- GV: Đặt vấn đề: Các em đã biết, Việt Nam chúng ta được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” vì tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay thì như thế nào?
- GV: Tổ chức cho lớp thảo luận. Chia lớp thành 3 nhóm. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Chứng minh nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
+ Nhóm 2: Đánh giá thực trạng tình hình tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống ở nước ta hiện nay.
+ Nhóm 3: Những nguyên nhân tác động xấu đến tài nguyên, môi trường sống.
- HS: Thảo luận nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Trường THPT Gò Quao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 26
BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
{
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
+ Hiểu được thực trạng tài nguyên, môi trường và những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng
+ Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ
+ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước.
+ Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
+ SGK, SGVGDCD lớp 11, hình ảnh, câu chuyện, thông tin, số liệu liên quan đến bài học, giấy A0, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Em nhận xét gì về tình hình dân số nước ta hiện nay? Mục tiêu của chính sách dân số nước ta hiện nay là gì?
- Em nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay? Em nhận thấy mình có trách nhiệm gì đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?
3. Trình bày tài liệu mới
Vào bài:
Cho HS xem hình ảnh với chủ đề tài nguyên – môi trường. Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người và sự phát triển của xã hội. Trên thế giới, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. “Cứu lấy Trái đất” là nhiệm vụ của nhân loại.
Nội dung bài mới
Nội dung bài học
Hoạt động thầy – trò
1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Thuận lợi: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta rất đa dạng: Đất đai màu mỡ; rừng có nhiều loài quý hiếm; biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, nhiều hải sản quý; không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào;. thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
- Khó khăn:
+ Về tài nguyên: khai thác không hợp lý, có nguy cơ bị cạn kiệt.
+ Về môi trường: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không không khí và đất xuất hiện ở nhiều nơi.
- Nguyên nhân: Hậu quả trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính.
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường không cao.
+ Chưa phát huy nguồn lực tham gia vào bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Dân số tăng nhanh gây gây tác động xấu đến tài nguyên môi trường.
2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
+ Góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Phương hướng cơ bản:
+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
+ Khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại.
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương.
- Vận động mọi người cùng thực hiện.
- GV: Đặt vấn đề: Các em đã biết, Việt Nam chúng ta được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” vì tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay thì như thế nào?
- GV: Tổ chức cho lớp thảo luận. Chia lớp thành 3 nhóm. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Chứng minh nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
+ Nhóm 2: Đánh giá thực trạng tình hình tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống ở nước ta hiện nay.
+ Nhóm 3: Những nguyên nhân tác động xấu đến tài nguyên, môi trường sống.
- HS: Thảo luận nhóm.
- HS: Cử đại diện nhóm lên ghi lên bảng.
- GV: Nhận xét, giảng giải, từng nội dung.
*Nội dung cần đạt được:
-Tài nguyên nước ta phong phú đa dạng:
+ khoáng sản:phong phú, trữ lượng lớn.
+ Đất đai:màu mỡ, phì nhiêu.
+ Rừng:có nhiều loai động vật phí hiếm
+ Biển: rộng, có nhiều phong cảnh đẹp,
+ Không khí, ánh sáng, nguồn nước:dồi dào thuận lợi;..
- Thực trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta:
+ Tài nguyên: khoáng sản khai thác không hợp lý, có nguy cơ bị cạn kiệt; rừng bị tàn phá, diện tích ngày càng bị thu hẹp; động vật quí hiếm đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng; đất đai bạc màu, chất lượng giảm, xói mòn độ phì nhiêu kém;..
+ Môi trường: Ô nhiễm nước, chất bẩn trong nước cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nước mặt lẫn nước ngầm, các loại chất thải công nghiệp chưa xử lý gây ô nhiễm trầm trọng đến hệ thống sông ngòi, tăng ô nhiễm nguồn nước; Ô nhiễm đất: Môi trường đất bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng nề, con người tàn phá rừng làm đẩy mạnh quá trình rửa trôi, xói mòn, bạc màu đất,.; Ô nhiễm không khí: Môi trường khí quyển biến đổi ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật, làm lượng khí độc hại tăng lên.
- Nguyên nhân:
+ Ý thức của con người, trình độ dân trí thấp.
+ Dân số tăng nhanh.
+ Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển mạnh.
+ Công tác vận động tuyên truyền còn yếu.
+ Chính sách chưa đảm bảo.
+ Pháp luật chưa nghiêm;.
- GV: Chuyển ý: để giải quyết vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường như thế nào?
- GV: Mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường được đặt ra như thế nào?
- HS: Thảo luận, phát biểu ý kiến.
- GV: Giảng giải, phân tích từng mục tiêu.
- GV: Phương hướng cơ bản để thực hiện được mục tiêu nêu trên?
- HS: thảo luận, phát biểu ý kiến.
- GV: Giảng giải, phân tích từng phương hướng.
- GV: Theo các em, vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường có phải chỉ là việc của một quốc gia, một khu vực nào đó hay là việc chung của toàn nhân loại?
- GV: kết luận, chuyển ý. Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương lai.
-GV: Là một công dân, chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống?
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân.
- GV: Liệt kê ý kiến của HS, nhận xét, khắc sâu kiến thức.
- GV: Nhận xét của em về ý thức bảo vệ môi trường của những người xung quanh em? Trách nhiệm của em với việc bảo vệ môi trường ở trường, lớp là gì? Em đã từng làm được gì?
- HS: Thảo luận, phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, góp ý.
- GV: Em rút ra bài học gì sau khi học xong bài này?
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến.
- GV: Nhận xét, mở rộng kiến thức, kết luận toàn bài.
4. Củng cố
- Củng cố: Gọi HS hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài.
Tài nguyên thiên nhiên, môi trường có vai trò có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người và sự phát triển của mỗi quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, cứu lấy tài nguyên thiên nhiên, môi trường là hành động chung của loài người.
5. Dặn dò:
Ôn bài 8, 9, 11,12 kiểm tra 1 tiết
File đính kèm:
- bai 12.doc