Giáo án Dự thi giáo viên dạy giỏi thị xã Hoàng Mai môn Hóa học 8 - Tiết 48, Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro (Tiết 2)

A. Mục tiêu.

 1. Kiến thức: HS biết được: - Tính chất vật lí của hidro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

- Tính chất hoá học của hiđro: Tác dụng với oxi, tác dụng với oxit kim loại. Khái niệm về tính khử.

- ứng dụng của hidro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

 2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí, hóa học của hidro.

- Viết phương trình hóa học minh họa về tính khử của hiđro.

- Tính thể tích khí hiđro (đktc) tham gia và sản phẩm.

 B. Chuẩn bị.

 + Dụng cụ: ống thủy tinh thông 2 đầu, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thuỷ tinh, nút cao su.

 + Hoá chất: Zn, dung dịch HCl, bột CuO.

C. Phương pháp.

- Đàm thoại tìm tòi kết hợp sử dụng thí nghiệm hóa học và tranh vẽ.

- Học sinh làm việc độc lập theo cá nhân và theo nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dự thi giáo viên dạy giỏi thị xã Hoàng Mai môn Hóa học 8 - Tiết 48, Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi thị xã Hoàng Mai Chu kỳ 2013-2015 Dạy tiết 2 thứ 3, sáng ngày 25 tháng 2 năm 2014 - Lớp 8 B. Tiết 48 Bài 31. Tính chất - ứng dụng của hiđro ( tiết 2 ). A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: HS biết được: - Tính chất vật lí của hidro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước. - Tính chất hoá học của hiđro: Tác dụng với oxi, tác dụng với oxit kim loại. Khái niệm về tính khử. - ứng dụng của hidro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp. 2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí, hóa học của hidro. - Viết phương trình hóa học minh họa về tính khử của hiđro. - Tính thể tích khí hiđro (đktc) tham gia và sản phẩm. B. Chuẩn bị. + Dụng cụ: ống thủy tinh thông 2 đầu, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thuỷ tinh, nút cao su. + Hoá chất: Zn, dung dịch HCl, bột CuO. C. Phương pháp. - Đàm thoại tìm tòi kết hợp sử dụng thí nghiệm hóa học và tranh vẽ. - Học sinh làm việc độc lập theo cá nhân và theo nhóm. D. Hoạt động Dạy - Học. Hoạt động 1: Bài cũ. Nêu tính chất vật lí của hiđro? Viết phương trình hóa học của hiđro tác dụng với oxi ? GV cho HS viết PTHH ở gốc trái bảng và dữ lại cuối giờ. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 2 ( /) GV : ta đã biết hidro hóa hợp được với đơn chất oxi, vậy hidro có chiếm được oxi của hợp chất không ta nghiên cứu tính chất sau. 2. Tác dụng với đồng oxit. Gv : Hiđro có tác dụng được với CuO không ? Ta thực hiện TN sau : GV : Yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm biễu diễn của giáo viên và trả lời các câu hỏi sau : Bột CuO trước khi làm thí nghiệm có màu gì ? Làm gì để kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro ? GV: Sau khi kiểm tra độ tinh khiết của khí H2 và tiến hành dẫn qua ống đựng CuO. GV: ở nhiệt độ thường khí H2 có tác dụng được với CuO không ? GV nung nóng bột CuO có khí hidro đi qua và hỏi: Vậy H2 có phản ứng với CuO nung nóng không ? GV : Nêu hiện tượng quan sát được ? Chất rắn màu đỏ là chất gì ? Ngoài đồng ra ta còn thu được những sản phẩm nào ? GV yêu cầu HS: - Nhận xét và viết PTPƯ xãy ra. GV? Trong phản ứng trên H2 đã đã chiếm nguyên tố oxi của hợp chất nào ? GV: H2 chiếm oxi của CuO. Do đó người ta nói rằng H2 có tính khử. GV trong phản ứng với oxi, khí hiđro có chiếm oxi của đơn chất oxi không ? khi đó H2 thể hiện tính gì ? Em hãy so sánh với tính chất của khí O2 ? ( H2 thể hiện tính khử, O2 thể hiện tính oxi hóa). GV thông báo: Tương tự, ở nhiệt cao khí H2 khử được một số oxit kim loại như Fe2O3; HgO; PbO…sinh ra kim loại và nước. GV: yêu cầu hs lên bảng làm. GV: Nhận xét bài làm của HS. GV: Ở nhiệt độ khác nhau khí H2 đã chiếm ngtố oxi của một số oxit kim loại. Đây là phương pháp điều chế kim loại. ? Rút ra kết luận về tính chất của H2. GV nhận xét. Hoạt động 3 ( /) III. ứng dụng GV treo bảng phụ hình 5.3 SGK, yêu cầu học sinh quan sát. ? Nêu những ứng dụng của H2và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó. GV nhận xét chốt lại. 2. Tác dụng với đồng oxit. a. Thí nghiệm : - Nhận xét + ở nhiệt độ thường khí H2 không tác dụng với CuO. + ở nhiệt độ khoảng 4000C thì khí H2 đã tác dụng CuO tạo ra Cu và H2O. - PTHH: H2 + CuO H2O + Cu Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong h/c CuO. H2 có tính khử. Tương tự, ở nhiệt cao khí H2 khử được một số oxit kim loại như Fe2O3; HgO; PbO…sinh ra kim loại và nước. HS làm bài tập vào vở. a.Fe2O3+3H2 2Fe + 3H2O b. HgO + H2 Hg + H2O c. PbO + H2 Pb + H2O Kết luận : Ở nhiệt độ thích hợp, khí H2 không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí H2 có tính khử. Các phản ứng này đều toả nhiệt. III. ứng dụng - Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, đèn xì oxi - hiđro. - Là nguyên liệu sản xuất NH3, axit và hợp chất hữu cơ. - Làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit. - Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không. Hoạt động 4 ( /) Củng cố GV hệ thống lại nội dung bài. Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập sau: Bài tập 1: Chọn cụm từ thích hợp trong ngoặc( tính oxi hóa; tính khử; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất ) để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Trong các chất khí, hiđro là khí………(1)… Khí hiđro có………(2)…Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ………(3)……..vì…………(4)……của chất khác; CuO có……(5)………..vì……(6)…..cho chất khác. Bài tập 2: Khử hoàn toàn 48g CuO bằng khí H2. Hãy: a. Tính số gam Cu thu được. b. Tính thể tích khí hiđro ở đktc cần dùng. Hoạt động 5 ( /) Bài tập về nhà : Bài 4, 5 (SGK Tr : 109) và bài 31.5; 31.6 SBTHH.

File đính kèm:

  • docGiao an thi giao vien gioi thi xa Hoa hoc 8.doc