I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Tập bản đồ thế giới và các châu lục
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 cơ bản - Bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đâu ?
+ Hướng gió ?
+ Nguyên nhân ?
CH : + Nêu tính chất của gió ở 2 sườn núi ?
+ Giải thích sự hình thành và tính chất của gió phơn ?
+ Liên hệ Việt Nam
I. Sự phân bố khí áp
1. Sự phân bố các đai khí áp trên TĐ
- Khí áp : là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp.
- Theo độ cao
- Theo nhiệt độ
- Theo độ ẩm.
II. Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới
- Thổi quanh năm
- Hướng Tây là chủ yếu (BCB là hướng TN, BCN là hướngTB).
- Tính chất: ẩm, mưa nhiều.
2. Gió Mậu Dịch
- Thổi từ 2 áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo
- Thổi quanh năm
- Hướng: ĐB ở BCB, ĐN ở BCN.
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, có hướng ngược nhau ở 2 mùa.
- Thường có ở đới nóng
- NN: do sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa BCB và BCN.
- Có 2 loại gió mùa: gió mùa mmùa hạ, gió mùa mùa đông.
4. Gió địa phương
a) Gió đất, gió biển
- Hình thành ở vùng bờ biển
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm
- NN: Do sự hấp thụ nhiệt khác nhau giữa đất và nước.
b) Gió phơn
- Là loại gió khô, nóng khi xuống núi.
- Khi gió lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC
- Khi gió xuống thấp 100m thì nhiệt độ tăng 1oC.
Củng cố - đánh giá:
- So sánh các loại gió với nhau.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học và trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14:
Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu rõ sự hình thành sương mù, mây và mưa
- Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
- Nắm được sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
2. Kĩ năng
- Phân tích mối quan hệ nhân – quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương…với lượng mưa.
- Phân tích biểu đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ
- Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (H13.2) do ảnh hưởng của đại dương.
II. Thiết bị dạy học
Bản đồ phân bố lượng mưa trên Trái Đất
Bản đồ tự nhiên thế giới
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định lớp
10A5
10A6
10A7
10A8
2. Kiểm tra bài cũ
- So sánh gió Tây ôn đới và gió Mậu Dịch? Giải thích H12.1
- Trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam á và Đông nam á
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tập thể
- GV: Nhắc lại kiến thức cũ về hơi nước và độ ẩm không khí
+ Hơi nước trong không khí là do nước biển, đại dương, ao hồ, sông suối...cung cấp.
+ Khống khí chưa hơi nước nên không khí có độ ẩm
CH: Điều kiện ngưng đọng hơi nước là gì?
HS: Trả lời
- GV bổ sung:
Không khí bão hòa hơi nước khi độ ẩm tương đối là 100%.
GV: Chuyển ý: khi hơi nước ngưng đọng sẽ sinh ra sương, mây, mưa...Sương mù là một trong những loại sương có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất.
Hoạt động 2: Cặp/nhóm
CH: Cho biết, sương mù thường sinh ra trong điều kiện nào?CH: Dựa vào SGK và hiểu biết thực tế cho biết:
+ Quá trình hình thành mây, mưa?
+ Khi nào có tuyết rơi?
+ Mưa đá xảy ra khi nào?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: Chuẩn KT
Hoạt động 3: Nhóm
GV: Chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với 5 nhân tố ảnh hưởng và giao nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Nhân tố khí áp. Trong những khu vực có khí áp thấp hoặc áp cao, nơi nào hút gió, nơi nào phát gió?
ở nơi hút gió hoặc phát gió, không khí chuyển động ra sao? ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào?
+ Nhóm 2: Nhân tố Frông
Khi 2 khối khí nóng và lạnh gặp nhau sẽ gây ra hiện tượng gì? Tại sao?
+ Nhóm 3: Nhân tố gió
Trong các loại gió hoạt động thường xuyên, gió nào gây mưa nhiều? gió nào gây mưa ít? Vì sao?
Miền có gió mùa mưa nhiều hay ít? Vì sao?
Trả lời câu hỏi trong SGK
Gợi ý:
> Tây bắc Châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì: nằm ở khu vực cao áp thường xuyên, gió Mậu Dịch, ven bờ có dòng biển lạnh.
> Nước ta: có khí hậu nhiệt đới gió mùa do không có khí áp cao ngự trị thường xuyên
+ Nhóm 4: Dòng biển
Vì sao nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít? Cho ví dụ?
+ Nhóm 5: Địa hình
Giải thích sự ảnh hưởng của địa hình đến lượng mưa? Cho ví dụ ở Việt Nam.
Hoạt động 4: Cá nhân
CH: Dựa vào H13.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố mưa theo vĩ độ?
Gợi ý:
> Xích đạo mưa nhiều do: áp thấp, nhiều đại dương, rừng
> Ôn đới: do gió Tây, dòng biển nóng
CH: Câu hỏi SGK
I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
1. Ngưng đọng hơi nước
- ĐK: không khí đã bão hòa vẫn tiếp thêm hơi nước hoặc gặp lạnh.
- Có hạt nhân ngưng đọng: bụi, khói, muối biển…
2. Sương mù
- ĐK: Độ ẩm cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ
3. Mây và mưa
- Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước đọng thành ngững hạt nhỏ nhẹ, tụ thành từng đám, đó là mây.
- Khi hạt nước trong mây có kích thước lớn thành các hạt nước rơi xuống mặt đất gọi là mưa.
- Tuyết rơi: nước rơi gặp nhiệt độ 00C
- Mưa đá: nước rơi dưới dạng băng
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu vực áp thấp: mưa nhiệu
- Khu vực áp cao: mưa ít hoặc không mưa
2. Frông
- Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều
3. Gió
- Gió Tây ôn đới, gió mùa gây mưa nhiều
- Gió Mậu Dịch : mưa ít
4. Dòng biển
- Nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít.
5. Địa hình
- Càng lên cao, càng mưa nhiều (đến độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm đ không mưa)
- Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
- Phân bố không đều
1. Theo vĩ độ
- Xích đạo: mưa nhiều
- Chí tuyến: mưa ít
- Ôn đới: mưa nhiều
- Cực: mưa ít
2. ảnh hưởng của đại dương
- ở mỗi đới, từ Tây đ Đông có sự phân bố mưa không đều do phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương, ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh.
4. Củng cố- đánh giá:
Giải thích và trình bày sự phân bố lượng mưa ở vĩ tuyến 300B từ Tây đ Đông
5. Hướng dẫn về nhà:
Học và trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15: Thực hành:
đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ sự phân hoá các đới khí hậu trên TĐ
- Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới khí hậu ôn đới chủ yếu theo kinh độ.
- Hiểu rõ một số kiểu khí hậu tiêu biểu của 3 đới.
2. Kỹ năng
- Đọc bản đồ: xác định ranh giới của các đới, sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới và ôn đới.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để thấy được đặc điểm chủ yếu của từng kiểu khí hậu.
II. Thiết bị dạy học
Bản đồ treo tường: các đới khí hậu trên TĐ (bản đồ khí hậu TG).
Bản đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
III. Tiến trình bài giảng.
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trên TĐ?
Bài mới:
Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành
Bước 1: GV giới thiệu khái quát:
Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của MT tới bề mặt đất không đều theo vĩ độ do góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau. Các yếu tố của khí hậu có sự khác nhau ở các nơi nên có sự khác nhau về khí hậu ở các khu vực... Căn cứ vào sự phân bố đó, người ta có thể chia bề mặt TĐ thành 5 vòng đai nhiệt khác nhau (các vòng đai nhiệt là cơ sở để phân ra các đới khí hậu).
Bước 2: HS hoạt động theo cặp hoặc nhóm nhỏ
HS dựa vào bản đồ và kiến thức đã học từ lớp 6, tìm hiểu:
+ Đọc tên các đới khí hậu, xác định phạm vi từng đới
+ Xác định phạm vi của từng kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hoà.
+ Nhận xét về sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đơi nóng và đới ôn hoà.
Bước 3: HS dựa vào bản đồ trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý...
đ GV chuẩn kiến thức:
+ Mỗi nửa cầu có 7 đới khí hậu
+ Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua Xích Đạo
+ Trong cùng một đới lại có những kiểu khí hậu khác nhau do ảnh hưởng của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hinh...
+ Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt độ chủ yếu theo vĩ độ, ở ôn đới chủ yếu theo kinh độ.
Bước 4: HS hoạt động cá nhân hoặc theo cặp làm bài tập 2
Bước 5: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các kiểu khí hậu.
đ GV chuẩn kiến thức:
Đoc biểu đồ:
Biểu đồ
Kiểu KH
Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt
Lượng mưa
Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội)
+ ở đới KH nhiệt đới.
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 30oC, biên độ nhiệt năm khoảng 12oC.
+ Mưa: 1694mm/năm, mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5-10)
Biểu đồ KH cận nhiệt ĐTH (Palecmô)
+ ở đới KHcận nhiệt
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 11oC, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 22oC, biên độ nhiệt năm khoảng 11oC.
+ Mưa: 692mm/năm, mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ mưa ít (tháng 9-4)
Biểu đồ KH ôn đới hải dương (Valenxia)
+ ở đới KH ôn đới.
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 7oC, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 16oC, biên độ nhiệt năm khoảng 9oC.
+ Mưa: 1416mm/năm, mưa nhiều quanh năm, nhất là mùa đông.
Biểu đồ KH ôn đới lục địa (U-pha)
+ ở đới KH ôn đới.
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng -7oC, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 20oC, biên độ nhiệt năm lớn, khoảng 27oC.
+ Mưa: 584mm/năm, mưa ít, tập trung vào mùa hạ (tháng 5-9)
So sánh :
Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa:
Giống nhau:
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp (tháng cao nhất không quá 20oC)
+ Lượng mưa trung bình năm khá đều.
Khác nhau:
+ Ôn đới hai dương có nhiệt độ tháng thấp nhất trên 0oC, biên độ nhiệt nhỏ. Mưa nhiều quanh năm, mưa tập trung vào thu đông.
+ Ôn đới lục địa tháng thấp nhất trên 0oC, biên độ nhiệt lớn. Mưa ít hơn, mư nhiều vào mùa hạ.
Kiểu KH nhiệt đới gió mùa và KH cận nhiệt ĐTH:
Giống nhau: Nhiệt độ TB năm cao, có sự phân mùa mưa – khô rõ rệt.
Khác nhau:
+ Nhiệt độ: KH nhiệt đới gió mùa cao hơn
+ Mưa: KH nhiệt đới gió mùa mưa nhiều hơn và mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông. KH cận nhiệt ĐTH, mưa ít, mưa nhiều hơn vào thu đông, khô vào mùa hạ.
Đánh giá:
GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
5. Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thiện bài thực hành
File đính kèm:
- Anh tu lieu.doc