dân; giáo dục ý thức dân chủ cho học sinh. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải. - Thảo luận nhóm. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội? Cho ví dụ? Trả lời: * Kinh tế: Quốc doanh làm chủ TLSX, quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm. Biểu hiện: Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.. 3. Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. NỘI DUNG. Hoạt động 1: Yêu cầu của nền dân chủ XHCN. Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN càng cho chúng ta thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở nước ta. Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau đây: Ví dụ: Về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hoạt động 2: Những hình thức cơ bản của dân chủ. Thảo luận: * Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? Hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết. Ví dụ: - Công dân bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, bầu cử HĐND các cấp. - Trưng cầu ý kiến của dân. * Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? Hãy nêu những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết? Ví dụ: - HĐND tỉnh, huyện, xã do nhân dân địa phương bầu ra có nhiệm vụ thay mặt nhân dân quản lí xã hội (trên tất cả các lĩnh vực). * Nhóm 3: Hai hình thức dân chủ có mối quan hệ với nhau không? Vì sao? Mặt nào còn hạn chế? Giải pháp khắc phục? - Dân chủ trực tiếp và gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì: Đều là hình thức của chế độ dân chủ tập trung mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân. - Hạn chế của dân chủ gián tiếp: nguyện vọng của công dân không được phản ảnh trực tiếp mà thông qua người đại diện của mình và phụ thuộc khả năng người đại diện. Ví dụ: + Cán bộ xã thay mặt nhân dân quản lí đất đai, trên thực tế bán đất chia nhau hưởng lợi. + Một số cán bộ, Đảng viên, công chức không thực sự là công bộc của dân tham ô, tham nhũng, tiêu cực. => Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều là lợi ích của nhân dân có sự tham gia góp ý kiến của nhân dân. II. * Yêu cầu của nền dân chủ XHCN. - Hoàn thiện Nhà nước XHCN. - Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân nhân thật sự tham gia vào quá trình quản lí Nhà nước. - Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ. - Có cơ chế, biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng. - Ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, cực đoan. III. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA DÂN CHỦ. 1. Dân chủ trực tiếp. - Là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. 2. Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) - Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. 4. Củng cố và luyện tập. - Nền dân chủ XHCN hình thành với thắng lợi của cách mạng vô sản: xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ sở hữu XHCN về TLSX. Xây dựng, Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng là những vấn đề rất quan trọng để thực hiện dân chủ XHCN, xứng đáng với lí tưởng mà Bác Hồ từng mong mỏi. - Làm bài tập: Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn nhau không? Tại sao? + Dân chủ và tập trung, dân chủ và pháp luật, kỉ cương, kỉ luật không bài trừ và phủ định nhau; trái lại, chúng nằm trong sự thống nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề tồn tại và phát triển của nhau. Dân chủ XHCN không thể thực hiện được nếu những hành vi xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân không được xử lí kịp thời, đúng đắn. Vì vậy, để có dân chủ và dân chủ được thực hiện thì các quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành Hiếp pháp và pháp luật, đồng thời phải được thực hiện bằng các thiết chế tương ứng của Nhà nước. + Tuyệt đối hóa bất kì một mặt nào đó trong hai mặt trên đây (hoặc là mặt dân chủ, hoặc là mặt tập trung, kỉ cương, kỉ luật) đều dẫn đến hoặc là vô chính phủ hoặc là tập trung quan liêu. Dù là cực này hay cực kia đều mang lại nguy hại cho nền dân chủ chân chính của nhân dân. Đề cập đến vấn đề này, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ XHCN. Vì vậy, xét về thực chất, dân chủ gắn liền với kỉ cương, có khuôn khổ, trong vòng trật tự. Không thể có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỉ luật, kỉ cương” 5. Hoạt động nối tiếp. - Học bài 8, 9 và 10 để tiết sau kiểm tra một tiết. F. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 10 tiet 2.doc
Giáo án liên quan