I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
- Nêu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kỹ năng
Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ
- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
II. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu
- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
- Tài liệu tham khảo khác:
+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
2. Phương tiện
- Máy vi tính, đèn chiếu (projector).
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ (sơ đồ mối liên hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất, sơ đồ hợp thành từng yếu tố sản xuất, sơ đồ về nội dung của phát triển kinh tế), biểu bảng,
65 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau
Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ
Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 31: Cạnh tranh nhằm mục đích gì?
Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
Giành ưu thế về khoa học và công nghệ
Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng
Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán
Tất cả các mục đích trên
Câu 32: Mục đích của cạnh tranh là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Nhằm thu lợi nhuận nhiều nhất
Nhằm mua, bán hàng hóa với giá cả có lợi nhất
Giành các điều kiện sản xuất thuận lợi nhất
Giành lợi ích tối đa cho mình
Câu 33: Nhà nước sử dụng công cụ, biện pháp gì để khắc phục, điều tiết mặt hạn chế của cạnh tranh?
Thông qua giáo dục
Thông qua hệ thống pháp luật
Các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp
Tất cả các công cụ, biện pháp trên
Câu 34: Cạnh tranh có mấy loại:
3 loại
4 loại
5 loại
6 loại
Câu 35: Đâu là mặt tích cực của cạnh tranh?
Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên
Làm cho môi trường, môi sinh mất cân bằng nghiêm trọng
Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường
Câu 36: Đâu là mặt hạn chế của cạnh tranh?
Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên
Khai thác tối đa mọi nguồn lực
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường
Câu 37: Những nhân tố khách quan nào ảnh hưởng tới giá cả thị trường?
Giá trị thị trường của hàng hóa
Cung – cầu hàng hóa và sức mua của tiền
Cạnh tranh trên thị trường
Cả a, b, c
Câu 38: Cung – cầu là quy luật kinh tế. Thế nào là cầu?
Là nhu cầu của thị trường về hàng hóa
Là nhu cầu của người mua hàng hóa
Là sự mong muốn, sở thích của người tiêu dùng
Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định
Câu 39: Thế nào là cung hàng hóa?
Là số lượng hàng hóa xã hội sản xuất ra
Là toàn bộ số hàng hóa đem bán trên thị trường
Là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định
Là toàn bộ khả năng cung cấp hàng hóa cho thị trường
Câu 40: Quan hệ cung – cầu có ảnh hưởng đến:
Giá trị hàng hóa
Giá cả hàng hóa
Giá trị thặng dư
Cả a, b, c đều đúng
Câu 41: Đâu là biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu?
Cung – cầu tác động lẫn nhau
Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu
Cả a, b, c
Câu 42: Nội dung nào sau đây đề cập đến vai trò của quan hệ cung – cầu?
Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau
Là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh
Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hóa
Tất cả các nội dung trên
Câu 43: Nội dung nào thể hiện sự vận dụng quan hệ cung – cầu của Nhà nước?
Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp
Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu
Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung – cầu để có lợi
Cả a và b đều đúng
Câu 44: Nội dung nào thể hiện sự vận dụng quan hệ cung – cầu của người sản xuất, kinh doanh?
Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp
Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu
Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung – cầu để có lợi
Cả b và c đều đúng
Câu 45: Nội dung nào thể hiện sự vận dụng quan hệ cung – cầu của người tiêu dùng?
Điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp
Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung – cầu
Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung – cầu để có lợi
Tất cả đều sai
GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN KIẾN THỨC (LÝ THUYẾT)
Câu 1: Trình bày nội dung và biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nội dung khái quát: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+ Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
. Đối với từng hàng hóa, phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó.
. Đối với tổng số hàng hóa, phải đảm bảo sao cho tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.
+ Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
. Đối với từng hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
. Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Câu 2: Cạnh tranh có những loại nào? Nêu ví dụ minh họa.
Các loại cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
Ví dụ: Tại khu chợ A, có nhiều người cùng bán một loại trái cây (như thanh long, cam, nhãn, táo), nhưng lượng khách hàng thì ít. Vì thế, giữa họ tất yếu cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy, họ phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng hóa, thái độ phục vụ, địa điểm thuận lợi, giá thấp để bán được nhiều hàng.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
Ví dụ 1: Tại một thời điểm trong phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của công ty X được niêm yết với số lượng xác định, có ít người muốn bán, nhưng lại có nhiều người muốn mua cổ phiếu của công ty này. Để mua được, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh với nhau bằng cách đưa ra mức giá cao và tất nhiên người đặt giá cao hơn sẽ mua được cổ phiếu đó.
Ví dụ 2: Phòng cảnh sát giao thông A vừa ra thông báo bán hóa giá một số xe gắn máy bị giam giữ do vi phạm luật giao thông đã quá hạn nộp tiền phạt mà chủ xe không đến chuộc lại, có nhiều người đến xin đấu giá để mua. Để mua được, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh với nhau bằng cách đưa ra mức giá cao, người nào đưa ra giá cao nhất sẽ mua được các xe đó.
Ví dụ 3: Ông A đã nhờ đăng báo bán đấu giá một ngôi biệt thự ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng nửa tháng sau có nhiều người cùng lúc đến hỏi mua. Những người mua cạnh tranh với nhau bằng cách lần lượt nâng mức giá tăng dần. Cuối cùng, ông A đã bán ngôi biệt thự ấy cho người trả giá cao nhất.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Ví dụ 1: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc trong ngành hàng may mặc với nhau như giữa công ty TNHH Thời trang xanh cơ bản và công ty cổ phần dệt may Thành Công, giữa công ty may Việt Tiến với các công ty dệt may khác.
Ví dụ 2: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất xe mô tô.
Ví dụ 3: Cạnh tranh giữa các công ty sản xuất sữa với nhau; cạnh tranh giữa các công ty sản xuất giấy với nhau.
- Cạnh tranh giữa các ngành.
Ví dụ: Cạnh tranh giữa ngành dệt may với ngành giày da để giành giật nơi đầu tư và các điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi.
- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài.
Ví dụ 1: Cạnh tranh giữa Việt Nam với Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ để giành giật thị trường, các hợp đồng, các đơn đặt hàng lương thực (gạo) xuất khẩu.
Ví dụ 2: Cạnh tranh giữa mặt hàng cá tra, cá “ba sa” của Việt Nam và cá da trơn của Mỹ.
Ví dụ 3: Cạnh tranh giữa các sản phẩm dệt may, giày da xuất khẩu của nước ta với nước ngoài.
Câu 3: Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- KN: Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
- Những biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu:
+ Cung – cầu tác động lẫn nhau:
. Khi cầu tăng à sản xuất mở rộng à cung tăng.
. Khi cầu giảm à sản xuất giảm à cung giảm.
+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
. Khi cung = cầu à giá cả = giá trị.
. Khi cung > cầu à giá cả < giá trị.
. Khi cung giá trị.
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:
. Khi giá cả tăng à sản xuất mở rộng à cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng.
. Khi giá cả giảm à sản xuất giảm à cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng.
Câu 4: Trình bày tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức.
+ Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Ngày tháng năm 2010
Ký duyệt
File đính kèm:
- GDCD 11.doc