1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Giáo viên giới thiệu khái quát về chương trình giáo dục công dân lớp 11
3. Giới thiệu bài học:
Trong cuộc sống hàng ngày, tất cả mọi người, đặc biệt là thanh niên phải thấy được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội. Phải có ý thức đưa đất nước đi lên, hòa mình vào sự phát triển của thế giới. Vậy chúng ta cần phải làm gì để thực hiện điều đó?
Trước hết chúng ta phải hiểu được vai trò và ý nghĩa của phát triển kinh tế, cần nắm được một số khái niệm cơ bản về sản xuất của cải vật chất và các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất. Vậy vai trò đó như thế nào, ý nghĩa và tầm quan trọng ra sao nội dung bài này sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản. Bây giờ thầy mời các em tìm hiểu nọi dung bài học .
87 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Trung Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à môi trường ở nước ta hiện nay.
- Do đặc điểm khí hậu, địa hình nên tài nguyên của nước ta rất đa dạng, phong phú => Hiệu quả kinh tế cao.
Tồn tại:
Tài nguyên: Khoang sản có nguy cơ cạn kiệt, diên tích rừng và diện tích đất canh tác bị thu hẹp, chất lượng đất bị suy thoái, mốt số loại động, thực vật quý hiếm co nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Môi trường: Việc nâng cao ý thức cho người dân chưa được nâng cao => Hiện tượng Đất,Không Khí,Nước có nguy cơ ô nhiễm nặng.
2. Mục tiêu, Phương hướng cơ bản của C/S tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu:
Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học góp phần phát triển KT-XH bền vững, nâng cao chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân.
- Phương Hướng
+ Tăng cường công tác quản lý của nhà nước.
+ Thường xuyên giáo dục, tuyen truyền ý thức, trách nhiệm cho người dân.
+ Coi trọng việc nghiên cứu khoa học-Công nghệ và mở rộng hợp tác quốc tế.
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường khai thác sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác.
3.Trách nhiệm công dân đối với C/S tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Chấp hành luật, C/S tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tích cực tham gia các hoạt đông ở địa phương.
- Động viên người khác chống lại các hành vi vi pham pháp luật.
4. Củng cố bài học:
Gv cũng cố lại các vấn đề trọng tâm của bài học. Yêu cầu học sinh nắm bắt.
5. Dặn Dò:
Học sinh học bài và làm bài đầy đủ.
Năm Học: 2011-2012 Thứ ngày tháng năm
Học Kỳ:II
Lớp:11
Tuần: 28+ 29 +30
Tiết:28+29+30 - Bài 13. CHÍNH SÁCH GD-DT,KH-CN VÀ VĂN HÓA.( 03 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là C/S GD-ĐT, KH-CN và văn hóa. Ví trí của các chính sách trên.
- Phương hướng,biện pháp cơ bản nhằm phát triển các lĩnh vực trên.
2. Kỹ năng:
Vận dụng được những chính sách trên đối với việc rèn luyện bản thân.
3. Thái độ:
- Tin tưởng và có những việc làm thiết thực, cụ thể đối với chính sách trên.
II. PHƯƠNG PHÁP.
Đàm thoại + Thuyết trình và một số phương pháp khác.
III. PHƯƠNG TIỆN.
SGK và các tài liệu liên quan.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mục tiêu và phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Tìm hiểu nhiệm vụ giáo dục- đào tạo.
Gv: Em hiểu gì về chính sách Giáo Dục Và Đào Tạo?
Yều cầu trả lời: Chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà nước.
Gv: C/S này có vị trí như thế nào?
Gv: Vậy nhiệm vụ GD-ĐT là gì?
Hoạt động 2.
- Tìm hiểu phương hướng cơ bản để phát triển GD-ĐT.
Gv: Để thực hiện được nhiệm vụ trên thì GD-ĐT cần có những phương hướng cơ bản nào?
Gv: Hướng dẫn học sinh phân tích từng phương hướng.
+ Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế.
1. Chính sách GD- ĐT.
a. Nhiệm vụ của GD-ĐT.
Là những biện pháp của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chát và năng lực cho mỗi công dân.
- Có vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn lực của con người.
- Đảng ta đã xác định: GD - ĐT là “ Một trong những quốc sách hàng đầu”.
- Một số nhiệm vụ:
+ Nâng cao dân trí.
+ Đào tạo nhân lực.
+Bồi dưỡng nhân tài.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển GD-ĐT.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của GD-ĐT.
+ Mở rộng quy mô GD-ĐT.
+ Tăng ngân sách cho GD-ĐT.
+ Thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực GD-ĐT.
4. Củng cố bài học:
- Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Gv nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh học bài và làm bài đầy đủ.
Thứ ngày tháng năm 2012
TPPCT: 29 - Bài 13. CHÍNH SÁCH GD- ĐT, KH-CN VÀ VĂN HÓA
( Tiết 02 )
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nói rõ chính sách giáo dục và đào tạo.
3.Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3.
Tìm hiểu nhiệm vụ của Khoa Học- Công Nghệ.
Gv: Cho học sinh phân tích trong SGK sau đó thảo luận câu hỏi: Khoa Học- Công Nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Nhiệm vụ đó nhằm mục đích gì?
Đảng và Nhà nước nhìn nhận nhiệm vụ đó của KH- CN như thế nào?
Hoạt động 4:
- Tìm hiểu phương hướng cơ bản để phát triển KH-CN.
Gv: Để thực hiện nhiệm vụ trên, Khoa học- Công nghệ cần phát triển theo những phương hướng nào?
Gv: Chốt lại vấn đề, hướng học sinh vào các phương hướng cụ thể?
2. Chính sách KH-CN.
a. Nhiệm vụ của Khoa học và Công Nghệ.
- Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuôc sống đặt ra.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đổi mới và nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao trình độ quản lí hiệu quả của hoạt động KH-CN.
b. Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa Học- Công Nghệ.
- Đổi mới cơ chế quản lý KH-CN nhằm khai thác mọi tiềm năng, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
- Tạo thị trường cho KH-CN phát triển.
- Xây dựng tiềm lực KH-CN tập trung nghiên cứu cơ bản được hương ứng dụng.
- Tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực Khoa Học- Xã Hội, ứng dụng chuyển giao Khoa Học Công Nghệ.
4. Củng cố bài học:
Thực hiện nhưng phương pháp trên sẽ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt đông Khoa Học- Công Nghệ, đồng thời đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh học bài và làm bài đầy đủ.
Thứ ngày tháng năm 2012
TPPCT 30 - BÀI 13: CHÍNH SÁCH GD-ĐT-KH-CN VÀ VĂN HÓA. ( tiết 03 )
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1.Ổn điịnh tổ chức lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
C/s KH-CN và phương hướng?
3.Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- Tìm hiểu về nội dung chính sách văn hóa.
Gv: Em hãy giải thích về khái niệm văn hóa?
- Các di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.
Gv: Nhiệm vụ văn hóa là gì?
Gv: Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phát triển nền văn háo theo những phương hướng nào? Giải thích tác dụng của những phương hướng vừa nêu?
Hoạt động 2:
Tìm hiểu trách nhiệm công dân đối với các chính sách GD – ĐT, KH – CN, Văn hóa.
3. Chính sách văn hóa.
a. Nhiệm vụ của văn hóa.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức,thể chất và năng lực sáng tạo.
b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dan tộc.
- Làm cho chủ nghĩa Mac- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
- Kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa dân tộc.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của người dân.
4.Trách nhiệm của công dân đối với C/S GD-ĐT, KH-CN và Văn Hóa.
- Tin tưởng và chấp hành chủ trương C/s của Đảng.
- Thường xuyên nâng cao tinh thần và việc coi trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc.
- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kỹ thuậ, hiện đại để lam cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
4. Củng cố bài học:
- Gv nhấn mạnh lại những vấn đề trọng tâm của toàn bài.
- Có mốt số bài trắc nghiệm nhanh cho học sinh.
5. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh học và làm bài đầy đủ.
Năm Học: 2011- 2012. Thứ ngày tháng năm 2012
Học Kỳ: II
Lớp: 11
Tuần: 31
TPPCT: 31- BÀI 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH. ( 01 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Về Kiến Thức:
- Giúp học sinh hiểu được vai trò nhiệm vụ của Quốc Phòng và An ninh
- Phương hướng, biện pháp thực hiên Quốc Phòng- An Ninh
2. Kỹ Năng Thái Độ:
- Xác định được trách nhiệm, nhiệm vụ của học sinh đối với việc thực hiện chính sách Quốc Phòng- An Ninh.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Đàm thoại, diễn giảng một số phương pháp khác.
III. Phương giảng dạy:
- SGK và các tư liệu, tài liệu liên quan.
IV. Hoạt Động Trên Lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nói rõ trách nhiệm của công dân đối với C/S GD- ĐT, KH-CN và Văn Hóa?
3. Giảng bài mới.
- Gv khái quát lại những nội dung đã học. Và nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- Em hiểu thế nào là chính sách Quốc Phòng- An Ninh?
- Vì sao trong tình trạng hiện nay chúng ta phải tăng cường Quốc Phòng- An Ninh?
- Quốc Phòng - An Ninh co vai trò như thế nào?
Gv: Theo các em nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc bao gồm những nội dung gì?
Gv hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu văn kiện Đảng tai Đại Hội IX ( Trang 181 ).
Gv: Công dân phải có những trách nhiệm gì?
1. Vai trò và nhiệm vụ của Quốc Phòng- An ninh.
a. Vai trò của Quốc Phòng- An Ninh.
- Vô cùng quan trọng, trực tiếp giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
b. Nhiện vụ của Quốc Phòng- An ninh.
- Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa.
- Bảo vệ Đảng, Nhà Nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
2.Phương hướng cơ bản.
- Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
- Xây dựng quân đôi nhân dân và công an nhân dân chính quy hiện đại.
- Thường xuyên tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
3. Trách nhiệm của công dân.
- Tin tưởng vào chính sách Quốc Phòng và An Ninh của Đảng và nhà nước.
- Thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác, trước mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù.
- Chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh và bí mật quốc gia.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Tham gia các hoạt động trên lĩnh vực Quốc Phòng và An Ninh ở nơi cư trú.
4. Củng cố bài học:
Gv cũng cố lại những vấn đề đã học. Có một số câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh.
5. Dặn dò:
Yêu cầu học sinh học bài và làm bài đầy đủ.
File đính kèm:
- GA lop 11 da chinh sua.doc