- Gv gọi hs đọc phần sự kiện trong sách giáo khoa.
- Gv cho hs thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.( 6 nhóm, hai nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một câu hỏi)
Kĩ thuật khăn trải bàn được thực hiện như sau:
Mỗi một nhóm gồm có 6 em, dùng tờ giấy A3 đặt chính giữa bàn và gọi nó là khăn trải bàn. Tờ giấy được chia thành 7 phần, 1 phần chính giữa dùng để ghi ý kiến chung của mọi người sau khi thảo luận. 6 phần xung quanh tờ giấy được chia đều cho 6 bạn ghi ý kiến của cá nhân sau khi giáo viên đặt câu hỏi trong thời gian 2 phút. Sau thời gian quy định 6 bạn đã trình bày ý kiến cá nhân sẽ cùng nhau thảo luận ( 2 phút ) để tìm ra ý chung nhất cho câu trả lời và bạn thư kí của nhóm sẽ tổng hợp ý kiến rồi ghi vào chính giữa của tờ giấy ( 1 phút ), bạn nhóm trưởng đại diện nhóm trình bày câu trả lời của nhóm ( 1 phút ).
Câu 1: Hãy nêu nhận xét của em về tình hình tai nạn giao thông đường bộ qua một số năm thông qua bảng thống kê trên và cho biết mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra?
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đường bộ? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
Câu 3: Theo em làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
+ Hs trả lời câu hỏi của nhóm mình, nhóm còn lại có cùng nội dung câu hỏi có quyền nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung từng nội dung câu hỏi và cho hs quan sát một số hình ảnh chứng minh cho câu trả lời.
- Gv tiểu kết nội dung và chuyển sang nội dung khác.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi động não
Câu 1: Em hãy cho biết những nguyên nhân phổ biến thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ?
+ Hs trả lời và bổ sung
- Gv nhận xét và tiểu kết nội dung câu trả lời rồi cho hs tự ghi nội dung vào vở.
- Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
Câu 2: Hãy cho biết quy định của pháp luật đối với người đi bộ?
+ Hs trả lời và bổ sung
- Gv nhận xét và tiểu kết nội dung câu trả lời rồi cho hs tự ghi nội dung vào
7 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử dự thi môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 23, Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 1) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BUÔN ĐÔN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒ TÙNG MẬU
TỔ XÃ HỘI
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ DỰ THI
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 6
BÀI 14:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG( TIẾT 1)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
BUÔN ĐÔN, THÁNG 11/ 2011
TIẾT 23: BÀI 14:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ( TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ và người đi xe đạp.
2/ Kĩ năng:
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng với những hành vi vi phạm pháp
luật về an toàn giao thông.
- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn
bè cùng thực hiện tốt.
3/ Thái độ:
- Tôn trọng những quy định về an toàn giao thông.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi
phạm trật tự an toàn giao thông.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
- kĩ năng tư duy sáng tạo
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1/ Các phương pháp – kĩ thuật dạy hoc:
- Phương pháp động não
- Phương pháp xử lí tình huống
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật trình bày một phút
2/ Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa, sách bài tập, máy chiếu, giấy A3, bút viết bảng.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Khám phá:
Giáo viên cho học sinh xem một hình ảnh về tai nạn giao thông.
Giáo viên đặt câu hỏi:
Hãy cho biết hình ảnh vừa xem có nội dung gì?
Học sinh trả lời: Hình ảnh có nội dung nói về một vụ tai nạn giao thông. Giáo viên dẫn dắt vào nội dung tiết học.
2/ Kết nối:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận nhóm phần thông tin, sự kiện
- Giáo viên (Gv) cho học sinh ( hs) quan sát bảng thông tin về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trong những năm gần đây.
Năm
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
2006
14. 668
12. 719
11. 273
2007
14. 600
13. 200
10. 500
2008
12. 163
11. 318
7. 885
2009
12. 492
11. 516
7. 914
2010
14. 442
11. 449
10. 633
- Gv gọi hs đọc phần sự kiện trong sách giáo khoa.
- Gv cho hs thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.( 6 nhóm, hai nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một câu hỏi)
Kĩ thuật khăn trải bàn được thực hiện như sau:
Mỗi một nhóm gồm có 6 em, dùng tờ giấy A3 đặt chính giữa bàn và gọi nó là khăn trải bàn. Tờ giấy được chia thành 7 phần, 1 phần chính giữa dùng để ghi ý kiến chung của mọi người sau khi thảo luận. 6 phần xung quanh tờ giấy được chia đều cho 6 bạn ghi ý kiến của cá nhân sau khi giáo viên đặt câu hỏi trong thời gian 2 phút. Sau thời gian quy định 6 bạn đã trình bày ý kiến cá nhân sẽ cùng nhau thảo luận ( 2 phút ) để tìm ra ý chung nhất cho câu trả lời và bạn thư kí của nhóm sẽ tổng hợp ý kiến rồi ghi vào chính giữa của tờ giấy ( 1 phút ), bạn nhóm trưởng đại diện nhóm trình bày câu trả lời của nhóm ( 1 phút ).
Câu 1: Hãy nêu nhận xét của em về tình hình tai nạn giao thông đường bộ qua một số năm thông qua bảng thống kê trên và cho biết mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra?
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đường bộ? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
Câu 3: Theo em làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
+ Hs trả lời câu hỏi của nhóm mình, nhóm còn lại có cùng nội dung câu hỏi có quyền nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung từng nội dung câu hỏi và cho hs quan sát một số hình ảnh chứng minh cho câu trả lời.
- Gv tiểu kết nội dung và chuyển sang nội dung khác.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi động não
Câu 1: Em hãy cho biết những nguyên nhân phổ biến thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ?
+ Hs trả lời và bổ sung
Gv nhận xét và tiểu kết nội dung câu trả lời rồi cho hs tự ghi nội dung vào vở.
Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
Câu 2: Hãy cho biết quy định của pháp luật đối với người đi bộ?
+ Hs trả lời và bổ sung
- Gv nhận xét và tiểu kết nội dung câu trả lời rồi cho hs tự ghi nội dung vào vở.
- Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
Câu 3: Hãy cho biết quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp?
+ Hs trả lời và bổ sung
- Gv nhận xét và tiểu kết nội dung câu trả lời rồi cho hs tự ghi nội dung vào vở.
- Gv cho hs xem một số hình ảnh minh họa
- Gv nói thêm: Đối với trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn và dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được đi xe máy có dung tích xi lanh 50 cm3.
1/ Thông tin, sự kiện: ( sgk)
2/ Nội dung bài học:
a/ Nguyên nhân phổ biến
của tai nạn giao thông:
- Ý thức của người tham gia giao
thông chưa tốt.
- Đường xấu và hẹp.
- Người tham gia giao thông đông.
-Phương tiện giao thông không đảm
bảo an toàn.
b/ Những quy định của pháp luật:
Đối với người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường,
sát mép đường ( đường hẹp không
có lề đường )
+ Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ
đường, cầu vượt, hầm dành cho
người đi bộ thì phải tuân thủ tín
hiệu chỉ dẫn.
- Đối với người đi xe đạp:
+ Không đi xe dàn hàng ngang,
lạng lách, đánh võng.
+ Không đi vào phần đường
dành cho người đi bộ hoặc các
phương tiện khác.
+ Không sử dụng ô, điện thoại
khi điều khiển phương tiện.
+ Không buông cả hai tay hoặc đi
xe bằng một bánh.
+ Không sử dụng xe để kéo, đẩy
xe khác, mang vác chở vật cồng kềnh
3/ Thực hành- Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 3: LÀM BÀI TẬP
Bài tập 1: Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
* Ở bài tập này hs vận dung kĩ năng tư duy sáng tạo và phương pháp động não để trả lời.
- Mọi người chấp hành tương đối tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số người còn vi phạm luật giao thông, cụ thể như: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, lấn chiếm lòng lề đường
- Những việc em có thể làm: Học và thực hiện đúng theo quy định của luật giao thông, tuyên truyền luật giao thông cho mọi người trong gia đình và bạn bè. Lên án những người cố tình vi phạm luật giao thông.
Bài tập 2: Xử lí tình huống:
Các bạn Liên, Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dùng thì đèn vàng bật sáng. Liên vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn, tú cũng vội vàng đạp theo xe Liên. Hoàn muốn ngăn các bạn lại nhưng không kịp.
Em có nhận xét gì về hành vi khi tham gia giao thông của các bạn? Các bạn đã vi phạm những lỗi gì?
* Ở nội dung tình huống này hs vận dụng kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng trình bày suy nghĩ để trả lời.
Các bạn chưa có ý thức tuân thủ luật giao thông đường bộ, các bạn vi phạm các lỗi là: Đi hàng ba ( cả ba bạn ) vượt đèn vàng khi có tín hiệu dừng ( Liên và Tú ), Hoàng đã có ý thức hơn các bạn khi tham gia giao thông là dừng xe khi có tín hiệu đèn vàng.
HOẠT ĐỘNG 4: TRÌNH BÀY MỘT PHÚT
Câu 1: Qua tiết học này em rút ra được bài học gì cho bản thân khi tham gia giao thông đường bộ?
Câu 2: Qua tiết học này em rút ra được bài học gì cho bản thân khi tham gia giao thông đường bộ?
* Ở hai câu hỏi này hs vận dưng kĩ năng trình bày suy nghĩ và kĩ năng tư duy phê phán để trả lời.
+ Hs trả lời trong thời gian một phút.
- Gv tiểu kết nội dung các câu trả lời của hs.
4/ Vận dụng:
- Thông qua nội dung tiết học hs nắm vững một số quy định của pháp luật để tham gia giao thông nghiêm túc hơn và tuyên truyền cho người khác cùng thực hiện.
- Vận dụng được nghững kiến thức đã học để làm tốt các bài tập, xử lí tốt các tình huống vẫn thường gặp khi tham gia giao thông.
File đính kèm:
- GDCD.doc