Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 18: Ôn tập học kì I

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức, các giới hạn đạo đức theo giới hạn chung của Phòng giáo dục.

2. Kỹ năng

- Có phương pháp học tập tốt để kiểm tra học kì I đạt kết quả cao .

3.Thái độ

- Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp .

II. Nội dung

-Ôn lại nội dung từ bài 1  11 để học sinh nắm vững nội dung, chủ động giải quyết các bài tập bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

III. Tài liệu và phương tiện

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 18: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Tiết 18 ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức, các giới hạn đạo đức theo giới hạn chung của Phòng giáo dục. 2. Kỹ năng - Có phương pháp học tập tốt để kiểm tra học kì I đạt kết quả cao . 3.Thái độ - Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp . II. Nội dung -Ôn lại nội dung từ bài 1 à 11 để học sinh nắm vững nội dung, chủ động giải quyết các bài tập bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. III. Tài liệu và phương tiện - SGK.GDCD 6. - Tranh ảnh, mẩu chuyện, tình huống, câu nói, ca dao, tục ngữ có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Để giúp các em hệ thống lại kiến thức, khắc sâu những điều đã học, vận dụng tốt kiến thức để làm kiểm tra học kì I. hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành ôn tập tiết 2. 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Từng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định câu hỏi cho từng phần và hướng dẫn học sinh sửa các bài tập. Cần liên hệ thực tế thêm cho từng bài. Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. -Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? Cho ví dụ. -Nêu những tác hại đối với đời sống con người khi thiên nhiên bị tàn phá, hủy hoại. a.Thiên nhiên bao gồm những gì? b.Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người? c.Trách nhiệm của con người? -Thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên. Nêu một số biểu biện và hành vi yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. -Em hãy nêu một số biện pháp cần thiết để bảo vệ thiên nhiên. -Nước ta có những cảnh đẹp thiên nhiên nào được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? -Bản thân em đã làm gì để thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? Sửa bài tập. Bài 8: Sống chan hòa với mọi người. -Nêu biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người. -Trái với sống chan hòa là sống như thế nào? cho ví dụ. a.Thế nào là sống chan hòa với mọi người? b.Vì sao phải sống chan hòa với mọi người? -Để có thề sống chan hòa với mọi người thì mỗi người cần làm gì? -Em có thể rèn luyện lối sống chan hòa với mọi người như thế nào? Cho ví dụ. -Sửa bài tập. Bài 9: Lịch sự, tế nhị. -Nêu một số cách giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị. -Cách giao tiếp lịch sự, tế nhị khác với giao tiếp thiếu lịch sự tế nhị ở điểm nào? -Tìm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lịch sự, tế nhị. a.Lịch sự là gì? b.Tế nhị là gì? c. Lịch sự, tế nhị thể hiện con người như thế nào? d. Phải lịch sự, tế nhị ở đâu? Vì sao? Sửa bài tập Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. -Nêu biểu hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội a. Tích cực là gì? b. Tự giác là gì? c. Mỗi người cần làm gì trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? d. Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Sửa lại bài tập. Bài 11: Mục đích học tập của học sinh. -Thế nào là mục đích học tập đúng đắn? nêu ví dụ. -Nêu ví dụ về mục đích học tập không đúng đắn. -Em thấy mình cần làm gì để thực hiện mục đích của người học sinh? a. Thế nào là mục đích học tập của học sinh? (Mục đích học tập của học sinh là gì?) b. Ý nghĩa (Khi nào thì học sinh mới có thể học tốt?) c. Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh là gì? Sửa bài tập 5. Củng cố -Nhắc học sinh lưu ý các phần trọng tâm của bài. 6. Hướng dẫn Kiểm tra học kì Cấu trúc đề: Trắc nghiệm: 3 điểm. Chọn các câu đúng. Nhắc học sinh đánh số đề thi, số câu thì đánh từ trên xuống từ 1 → 6 để dễ chấm bài. Vd: 1a 2b 3c 4d 5a 6a Tự luận: 3 câu (7 điểm)

File đính kèm:

  • docCD6 T18 Bai On tap HK1 Tiet 2.doc