I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm tự nhiên Biển Đông.
- Hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam.
- Củng cố nhận thức về vùng biển, chủ quyền của Việt Nam.
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiêt phải bảo vệ môi trường biển.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi và nêu một số đặc điểm của biển VN.
3. Thái độ:
- Xây dựng lòng yêu biển và ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển quê hương giàu đẹp.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Tiết 27, 28 - Bài 24 vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 27, 28 - BÀI 24
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm tự nhiên Biển Đông.
- Hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam.
- Củng cố nhận thức về vùng biển, chủ quyền của Việt Nam.
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiêt phải bảo vệ môi trường biển.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi và nêu một số đặc điểm của biển VN.
3. Thái độ:
- Xây dựng lòng yêu biển và ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển quê hương giàu đẹp.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ biển Đông hoặc khu vực Đông Nam á.
- Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp vùng biển Việt Nam.
- Cảnh biển bị ô nhiễm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Vị trí địa lý, hình dáng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khởi động
Đất nước ta ngoài phần trên lục địa còn 1 phần lớn hơn trên biển Đông. Giữa 2 phần lục địa - biển có mối quan hệ mật thiết về mọi mặt. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Kinh tế biển Đông góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích hình ảnh tư liệu, đọc, phân tích bản đồ,cá nhân - nhóm.
Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Không gian lớp học: truyền thống
Thời lượng: 1 TIẾT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
H. Qua phần tìm hiểu bài ở nhà, quan sát lược đồ và thông tin kênh chữ trong sách giáo khoa, em hãy trình bày hiểu biết của mình về Biển Đông?
HS: Một vài em trình bày phần hiểu biết của mình về Biển Đông; lớp nhận xét; bổ sung.
Giáo viên giải thích rõ:
- Biển Đông (vùng biển đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa (marginal sea), một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương
- Biển Việt Nam là 1 bộ phận của Biển Đông. Biển Đông là 1 biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt dới gió mùa Đông Nam Á.
- Biển lớn đứng thứ 3 trong các biển lớn của Thái Bình Dương.
- Tương đối kín: Biển thông với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp.
H. Em hãy quan sát trên H 21.1 và lược đồ trên màn hình của thầy giáo chỉ ra vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên.
H. Phần biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu? Tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào?
Giáo viên: chuẩn kiến thức đồng thời xác định lại một số vị trí trên lược đồ.
Câu hỏi gợi mở:
H. Vừa rồi thầy và các em đã tìm hiểu rất kĩ về vị trí cũng như giới hạn của Biển Đông. Vậy các em thử suy nghĩ và cho thầy biết: Biển Đông của chúng ta có vai trò như thế nào đối với an ninh an toàn hàng hải thế giới?
Giáo viên: Cho học sinh quan sát lược đồ thể hiện sự lưu thông hàng hải qua biển Đông.
Hoạt động nhóm:
- Nhóm số 1: Tìm hiểu về khí hậu của biển theo nội dung sau:
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt?
Nhiệt độ tầng mặt của nớc biển thay đổi theo vĩ độ nh thế nào?
Chế độ gió:
Các loại gió? hướng gió? so sánh gió thổi trên biển và trên đất liền?
Chế độ mưa
- Nhóm số 2: Dựa vào H 24.3, cho biết:
Hướng chảy của các dòng biển trên biển Đông ở hai mùa?
Chế độ thuỷ triều?
Độ muối trung bình nước biển?
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung; GV chuẩn xác kiến thức.
Giáo viên:
Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền.
Trên đảo Bạch Long Vĩ 1127 mm/ năm Hoàng Sa 1227 mm/ năm.
Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:
Vịnh Bắc Bộ: chế độ nhật triều.
Các vùng khác chế độ tạp triều.
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
a) Diện tích - Giới hạn.
- Diện tích biển Đông: 3.447.000 km2 có 2 vịnh lớn: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- Phần biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích: khoảng hơn 1 triệu km2
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển.
- Chế độ nhiệt.
+ Mùa hạ mát hơn, Mùa đông ấm hơn đất liền biên độ nhiệt năm nhỏ.
+ Nmhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 230 C.
- Chế độ gió.
+ Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 10 - > tháng 4.
+ Gió mùa Tây Nam : từ tháng 5 -> tháng 9.
+ Tốc độ gió trung bình 5 -> 6 m/s, cực đại 50 m/s.
- Lượng mưa:
Từ 1100 -> 1300 mm/ năm.
- Chế độ hải văn thay đổi theo mùa
- Chế độ triều phức tạp và độc đáo
- Độ mặn : 30-33 ‰
- Dòng biển:
+ Mùa đông: Hướng ĐB -> TN.
+ Mùa hạ: Hướng TN-> ĐB.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm tài nguyên biển và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Phương pháp- kĩ thuật: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích hình ảnh tư liệu, đọc – phân tích bản đồ,thảo luận nhóm.
Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm.
Không gian lớp học: truyền thống
Thời lượng: 1 TIẾT
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN ĐẠT
H. Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào? ( học sinh quan sát lược đồ trình bày)
HS: trả lời, nhận xét, bổ sung
Giáo viên: Môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành. Tuy nhiên ở 1 số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm.
Hoạt động nhóm lớp (15’)
+ Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?
+ Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trờng biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức.
H. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay có rất nhiều thông tin về hoạt động hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, gây cản trở các hoạt động khai thác bình thường của ngư dân Việt Nam và làm rạn nứt tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Là một công dân có trách nhiệm em có quan tâm tới sự việc này không? Em đã và sẽ làm những việc gì để thể hiện lòng yêu nước chính đáng, đúng pháp luật của mình với tổ quốc cũng như để bảo vệ vũng chắc chủ quyền biên giới hải đảo thiêng liêng của tổ quốc?
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
a) Tài nguyên biển.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên cũng gặp nhiều thiên tai dữ dội: bão biển, thủy triều dâng…
b) Môi trường biển:
- Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ môi trường biển.
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC
1. Điền vào nội dung phù hợp…
- Vị trí:
Biển Đông - Có 2 vịnh lớn? diện tích?...
- Thông với Thái Bình Dương qua eo.
- Thông với ấn Độ Dương qua eo
2. Biển Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn nào.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển (khai thác) vận chuyển dầu, chất thải công nghiệp, sinh hoạt theo sông đổ ra biển, khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến mất cân bằng sinh thái)
4. Tai sao nói biển Đông là 1 ổ bão.
- Là nơi gặp nhau của các Frông và hội tụ nhiệt đới.
- Là biển nông, nơi gặp nhau của các luồng gió, không khí
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
ĐỌC THÊM: Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam.
Tìm hiểu và nắm được các khái niệm: Đường cơ sở; lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế; thềm lục địa.
Chuẩn bị bản đồ trống Việt Nam.
VI. HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ, HỌC SINH ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU, GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH.
Tổ chức học sinh tự đánh giá khả năng tiếp nhận tri thức mới của mình.
Tổ chức học sinh tự đánh giá nhau ( bạn nào tích cực hăng hái xây dựng bài, bạn nào chưa tích cực, ...).
Giáo viên nhận xét chung quá trình tiếp nhận tri thức mới của học sinh, tiếp nhận thông tin phản hồi của học sinh, biểu dương một số học sinh tích cực trong giờ học, động viên khuyến khích các em...
VII. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- bai 24.doc