TIẾT 19. BÀI 15:
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu bài học : Học sinh nắm được
1- Kiến thức: Hiểu được Đông Nam Á là khu vực có số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn ở mức cao so với trung bình thế giới.
+ Một số vấn đề chính về tình hình chính trị - xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong sự hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.
2- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, đọc lược đồ được, hành chính.
3- Giáo dục tư tưởng: + ảnh hưởng của sự gia tăng dân số, .mật độ ds.
+ Phát huy những thuận lợi, hợp tác kinh tế toàn diện giữa các nước.
II. Phương tiện cần thiết: - Bản đồ phân bổ dân cư Châu á (ĐNA)
- Số liệu dân cư Châu á và khu vực.
III. Tiến trình tiết học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm vị trí, giới hạn của khu vực ĐNA.
- Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực ĐNA và ý gnhĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.
2. Bài mới:
a. GTB: ĐNA là cầu nối giữa 2 châu lục, 2 đại dương với các đường giao thông ngang dọc trên biển và nằm giữa 2 quốc gia có nền văn minh lâu đời. Vị trí đó đã ảnh hưởng tới đặc điểm dân cư xã hội của các nước trong khu vực.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 8 kỳ 2 - Trường THCS Hiên Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Cả lớp.
- HS nghe báo cáo chung về 1 số vấn đề về địa phương:
+ Hình dạng, kích thước.
+ Vị trí địa lý.
+ Một số vấn đề tự nhiên của tỉnh (địa phương)
* Hoạt động 2: HS thảo luận, làm nhóm.
- Các nhóm báo cáo bằng văn bản dựa trên những vấn đề đã hướng dẫn.
1. Đi thực địa:
2. Nội dung thực địa:
3. Báo cáo kết quả:
- Bắc Ninh là 1 tỉnh nội địa thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
+ DT: 807,6km2
+ Toạ độ địa lý:
- Cực Bắc: 21o16’B
- GV chấm bài ð cho điểm nhóm.
ð Biểu dương nhóm làm tốt.
- Cực Nam: 20o58’B
- Cực Tây :105o45’Đ
- Cực Đông: 106o15’ Đ
- Bắc Ninh nằm trên tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
- Giao thông khá thuận tiện, nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt, có đường quốc lộ 1 đi qua.
- Lịch sử phát triển: được hình thành ầo giai đoạn tân kiến tạo.
- Vai trò ý nghĩa: tuy là 1 tỉnh có diện tích nhỏ nhất so với cả nước, nhưng Bắc Ninh có vai trò quan trọng.
+ Gần thủ đô Hà Nội ð thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
ð Thành phố Bắc Ninh: thành phố vệ tinh.
4. Củng cố luyện tập : - GV tổng kết giờ thực hành ngoại khoá.
- Hoàn thành bài báo cáo thực địa
- Ôn lại những kiến thức đã học.
5. HDVN: Học và ôn lại bài chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập
Ngày dạy : /5/2009.
tiết 51: ôn tập học kỳ ii
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học trong kỳ II. Trọng tâm: đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam á, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Việt Nam.
2- Kĩ năng: phân tích, so sánh, vẽ biểu đồ (SL)
3- GD: ý thức tự giác ông tập
II. Phương tiện cần thiết: - Bản đồ dân cư- kinh tế Châu á (Đông Nam á)
- Bản đồ tự nhiên của Việt Nam
III. Tiến trình tiết học:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ ôn tập.
2. Bài mới.
a. GTB:
b. Bài giảng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Lí thuyết.
- VS các nước ĐNA tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
- Quá trình CNH đã làm cho cơ cấu kinh tế các nước ĐNA thay đổi như thế nào?
*Hoạt động 2: Cá nhân
- Mục tiêu của HH các nước ĐNA (ASEAN) thay đổi như thế nào?
- Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.
1. Ôn tập về dân cư - KT châu á (ĐNA)
a. Nền kinh tế các nước ĐNA phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
+ Do có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Nhân công dồi dào
- Tài nguyên thiên nhiên và nôngphẩm nhiệt đới phong phú.
- Tranh thủ được vốn, công nghệ nước ngoài.
ð Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước ĐNA khá nhanh.
+ Nền kinh tế trong khu vực chưa vững chắc, dễ bị biến động do tác động từ bên ngoài
+ Trong quá trình phát triển kinh tế, vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức ð đe doạ sự phát triển kinh tế bền vững.
b. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi.
- Giảm tỉ trọng nông nghiệp
- Tăng tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ
(Phân tích bảng 16.2 SGK trang 55)
2. Việt Nam trong ASEAN
- Mục tiêu:
+ 25 năm đầu: Hợp tác về quân sự.
+ Những năm thập niên 90 đến đây: Giữ vững hoà bình an ninh, ổn định khu vực, cùng nhau phát triển kinh tế.
- Những lợi thế và khó khăn khi Việt Nam là thành viên của ASEAN.
+ Lợi thế:
- Hợp tác toàn diện: KT-VH- GD- KH- Công nghệ….
- Thúc đẩy quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ biên bán tăng 26,8%.
+ Mặt hàng xuất nhập khẩu đa dạng.
+ Đời sống người dân được nâng cao cải thiện.
ðDự án phát triển kinh tế dọc hành lang Đông- Tây ð Xoá đói giảm nghèo.
+ Khó khăn:
- Thể chế chính trị khác
- Bất đồng ngôn ngữ.
- Trình độ phát triển kinh tế chênh lệch.
ð Việt Nam vừa có cơ hội để phát triển kinh tế, vừa có nhiều thách thức phải vượt qua.
* Hoạt động 3: Nhóm.
- Những thành tựu của công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta?
- Dựa vào bảng 22.1: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và 2000.
+ Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta qua 2 năm.
+ Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta.
3. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển:
- Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta được triển khai từ năm 1986 ðđến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và vững chắc.
+ Mọi nguồn lực kinh tế – xã hội cả trong và ngoài nước được phát huy.
+ Sản xuất Nông nghiệp liên tục phát triển: Số lượng lương thực tăng cao, đảm bả vững chắc vấn đề an ninh lương thực.
+ Nông nghiệp đã hình thành 1 số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
+ Công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt: Dầu khí, than, điện…
+ Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lý … tiến hành tới mục tiêu CNH, HĐH
* Bài tập
- Vẽ biểu đồ tròn.
- Chính xác, có chú giải, tên biểu đồ.
- Nhận xét:
+ Cơ cấu kinh tế nước ta ngày càng cân đối, hợp lý hơn biểu hiện:
- Tỉ trọng NN giảm: 38,74 ð 24,30
giảm: 13,94%.
- Tỉ trọng CN tăng mạnh: 22,67 ð 36,61
tăng: 13,94%.
- Tỉ trọng dịch vụ tăng nhưng không đáng kể từ 38,59 ð 39,09%. Tăng 0,5%.
* Hoạt động 4. Nhóm.
- Nêu một số NN làm can kiệt nhanh chóng 1 số loại TNKS nước ta.
- Cần khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản nước ta (Vì sao)
* Hoạt động 5: Cá nhân
- Nêu đăc điểm chung của địa hình nước ta?
- Những nhân tố tác động lên địa hình hiện tại của VN ?
4. Khoáng sản Việt Nam.
- Quản lí lỏng lẻo, khai thác bừa bãi.
- Kĩ thuật lạc hậu.
- Thăm dò, đánh giá chưa chính xác ð Đầu tư lãng phí.
- Thực dân Pháp đô hộ ð Vơ vét tài nguyên.
+ Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.
+ Một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt
+ Việc khai thác khoáng sản còn lãng phí.
5. Đặc điểm địa hình Việt Nam.
Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa nóng ẩm, phong hoá mạnh mẽ. Có thể khái quát thông qua 1 số đặc điểm cơ bản sau:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc điạn hình Việt Nam.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp (Địa hình dưới 1.000m chiếm tới 85%)
- Địa hình được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Cuối giai đoạn cổ kiến tạo, giảm tác động của ngoại lực. Địa hình Việt Nam cơ bản là những bề mặt san bằng cổ, thấp thoải.
+ Tân kiến tạo vận động tạo núi Himalaya ð Địa hình Việt Nam được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần từ nội địa đến biển.
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
* Hoạt động 6
- CMR khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Giải thích vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó?
6. Khí hậu Việt Nam.
- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Tính chất nhiệt đới.
- Nhiệt độ trung bình năm: 210C.
- Số giờ nắng: 1.400 ð3.000h/năm.
- Bình quân 1m2 lãnh thổ ð trên 1 triệu KCalo.
* Tính chất gió mùa:
1năm có 2 mùa gió, phù hợp với 2 mùa khí hậu:
- Mùa đông: Có gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4.
Thời tiết lạnh khô.
Mùa hạ: Có gió Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.
Thời tiết nóng ẩm, có mưa lớn.
*T/c ẩm.
- Lượng mưa lớn từ 1500- 2000 mm/năm
- Độ ẩm không khí rất cao: >80%.
*GT: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến.
- Việt Nam giáp biển ð tăng cường tính chất
nóng ẩm.
- Chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa.
4. Củng cố luyện tập: Giáo viên hệ thống Kinh tế cơ bản.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm (SBT Địa lí 8).
5. HDVN: Ôn lại kiến thức, chuẩn bị thi học kỳ.
Ngày dạy : 8/5/2009.
tiết 52: kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Củng cố một số kiến thức đã học về DC – KT khu vực ĐNA.
Những kiến thức cơ bản về phần Địa lý tự nhiên Việt Nam: ĐH, KH, KS,….
2- Kĩ năng: Làm bài kiểm tra tổng hợp:
3- Giáo dục: ý thức tự giác học tập .
II. Phương tiện cần thiết: Đề, đáp án.(PGD ra)
III. Tiến trình tiết học:
1. Kiểm tra: Không.
2. Bài mới:
A. Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm (2đ): Chọn phương án đúng.
Câu 1: Nước có GDP bình quân đầu người cao nhất ĐNA (2001)
a. Thái Lan c. Bru-ray
b. Ma lai- xia d. Xingapo
Câu 2: Việt Nam gia nhập ASEAN năm:
a. 1984 c. 1997
b. 1995 d. 1999
Câu 3: Cần khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản của nước ta vì:
(Chọn ý có nội dung không phù hợp)
a. Nước ta ít tài nguyên khoáng sản.
b. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi.
c. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
d. Việc khai thác khoáng sản còn lãng phí.
Câu 4: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao:
a. Trên 1.000m c. Từ 1.000m – 2.000m.
b. Dưới 1.000m d. Trên 2.000m
Phần II: Tự luận (8đ)
Câu 1: (3đ) dựa vào bảng số liệu sau:
(Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và 2000. Đơn vị: %)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1990
2000
1990
2000
1990
2000
38,74
24,30
22,67
36,61
38,59
39,09
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 2000 và rút ra nhận xét.
Câu 2: (5đ)
CMR: Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Giải thích vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó.
b. đáp án
Phần I: Trắc nghiệm (2đ. Mỗi ý đúng 0,5đ)
1.d 2.b 3.a 4.b
Phần II: Tự luận 8đ
Câu 1: (3đ)
- Vẽ biểu đồ tròn: Chính xác, có ghi tên biểu đồ, có chú giải (1đ)
- Nhận xét: 2đ.
Năm 1999 – 2000 tỉ trọng các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng CNH, HĐH.
+ Nông nghiệp giảm: SL
+ Công nghiệp tăng nhanh nhất: SL
+ Dịch vụ tăng không đáng kể: SL
Câu 2: (5đ)
* CM (3,5đ)
- T/c nhiệt đới: 1,5đ
+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu Kcalo/năm
+ Số giờ nắng cao đạt từ 1.400 – 3.000h/năm.
+ Nhiệt độ không khí cao: trên 210C
- Tính chất gió mùa: 1đ.
+ Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió mùa Đông có gió đông bắc lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa Hạ có gió tây nam nóng ẩm, hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất ẩm: 1đ.
+ Lượng mưa trung bình năm cao: 1.500 – 2.000mm/năm.
+ Độ ẩm tương đối của không khí > 80%
* Giải thích (1,5đ)
- Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (Vòng đai nhiệt đới gió mùa của NCB)
- Nằm kề biển đông và chịu ảnh hươngr của gió mùa.
c. Củng cố: 2’: - Nhận xét giờ kiểm tra.
- Rút kinh nghiệm cách làm bài
d. Câu hỏi và bài tập: 1’.
Đọc lại đề và đối chiếu phần bài làm của mình với vở ghi và SGK.
File đính kèm:
- Giao an dia ly 8 tap 2.doc