I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Chỉ được vị trí ĐBNB và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồ Việt nam.
- Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của ĐBNB
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên VN; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: Thông báo kết quả kiểm tra.
2.Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Đồng bằng lớn nhất của nước ta.
- HS hđộng nhóm 4 đọc SGKvà qs lược đồ ĐLTNVN trả lời các câu hỏi:
+ ĐBNB do những sông nào bồi đắp nên? ( Mê kông và Đồng Nai )
+ Em có nhận xét gì về diện tích của ĐBNB ( so sánh với diện tích ĐBBB)? ( có diện tích lớn nhất nước ta, gấp khoảng 3 lần ĐBBB )
Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc ĐBNB? (Đồng Tháp Muời, Kiên Giang, Cà Mau)
18 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của con người.
- HS về học bài và chuẩn bị bài “ Thành phố Đà Nẵng”
Địa lí: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ được vị trí của Đà Nẵng trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm TP Đà Nẵng ( Vị trí địa lí, là TP cảng, là trung tâm công nghiệp và địa điểm du lịch )
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, tranh ảnh về Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nêu đặc điểm của TP Huế?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Đà Nẵng – Thành phố cảng.
- HS hđộng nhóm 4 qs lược đồ hoàn thành các yêu cầu sau:
+ Chỉ và mô tả vị trí ĐN trên bản đồ?
+ Kể tên các loại đường giao thông có ở TPĐN và những đầu mối giao thông quan trọng của loại đường giao thông đó? (đường biển-cảng Tiên Sa, đường thuỷ-cảng sông Hàn, đường bộ-quốc lộ số 1, đường sắt-đường tàu Thống Nhất Bắc Nam, đường hàng không-sân bay Đà Nẵng )
+ Tại sao nói TPĐN là đầu mối giao thông lớn ở DHMT? ( là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông khác nhau )
- T nhấn mạnh: ĐN là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung, là một trong những thành phố lớn của nước ta.
HĐ2: Đà Nẵng – Trung tâm công nghiệp.
- HS thảo luận nhóm 4 đọc SGK kể tên các hàng hoá được đưa đến ĐN và từ ĐN đi nơi khác và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hàng hoá đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành nào?(ngành công nghiệp)
+ Sản phẩm chở từ ĐN đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu? (chủ yếu là nguyên vật liệu )
- Các nhóm trình bày kết quả.
HĐ3: Đà Nẵng - Địa điểm du lịch.
- HS thảo luận theo cặp trả lời: ĐN có điều kiện phát triển du lịch không? Vì sao? (có điều kiện phát triển du lịchvì nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp)
- T nhấn mạnh: ĐN là điểm du lịch hấp dẫn có hệ thống bãi tắm đẹp và các danh lam thắng cảnh đẹp: Bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm )
3. Cũng cố, dặn dò:
- 1 HS lên chỉ vị trí ĐN trên bản đồ.
- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Biển, đảo và quần đảo”
Địa lí: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ trên bản đồ VN vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan; các đảo và quần đảo: Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
- Biết vai trò của biển Đông và các quần đảo đối với nước ta.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 1 HS lên chỉ trên bản đồ và nêu một số đặc điểm tiêu biểu của TPĐN.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Vùng biển Việt Nam.
- HS hđộng nhóm 4 qs bản đồ và đọc SGK thực hiện các yêu cầu sau:
+ Chỉ trên bản đồ VN vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
+ Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta? (đem lại: muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển)
* KL: Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một phần của biển Đông. Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta.
HĐ2: Đảo và quần đảo.
- T giải thích khái niệm: đảo và quần đảo.
- 2 HS lên chỉ các đảo và quần đảo chính trên bản đồ ĐLTN Việt Nam.
- Chia lớp làm 6 nhóm, HS thảo luận trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở các vùng biển:
+ Nhóm 1&5: Vịnh Bắc Bộ (có đảo Cái Bầu, Cát Bà, Vịnh Hạ Long. HĐSX chính của người dân ở đây là: đánh cá và phát triển du lịch )
+ Nhóm 2&4: Biển miền Trung. ( có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. HĐSX chủ yếu là mang tính tự cấp và cũng làm nghề đánh cá.Ven biển có một số đảo nhỏ như: Lí Sơn ( Quảng Ngãi ), Phú Quý ( Bình Thuận ).
+ Nhóm 3&6: Biển phía Nam và Tây Nam. ( có đảo Phú Quốc, Côn Đảo. HĐSX: làm nước mắm, trồng hồ tiêu xuất khẩu và phát triển du lịch ).
* KL: Không chỉ có vùng biển mà nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó, chúng ta cần phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên vô giá này.
3. Cũng cố, dặn dò:
- Cho HS xem ảnh các đảo và quần đảo mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân ở trên đó.
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”
Địa lí: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Biết vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản.
- Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Các đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì?
2. Bài mới : * Giới thiệu bài:
HĐ1: Khai thác khoáng sản.
- HS hđộng nhóm 4 đọc SGK, thảo luận hoàn thiện bảng sau:
TT
Khoáng sản
chủ yếu
Địa điểm
khai thác
Phục vụ
Ngành sản xuất
1
.
.
.
2
.
.
.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- T giảng thêm: Việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tính tới nay đã khai thác được hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí phục vụ trong nước và xuất khẩu
HĐ2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- HS hđộng nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những sản vật biển của nước ta? ( có cá, tôm, mực, bào ngư, baba, đồi mồi, sò, ốc)
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra ntn? ( diễn ra khắp vùng biển kể từ Bắc vào Nam)
+ Ngoài việc đánh bắt nhân dân còn làm gì để tăng nhiều hải sản?(nuôi trồng)
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.
- 2 HS nêu lại quy trình khai thác cá biển.
3. Cũng cố, dặn dò:
- Theo em nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó? (không vô tận.: khai thác bừa bãi, không hợp lí, làm ô nhiểm môi trường biển, để dầu loang ra biển, vứt rác xuống biển.)
- HS học bài và ôn lại kiến thức chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Địa lí: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ trên bản đồ ĐLTN VN vị trí dãy núi HLS, đỉnh Phan-xi-păng, ĐBBB, ĐBNB, các ĐB DHMT, các cao nguyên TN và các thành phố đã học trong chương trình.
- So sánh và hệ thống hoá ở múc đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, HĐSX của người dân ở HLS, trung du BB, TN, ĐBBB, ĐBNB và dải ĐB DHMT.
- Rèn luyện, củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
- Tôn trọng các nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở các vùng miền.
II. Đồ d ùng dạy học: Bản đồ ĐLTN VN.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Tổ chức trò chơi:
- Mỗi tổ cử 3 đại diện lên lập thành một đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền thay đổi người.
Vòng 1: Ai chỉ đúng?
- T ghi các địa danh đã học vào các lá thăm. Các đội lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ ĐLTN VN.
- Chỉ đúng vị trí được 3 điểm. Chỉ sai vị trí không được ghi điểm.
Vòng 2: Ai kể đúng?
- T chuẩn bị sẵn các lá thăm có ghi: dãy núi HLS, TN, ĐBBB, ĐBNB, DHMT.
- Các đội lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào phải kể tên các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó.
- Nêu đúng tên, kể được những đặc điểm chính được 10 điểm. Nếu sai không ghi được điểm.
Vòng 3: Ai đoán đúng?
- T chuẩn bị 1 ô chữ với cá ô hàng dọc và hàng ngang. Các đội đưa tính hiệu để trả lời sau khi nghe gợi ý.
- Ô hàng ngang được 5 điểm, ô hàng dọc được 20 điểm.
1
V
U
A
L
U
A
2
B
I
Ê
N
Đ
Ô
N
G
3
Ê
Đ
Ê
4
T
R
Ư
Ơ
N
G
S
A
5
P
H
A
N
X
I
P
Ă
N
G
6
N
A
M
B
Ô
7
M
U
Ô
I
1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới ĐBNB.
2. Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển này.
3. Đây là tên 1 dân tộc sống ở TN mà chỉ có 3 chữ cái.
4. Tên một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hoà.
5. Đỉnh núi được mạnh danh là nốc nhà của tổ quốc.
6.Tên đồng bằng lớn nhất nước ta.
7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn.
HĐ2: Tổng kết, dặn dò:
- Tuyên dương đội thắng.
- HS về học bài tiết sau kiểm tra.
Địa lí: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của các vùng miền đã học.
- HS vận dụng làm tốt bài kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra cho HS.
III. Đề bài:
Nội dung như ở giấy kiểm tra.
IV. Biểu điểm và đáp án:
Câu 1: 2 điểm.
- Câu trả lời đúng: a – d – e – h
Câu 2: 6 điểm
- Câu trả lời đúng: a – 4 , b – 5, c – 1 , d – 6, e – 3, g – 2
Câu 3: 2 điểm.
- HS kể được một số hoạt độn khai thác tài nguyên biển của nước ta. Nêu được những nguyên nhân làm giảm tài nguyên biển và biện pháp khắc phục.
Kiểm tra chất lượng học kì II
Môn: Địa lí
Thời gian: 35 phút
Họ và tên:.. Lớp:
Câu 1: Đánh dấu x vào trước những câu trả lời đúng:
a Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi có những đỉnh nhọn, sườn dốc.
b Ba - na là dân tộc sinh sống chủ yếu ở duyên hải miền Trung.
c Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - du lịch lớn nhất nước ta.
d Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ
e Nước ta có vùng biển rộng lớn và là một bộ phận của biển Đông.
g Hoạt động sản xuất của người dân trên các quần đảo chỉ là đánh bắt cá.
h Khoáng sản và hải sản là hai tài nguyên có giá trị của vùng biển nước ta.
Câu 2: Nối nội dung cột A với nội dung thích hợp ở cột B:
Cột A
Cột B
a.Đồng bằng Bắc Bộ
b.Đồng bằng Nam Bộ
c.Tây Nguyên
d.Trung du Bắc Bộ
e.Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
g.Hoàng Liên Sơn
1. Nhiều đất đỏ bazan, trồng nhiều cà phê
nhất nước ta.
2. Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp
quặng a-pa-tít để làm phân bón.
3. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
4. Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
5. Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cả nước.
6. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn, kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta. Trong đó, hãy nêu cả những nguyên nhân giảm lượng tài nguyên biển và một vài biện pháp khắc phục.
...
...
File đính kèm:
- Giao an dia li 4(2).doc