I.MỤC TIÊU :
• Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
• Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ:
- Nhà thường xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,
- Trang phục của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
- HS khá giỏi nêu được mối quan hệ giữa thiên và con người qua 2 cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ : để tránh gió bão , nhà được dựng vững chắc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ ( do HS và GV sưu tầm ).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 4 - Tiết 13 đến tiết 20 - Nguyễn Văn Hổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi;dân tộc trang phục,và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ .
Tuần:19
Bài 16: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I.MỤC TIÊU :
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí :ven biển bên bờ sông Cấm.
+ Thành phố cảng , trung tâm công nghiệp đóng tàu , trung tâm du lịch,-Chỉ được hải phòng trên bản đồ , lược đồ.
HS khá giỏi : Kể một số điều kiện Hải phòng trở thành một cảng biển , một trung tâm du lịch lớn của nước ta ( hải phòng nằm trong ven biển bên bờ sông Cấm , thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền , nơi đây có nhiều cầu tàu,;có các bãi biển Đồ Sơn Cát Bà.voiớ nhiều cảnh đẹp) .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
-Bản đồ Hải Phòng ( nếu có )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động học sinh
Hỗ trợ
1.Ổn định lớp :
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
+Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
-GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
b.Hoạt động dạy – học :
@Thành phố Hải Phòng – thành phố cảng
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1
-GV yêu cầu các nhóm HS dựa vào SGK và bản đồ hành chính , giao thông Việt Nam, ảnh thảo luận theo gợi ý :
+Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu ?
+Trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Thành phố Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
+Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng.
Bước 2 :
-GV sưả chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời .
@ Đóng tàu là nghành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp .
-GV bổ sung : các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu . Hình 3 trong SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy .
@Hải Phòng là trung tâm du lịch
*Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
Bước 1 :
Bước 2:
-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS.
-GV: Đến Hải Phòng chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú : nghỉ mát , tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh , lễ hội , vườn quốc gia Cát Bà, vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Đồng bằng Nam Bộ
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét .
-Cả lớp lắng nghe.
-Thực hiện yêu cầu .
-Một vài HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp.
-HS dựa vào SGK , trả lời các câu hỏi sau :
+So với các ngành công nghiệp khác , công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
+Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng.
+Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng ( xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch , tàu chở khách ,tàu chở hàng.)
-Thực hiện yêu cầu .
-HS dựa vào SGK , tranh, ảnh vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý
+ Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch.
-Đại diện HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS khác có thể sưả chữa , bổ sung .
Tiết 3 Địa lí
Bài 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU :
Học xong bài này, HS biết:
-Chỉ vị trí của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang , mũi Cà Mau.
-Trình bày một số đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ
@. MỤC TIÊU : viết tên bài, đọc tên bài
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Tranh, ảnh về đồng bằng Nam Bộ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động học sinh
Hỗ trợ
1.Ổn định
-Hát tập thể.
2. bài cũ:
+ Thành phố Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
+Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng.
3/ bài mới:
-Giới thiệu bài :
-Ghi tên bài
@ Đồng bằng lớn của nước ta
+Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ? do phù sa các sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ( diện tích,địa hình, đất đai )
-Tìm và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí Đồng bằng Nam Bộ , Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch .
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
-GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi của mục 2.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV chỉ lại vị trí sông Mê Công , sông Tiền , sông Hậu, sông Đồng nai, kênh Vĩnh Tế,. Trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Cho HS quan sát hình 1
+Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
+Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì ?
+Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô , người dân nơi đây đã làm gì ?
-GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
-GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
-Hát .
-Cả lớp lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Thực hiện theo yêu cầu .
-Đại diện HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS khác có thể sưả chữa , bổ sung
-HS có thể chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Nam Bộ
-HS quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi của mục 2
-1 – 2 HS lần lượt trình bày kết qủa , chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ ( kênh Vĩnh tế, Kênh Phụng Hiệp, ) trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
-Quan sát
-1 – 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Cả lớp lắng nghe nhận xét .
-Lắng nghe.
-Thực hiện yêu cầu .
Tuần 20
Tiết 3 Địa lí
BÀI: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU :
Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ : Kinh ,Khơ- Me , Chăm , Hoa .
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở , trang phục của người dân đồng bằng Nam Bộ :
+ Ngưới dân ở Tây Nam Bô5 thường làm nhà dọc theo các sông ngòi , kênh rạch , nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
II.CHUẨN BỊ: -Bản đồ dân tộc Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HTĐB
1.Oån định
2. Bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
Củng cố
Dặn dò:
-Cho HS hát
-Đồng bằng Nam Bộ.
Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do sông nào bồi đắp nên?
Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ?
Vì sao đồng bằng Nam Bộ không có đê?
GV nhận xét
Giới thiệu:
Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Còn ở đồng bằng Nam Bộ thì người dân sống ở đây là những dân tộc nào? Nhà ở, làng xóm nơi đây có đặc điểm gì khác đồng bằng Bắc Bộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam
Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
Người dân thường làm nhà ở đâu?
GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc.
GV yêu cầu HS quan sát hình 1
Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì?
Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao người dân thường làm nhà ven sông?
GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước (loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch, lá dừa nước rất dai & không thấm nước). Đây là vùng đất thấp, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên người dân thường chọn các giồng đất cao để làm nhà tránh lũ. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại.
GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây.
Giải thích vì sao có sự thay đổi này?
-GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục của các dân tộc?
Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì?
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Hát
HS trả lời
HS nhận xét
HS xem bản đồ & trả lời
Các nhóm thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
HS xem tranh ảnh
Đường giao thông được xây dựng, các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều, có nước sạch, ti vi, điện
HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
File đính kèm:
- dia ly tuan 13- 20.doc