I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to.
+ HS: Bài soạn.
III . Các hoạt động :
81 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Tuần 17, 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng :
- Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước ( cát trắng, nước ) ; phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
- Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước qua phễu lọc.
Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành .
GV cùng HS nhận xét và chốt kết quả đúng :
- Kết quả : Các chất rắn không hòa tan được giữ lại ở giấy lọ , nước chảy qua phễu xuống chai .
Các bài còn lại cách làm tương tự .
- GV cho HS đọc lại mục bạn cần biết trong SGK .
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học; tuyên dương những nhóm có nhiều thành tích .
- Về nhà tiếp tục thực hành và chuẩn bị bài sau “Dung dịch”.
+ Nhóm bàn tạo ra hỗn hợp và thảo luận câu hỏi
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lớp nhận xét so sánh
+ Một số nhóm trả lời câu hỏi .
+ Một số HS nhắc lại .
+ Các nhóm tiếp tục thảo luận theo yêu cầu câu hỏi .
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lớp theo dõi nhóm bạn trình bày
+ Góp ý bổ sung cho nhóm bạn
+ HS nhắc lại .
+ Từng nhóm 3 em tham gia chơi
+ Các nhóm phát tín hiệu giành quyền trả lời , lớp nhận xét
+ Nhóm bàn thực hành
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
+ HS theo dõi .
+ 2-3 em đọc bài SGK .
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
KIỂM TRA
Toán
Bài: HÌNH THANG
I.Mục tiêu :
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông.
- HS khá, giỏi làm BT3.
II.Chuẩn bị :
- Giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm ; thước kẻ , ê ke ; kéo
- 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III.Hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định :
Bài cũ : 5’
- Nhận xét sửa bài kiểm tra định kì.
3.Bài mới : 32’
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
- Hát.
vHoạt động 1 : Hình thành biểu tượng về hình thang
GV cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang.
- Hình vẽ vật dụng gì ?
- Hãy mô tả cấu tạo của cái thang ?
GV chốt : trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang.
Sau đó HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong sgk và trên bảng .
vHoạt động 2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang. Có thể gợi ý để HS nhận ra hình thang ABCD vẽ trong sgk(ở trên ):
- Có mấy cạnh ? ( 4 cạnh )
- Có hai cạnh nào song song với nhau ? ( AB và DC )
Cho HS nêu nhận xét : Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau .
GV kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song . Hai cạnh song song gọ ilà hai đáy ( đáy lớn DC , đáy bé AB ) ; hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên .
( BC và AD )
GV yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong sgk (ở dưới )và GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang ( độ dài AH ) .
- GV gọi HS nhận xét về đường cao AH , quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy .
( đường cao AH . Độ dài AH là chiều cao ; đường cao vuông góc với cạnh đáy ).
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang .
- Gọi vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang .
vHoạt động 2 : Luyện tập thực hành
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang.
GV yêu cầu HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
GV nhận xét, kết luận.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS quan sát hình thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận .
GV nhận xét , kết luận.
GV nhấn mạnh : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 3: (HS khá, giỏi)
- Yêu cầu hS đọc đề bài
- Cho HS tự làm bài vào vở. Gọi HS lên bảng làm. Nêu cách vẽ . Yêu cầu HS chỉ ra hai cạnh đối diện song song trong mỗi trường hợp.
- Các cạnh có nhất thiết phải bằng nhau không ?
- Có nhất thiết song song không ?
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .
Bài 4:
- Cho HS đọc đề bài .
- Cho HS tự làm bài .Gọi HS lên bảng chữa bài.
GV giới thiệu : Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy gọi là hình thang vuông .
Yêu cầu HS nhắc lại .
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắng.
- Về nhà coi lại bài.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi .
+ Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- cái thang
- có hai thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào hai thanh dọc.
+ HS theo dõi, nhắc lại.
+ HS tiếp tục quan sát hình vẽ .
+ Trao đổi với bạn bên cạnh và tự phát hiện những đặc điểm của hình thang ..
+ 2-3 HS nêu nhận xét, lớp theo dõi, bổ sung .
+ HS nhắc lại
+ HS quan sát hình thang .
+ Thảo luận nhóm bàn tìm ra chiều cao, quan hệ giữa đường cao và hai đáy .
+ Đại diện nhóm nêu nhận xét, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ 2 HS lên bảng chỉ vào hình thang và trình bày đặc điểm của hình thang .
Bài 1
+ HS nêu yêu cầu đề bài
+ Cả lớp tự làm bài vào vở.
+ Nhận xét chữa bài.
+ Đổi vở kiểm tra kết quả.
- Hình 1 ; hình 2 ; hình 4 ; hình 5 ; hình 6 là hình thang vì có 4 cặp cạnh và một cặp cạnh đối diện song song với nhau .
Bài 2
+ HS đọc kĩ đề bài
+ Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi .
+ Một số HS trình bày .
+ Nhận xét chữa bài
- Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc .
- Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song .
- Chỉ có hình 1 có 4 góc vuông. Hình 1 là hình chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành .
- Hình 3 là hình thang .
Bài 3:
+ HS đọc kĩ đề bài.
+ 2 HS lên bảng làm 2 bài.
+ Cả lớp làm bài vào vở.
+ Nhận xét chữa bài.
+ Đổi vở kiểm tra.
+ Không .
+ nhất thiết phải vẽ một cặp cạnh đối diện song song .
Bài 4:
+ HS đọc đề
+ 1 HS lên bảng là , lớp tự làm vào vở.
- Có góc A và góc D là góc vuông.
- Cạnh bên AD vuông góc với hai đáy.
+ Nhận xét sửa bài trên bảng .
Khoa học
HỖN HỢP
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp(tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,...)
II.Chuẩn bị :
- Hình trang 75 SGK
- Chuẩn bị ( đủ dùng cho các nhóm ):
+ Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ, thìa nhỏ.
+ Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước(cát trắng,nước);phễu, giấy lọc,bông thấm nước.
+ Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau(dầu ăn, nước); cốc đựng nướ; thìa.
+ Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước.
III.Hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Bài cũ : 5’
- Các chất tồn tại ở những thể nào . Nêu ví dụ ?
- Chất lỏng có đặc điểm gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới : 32’
GV giới thiệu bài, ghi bảng.
HS trả lời câu hỏi.
HS nhận xét.
vHoạt động 1: Thực hành : “Tạo một hỗn hợp gia vị”
- Gợi ý và giao việc cho các nhóm :
Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau :
Tên và đặc điểm từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1.Muối tinh :
2. Mì chính :
3. Hạt tiêu bột :
Thảo luận các câu hỏi :
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ?
- Hỗn hợp là gì ?
Cho HS làm việc cả lớp :
- Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình . Các nhóm nhận xét và so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon .
- Tiếp theo GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì ?
GV nhận xét kết luận :
+ Muốn tạo ra hỗn hợp , ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau .
+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp . Trong hỗn hợp mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó .
vHoạt động 2 : Thảo luận
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK :
- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp ?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết?
Gọi đại diện một số nhóm trình bày .
GV cùng HS nhận xét và kết luận :
- Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như : gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan
v Hoạt động 3 : Trò chơi “ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
Chuẩn bị : Một bảng con và phấn viết; một vật phát ra âm thanh .
GV tổ chức và hướng dẫn :
- GV đọc câu hỏi ứng với mỗi hình. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào báo hiệu trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
Tổ chức cho HS chơi .
GV nhận xét chốt lại kết quả đúng :
- Hình 1 : Làm trắng
- Hình 2 : Sảy
- Hình 3 : Lọc
vHoạt động 4 : Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
GV giao việc cho các nhóm : Thực hiện theo các bước như yêu cầu thực hành trang 75 SGK . Thư kí của các nhóm ghi lại kết quả thực hành theo mẫu :
Bài 1 : Thực hành : Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng :
- Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước ( cát trắng, nước ) ; phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
- Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước qua phễu lọc.
Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành .
GV cùng HS nhận xét và chốt kết quả đúng :
- Kết quả : Các chất rắn không hòa tan được giữ lại ở giấy lọ , nước chảy qua phễu xuống chai .
Các bài còn lại cách làm tương tự .
- GV cho HS đọc lại mục bạn cần biết trong SGK .
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học; tuyên dương những nhóm có nhiều thành tích .
- Về nhà tiếp tục thực hành và chuẩn bị bài sau “Dung dịch”.
+ Nhóm bàn tạo ra hỗn hợp và thảo luận câu hỏi
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lớp nhận xét so sánh
+ Một số nhóm trả lời câu hỏi .
+ Một số HS nhắc lại .
+ Các nhóm tiếp tục thảo luận theo yêu cầu câu hỏi .
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lớp theo dõi nhóm bạn trình bày
+ Góp ý bổ sung cho nhóm bạn
+ HS nhắc lại .
+ Từng nhóm 3 em tham gia chơi
+ Các nhóm phát tín hiệu giành quyền trả lời , lớp nhận xét
+ Nhóm bàn thực hành
+ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
+ HS theo dõi .
+ 2-3 em đọc bài SGK .
File đính kèm:
- giao an lop 5 tuan 17 18.doc