I. MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục học về nhân hóa.
2. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ?
3. Ôn luyện về dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- GV: Giáo án, bảng trình chiếu điện tử ( bài hát có sử dụng phép nhân hóa, hình ảnh bèo lục bình, cây bèo lục bình thật, chiếc xe lu, bài tập trắc nghiệm, trò chơi lật hình )
- HS: Chuẩn bị nôi dung các bài tập ở sách giáo khoa, các bông hoa để lựa chọn phương án đúng, vở, bút, thước,
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên giỏi "dạy học bằng giáo án điện tử" Năm học 2007 - 2008 Giáo viên: Võ Thị Lê Khối 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI
"DẠY HỌC BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ"
Năm học 2007 - 2008
Người dạy : Võ Thị Lê Khối 3
Trường tiểu học Trương Hoành
Luyện từ và câu
NHÂN HÓA
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN
Ngày soạn
15/3/2008
Tiết
28
Ngày giảng
25/3/2008
I. MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục học về nhân hóa.
2. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ?
3. Ôn luyện về dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- GV: Giáo án, bảng trình chiếu điện tử ( bài hát có sử dụng phép nhân hóa, hình ảnh bèo lục bình, cây bèo lục bình thật, chiếc xe lu, bài tập trắc nghiệm, trò chơi lật hình … )
- HS: Chuẩn bị nôi dung các bài tập ở sách giáo khoa, các bông hoa để lựa chọn phương án đúng, vở, bút, thước,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
(chiếu slide 1) : Chuẩn bị ổn định cho tiết học.
A. Kiểm tra bài cũ : (4 phút) Kiểm tra hai học sinh (chiếu slide 2)
. 1/Trong khổ thơ sau: Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh
Sáng rồi, đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh !
Con vật nào được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào?
2/Em hãy đặt một câu có phép nhân hóa bằng cách dùng từ ngữ gọi người để gọi sự vật?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : (1 phút) Nhân hóa –Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?- Dấu chấm,dấu chấm hỏi, dấu chấm than. ( chiếu slide 3)
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
THẦY
TRÒ
Hoạt động1 a. Bài tập 1 : (8 phút)
( chiếu slide 4 )
- Gọi HS đọc đề bài tập 1
- HS đọc đề bài tập 1
-Em nào đã nhìn thấy cây bèo lục bình?
Cho HS xem tranh bèo lục bình, cây bèo lục bình thật và giảng từ: bèo lục bình
-Em đã nhìn thấy chiếc xe lu chưa?
-Cho HS xem tranh xe lu
-Xe lu dùng để làm gì?
Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1
-Yêu cầu HS thảo luận N 4 theo yêu cầu của GV
( chiếu slide 5 )
-GV kết luận
-GV kết luận
-“ Người tớ to lù lù” nghĩa là gì?
-Trong đời sống hàng ngày, các từ tôi, tớ thường dùng để gọi đối tượng nào?
-Em có nhận xét gì khi cây cối, sự vật tự xưng bằng các từ xưng hô của người?
-Qua bài tập 1, em biết thêm gì về phép nhân hóa?
( chiếu slide 6 )
GV tổng kết: Khi cây cối, con vật, sự vật……
-Cho 2 HS đọc lại phần tổng kết
-Yêu cầu HS đặt câu…
HS xem tranh , cây bèo lục bình thật
-HS xem tranh chiếc xe lu
-Lăn, đầm đường cho bằng, phẳng đều mặt đường
-HS nêu yêu cầu bài tập 1
HS thảo luận -Đại diện nhóm trình bày
-N1: cây cối- bèo lục bình, bèo lục bình tự xưng là tôi….
-N2: sự vật- chiếc xe lu, chiếc xe lu tự xưng là tớ…
-Ý nói thân xe lu rất to
- Gọi người
-…Đây là một cách nhân hóa
- Sự vật, cây cối cũng có thể được nhân hóa…
- HS đọc lại phần tổng kết
-HS đặt 1 câu có phép nhân hóa vừa học…
( chiếu slide 6 ) chuyển qua nội dung 2
b. Bài tập 2 : (5 phút)
( chiếu slide 8 )
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu bài tập 2
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
( chiếu slide 9 )
-Cần căn cứ vào bộ phận nào để tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
-Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi, tự trả lời rồi gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
- GV theo dõi HS làm bài, nhận xét
- Căn cứ vào bộ phận đứng sau từ “ để”
- HS nhẩm thầm, tự đặt câu hỏi, tự trả lời rồi gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Vào vở
- GV chữa bài: Yêu cầu 1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời và xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ?
( lần lượt chiếu các slide10,11,12 theo từng câu hỏi )
- GV lần lượt chốt lại ý đúng mỗi câu, liên hệ-giáo dục.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
( chiếu slide 13 )
GV: Bộ phận đứng sau từ”để” chính là bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ?
( chiếu slide 14 ) chuyển qua nội dung 3
c. Bài tập 3 : (7 phút)
( chiếu slide 15 )
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Trong truyện vui có mấy ô trống?
- 5 ô trống
- 5 ô trống này cần điền những dấu câu nào?
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- Cho HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở
-HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở BT
- Giáo viên theo dõi HS làm bài –Nhận xét
- GV chữa bài: Ô thứ 1 (.), ô thứ 2 (?), ô thứ 3 (!),ô thứ 4 (.),ô thứ 5 (?) ( mỗi câu yêu cầu HS giải thích vì sao em chọn dấu câu đó )
- HS chọn dấu câu và giải thích
- Ví dụ: Ô thứ 1 chọn dấu chấm vì đây là nội dung kể lại sự việc…
-GV hướng dẫn cách đọc – 2 HS đọc lại bài
-Qua nội dung truyện “ Nhìn bài của bạn”, em thấy có gì vui?
-GV nêu lưu ý cho HS
– 2 HS đọc lại bài
-…bạn Phong học thể dục mà mẹ bạn tưởng là làm bài kiểm tra…
Hoạt động 2
Bài tập thực hành: (5 phút)
( chiếu slide 17 )
-GV hướng dẫn…
-HS xác định yêu cầu bài tập
1/ Chọn phương án điền dấu câu đúng:
A. Nghe tin tôi mừng lắm. Trong cả cánh rừng này còn ai chạy nhanh hơn tôi nữa !
-HS chọn phương án đúng
B. Nghe tin tôi mừng lắm. Trong cả cánh rừng này còn ai chạy nhanh hơn tôi nữa ?
B. Nghe tin tôi mừng lắm. Trong cả cánh rừng này còn ai chạy nhanh hơn tôi nữa ?
C. Nghe tin tôi mừng lắm! Trong cả cánh rừng này còn ai chạy nhanh hơn tôi nữa .
-GV kết luận B là phương án đúng.
-Vì sao em chọn B là phương án đúng ?
- Nghe tin tôi mừng lắm.Đây là nội dung kể lại sự việc..
- Trong cả cánh rừng này còn ai chạy nhanh hơn tôi nữa ? Đây là nội dung dùng để hỏi.
( chiếu slide 18 ) Hỏi đáp
2/ Em A đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì? Em B trả lời câu hỏi của em A và xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
-GV yêu cầu hai nhóm thực hiện
-GV liên hệ, giáo dục
-Em A: Lan chăm học để làm gì ?
-Em B: Lan chăm học để đạt kết quả tốt vào cuối năm. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? là để đạt kết quả tốt vào cuối năm.
( chiếu slide 19 )
Trò chơi: (5 phút) Chọn ô và đặt câu có sử dụng phép nhân hóa theo hình trong ô. Đoán tên bài hát theo các hình ở các ô
GV hướng dẫn hình gồm 4 ô vuông, từ số1 đến số 4, dưới mỗi ô là 1 tranh có kèm theo câu hỏi trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền ưu tiên.Trong đó có 1ô may mắn thưởng 10 điểm, trả lời đúng tên bài hát được thưởng 20 điểm
GV tổng kết điểm, tuyên dương
-Hai đội tham gia trò chơi
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
( chiếu slide 20 )
- Đọc bài thơ, đoạn văn hay bài hát tìm ra các hiện tượng nhân hóa
- Đặt 3 câu hỏi có cụm từ Để làm gì ?
- Làm bài tập 3/86 vào vở luyện
-Chuẩn bị bài mới: Mở rộng vốn từ: Thể thao- Dấu phẩy
- Nhận xét tiết học
( chiếu slide 21 ): Bài hát và hình ảnh
Chị ong nâu và em bé
-Cả lớp hát bài : Chị ong nâu và em bé
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- Giao an thi GVG 20072008.doc