I.MỤC TIÊU:
• Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức và kỹ năng địa lý sau:
• Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Châu Á, châu Âu.
• Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản đã học về Châu Á, châu Âu.
• So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục
• Điền đúng vị trí (hoặc đọc đúng tên , chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi):
• Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ khung hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 5 Bài 22-25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên và nêu vị trí các bồn địa ở Châu Phi.
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của Châu Phi
+ Kể tên, chỉ và nêu vị trí các con sông lớn của Châu Phi
+ Kể tên các hồ lớn của Châu Phi
- GV Gọi HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét, sau đó gọi 1 HS dựa vào câu hỏi trên trình bày khái quát về đặc điểm địa hình và sông ngòi của Châu Phi
- GV nhận xét và tổng kết: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.
HS hoạt động nhóm đôi cùng quan sát lược đồ và tìm câu trả lời đúng
- Mỗi HS hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến
- 1 HS trình bày trước lớp HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến ( yêu cầu vừa trả lời vừa chỉ trên lược đồ )
Hoạt động 3
KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài
- GV gọi nhóm đã làm bài trên giấy khổ to dán lên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS để có phiếu hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu học để trả lời các câu hỏi
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật nghèo nàn?
+ Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
HS hoạt động nhóm : chia 8 ( 7’ )
- Các nhóm HS làm việc
- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến( nếu cần)
- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến, sau đó thống nhất
_GV sửa chữa câu trả lời cho HS, sau đó tổng kết: phần lớn diện tích Châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là rừng rậm. sở dĩ như vậy là vì khí hậu của Châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả thực vật và động vật đều khó phát triển
CỦNG CỐ DẶN DÒ
- GV ổ chức cho HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức tranh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở Châu Phi.
- Nhận xét, khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị cho bài sau.
Bài 24 CHÂU PHI ( tiếp theo )
Mục tiêu
Sau bài học HS, có thể:
Nêu được dân số của Châu Phi( theo số liệu năm 2004 )
Nêu được đa số dân cư của Châu Phi là người da đen
Nêu được một số dặc điểm của kinh tế Châu Phi
Nêu được một số nét tiêu biểu về Ai Cập
Xác định được vị trí của Ai Cập
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bản đồ các nước trên thế giới
Bản đồ kinh tế Châu Phi
Các hình minh họa trong SGK
Phiếu học tập của HS
GV sưu tầm tranh ảnh, thông tin về văn hóa- xã hội Ai Cập
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi
GV giới thiệu bài:
Hoạt động 1
DÂN CƯ CHÂU PHI
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết sau.
+ Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
Nêu số dân của Châu Phi.
So sánh số dân của Châu Phi với các châu lục khác.
+ Quan sát hình minh họa 3 trang 118 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người Châu Phi. Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân Châu Phi?
+ Người dân Châu Phi chủ yếu ở những vùng nào?
- HS làm việc các nhân. Sau đó mỗi nhiệm vụ có 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- HS nêu
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trả lời
GV kết luận : Năm 2004 Dân số Châu Phi là 884 triệu người hơn 2 / 3 trong số họ là người da đen.
Hoạt động 2: KINH TẾ CHÂU PHI
- GV yêu cầu HS .
Ghi vào ô * chữ Đ ( đúng ) trước ý kiến đúng, chữ S ( sai ) trước ý kiến sai:
* a) Châu Phi là châu lục có nền kinh tế phát triển
* b) Hầu hết các nước Châu Phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệpnhiệt đới
* c) Đời sống người dân châuphi còn gặp nhiều khó khăn.
- GV gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.
- GV yêu cầu HS: Hãy giải thích vì sao ý a là sai, lấy ví dụ làm rõ các ý b, c.
- GV nhận xét
- GV Yêu cầu HS nêu và chỉ trên bản đồ các nước ở Châu Phi có nền kinh tế phát triển hơn cả.
- GV có thể hỏi thêm: Em có biết vì sao các nước Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển không?
HS làm việc theo nhóm:
Đáp án.
Sai
Đúng
Đúng
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác nhận xét
- 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến về 3 ý trong bài tập, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến:
- HS chỉ và nêu tên các nước: Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri
- HS trả lời theo kinh nghiệm của bản thân.
GV kết luận: Hầu hết các nước ở Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dânvô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Hoạt động 3: AI CẬP
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm của cá yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội Ai Cập. ( GV cung cấp bảng số liệu cho HS )
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS để có thể hoàn chỉnh bẳng thống kê như trên
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các thông tin, tranh ảnh mình sưu tầm được về đất nước Ai Cập.
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương …
- HS làm việc theo nhóm ( 8 nhóm )
- Mỗi nhóm báo cáo về 1 yếu tố. HS các nhóm khác bổ sung ý kiến
- Một số HS trình bày các kết quả sưu tầm của mình trước lớp.
CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV tổng kết tiết học.
Dặn dò HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng rậm A-ma-dôn
Bài 25 CHÂU MĨ
I. M ỤC TI ÊU:
Sau bài học, HS có thể:
Xác định và mô tả sơ lược về vị trí địa lí và giới hạn của Châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
Có một số hiểu biết về thiên nhiên của Châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của Châu Mĩ ( Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ )
Nêu tên và chỉ trên lươck đồ vị trí mộ số dãy núi và đồng bằng lớn của Châu Mĩ
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bản đồ tự nhiên thế giới
Lược đồ các châu lục và đại dương
Lược đồ tự hiên Châu Mĩ
Các minh họa trong SGK
Phiếu học tập của HS
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
GV: gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- GV giới thiệu bài
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi
Hoạt động 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN CHÂU MĨ
GV đưa ra quả địa cầu, yêu cầu HS cả lớp quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu đông và bán cầu tây.
GV yêu cầu HS xem hình 1, trang 103 sgk, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới , tìm ra châu mỹ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu mỹ. các bộ phận của châu mỹ.
GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên quả địa cầu (hoặc bản đồ htế giới) và nêu vị trí địa lý của châu mỹ.
GV yêu cầu HS mở sgk trang 104, đọc số liệu thống kê về diện tích và dân số của châu lục trên thế giới , cho biết cho biết châu mỹ có diện tích bao nhiêu triệu km2 ?
HS lên bảng tìm trên quả địa cầu, sau đó chỉ ra nh giới và giới hạn của cả hai bán cầu: bán cầu Đông và bán cầu Tây.
HS làm việc cá nhân , mở sgk của mình và tìm vị trí địa lý của châu mỹ, giới hạn theo các phía đông, bắc, tây , nam của châu mỹ.
3 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến:
HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu và tìm diện tích châu mỹ. Sau đó, một HS nêu ý kiến trước lớp, các HS khác nhận xét và đi đến thống nhất :
Châu mỹ có diện tích 42 triệu km2 , đứng thứ 2 trên thế giới, sau Châu Á.
_GV tổng kết: châu mỹ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây bao gồm Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ. Châu Mỹ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2
THIÊN NHIÊN CHÂU MĨ
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu sau:
HS hoạt động nhóm 8 HS
Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhên châu mỹ, cho bít ảnh đó được chụp ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ hay Nam Mỹ và điền thông tin vào bảng do GV cung cấp.
GV mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
GV hỏi: Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu mỹ?
Mỗi bức ảnh do một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
HS: Thiên nhiên châu mỹ rất đa dạng và phong phú.
GV kết luận: Thiên nhiên châu mỹ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng, mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.
Hoạt động 3
ĐỊA HÌNH CHÂU MĨ
GV treo lược đồ tự nhiên Châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để mô tả địa hình của Châu Mĩ cho bạn bên cạnh theo dõi.
GV gợi ý cho HS cách mô tả :
GV gọi tiếp nối nhau trình bày về địa hình của Châu Mĩ trước lớp.
GV nghe, chỉnh sửa câu trả lời cho HS: Địa hình Châu Mĩ gồm 3 bộ phận chính:
Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao, đồ sộ như dãy Cooc-đi-e dãy An đét.
Trung tâm là các đồng bằng như đồng bằng trung tâm Hoa Kỳ, đồng bằng A-ma-zon.
Phía đông là các cao nguyên và các dãy núi có độ cao từ 500 đến 2000 m như cao nguyên Bra-xin, cao nguyên Guy-an, dãy A-pa-lat…
HS làm việc nhóm đôi.
HS dựa vào gợi ý của HS để mô tả.
2 HS trình bày, một HS nêu địa hình Bắc Mỹ, 1 HS nêu địa hình Nam Mĩ.
Hoạt động 4
KHÍ HẬU CHÂU MĨ
GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
Lãnh thổ Châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?
Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.
GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại các đới khí hậu của Châu Mĩ.
HS nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
Một HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi
HS trả lời.
GV kết luận : Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới. Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A-ma-zon là khu rừng lớn nhất thế giới , giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của Châu Mĩ mà còn của cả thế giới.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
GV hỏi HS : Hãy giải thích vì sao thiên nhiên Châu Mĩ rất đa dạng và phong phú ?
Một vài HS phát biểu, nhận xét
GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS và đi đến thống nhất: Vì địa hình phức tạp, sông ngòi dày đặc, có cả ba đới khí hậu nên thiên nhiên Châu Mĩ đa dạng, phong phú, mỗi vùng, mỗi miền lại có những cảnh đẹp khác nhau.
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- dia li 5.doc