Giáo án Địa lí 9 Bài 35: Vùng đồng bằng sông cửu long

 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

I: MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học,học sinh cần phải

1.Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, gới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội.

-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

-Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

2. Kĩ năng:

- Xác định vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.

- Phân tích bản đồ tự nhiên, số liệu thống kê về dân cư của vùng.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.GV:

- Lược đồ tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 15786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 Bài 35: Vùng đồng bằng sông cửu long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 18/01/2014 Tiết: 39 Ngày dạy: 20/01/2014 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I: MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học,học sinh cần phải 1.Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, gới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế- xã hội. -Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội. -Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế của vùng. 2. Kĩ năng: - Xác định vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ. - Phân tích bản đồ tự nhiên, số liệu thống kê về dân cư của vùng. 3. Thái độ: - Giúp học sinh biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.GV: - Lược đồ tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long 2. HS: - ÁT lát VN III: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: * Khởi động HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HỌC SINH NỘI DUNG HĐ1: Tìm hiểu về vị trí địa lí. Bước 1: -GV treo bản đồ tự nhiên vùng ĐBSCL: -Dựa vào hình 35.1 SGK cho biết ĐBSCL gồm mấy tỉnh thành phố? Diện tích? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức Bước 2: -Tiếp giáp với quốc gia và vịnh biển nào? -Xác định ranh giới của vùng trên đất liền và các đảo, quần đảo? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức (Chú ý các đảo, quần đảo của vùng ở biển Đông và trong vịnh Thái Lan) Bước 3: -Nêu ý nghĩa, vị trí địa lí của vùng? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức HĐ 2: Tìm hiểu về tự nhiên và tài nguyên. Bước 1: -Nêu tên các loại đất phù sa? Phân bố? -Khí hậu? nguồn nước như thế nào? -Nêu các tài nguyên sinh vật? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức Bước 2: -Từ điều kiện tự nhiên trên vùng có những thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào? -Tại sao sản xuất lương thực, thực phẩm là thế mạnh của vùng? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức Bước 3: -HS thảo luận: -Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sx và đời sống ở ĐBSCL, cần có những giải pháp gì để hạn chế những khó khăn đó? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức GV gợi ý mở rộng một số biện pháp sống chung với lũ ở ĐBSCL: -Tôn cao đất dọc các trục lộ giao thông. -Làm nhà trên cọc, trên bè, trên phao. -Củng cố các bờ bao để kịp thời thu hoạch vụ mùa, tránh né lũ. -Chủ động lấy nước để tích tụ phù sa, đánh cá. -Nuôi trồng thuỷ sản trên sông… HĐ 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư. Bước 1: -HS tìm hiểu kênh chữ SGK và bảng 35.1: -Hãy nhận xét tình hình dân cư-xã hội của ĐBSCL so với cả nước? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức Bước 2: - Dựa vào một số chỉ tiêu nêu một số thuận lợi của vùng? - Vì sao tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân thành thị ở ĐBSCL thấp hơn mức trung bình của cả nước? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức Bước 3: Nêu những khó khăn về mặt dân cư? - Theo em cần phải có giải pháp gì? HS:trả lời GV chuẩn xác kiến thức I:VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GỚI HẠN LÃNH THỔ: - Là vùng tận cùng phía Tây Nam của nước ta. -Diện tích: 39 734 km2 - Nằm ở phía tây vùng đông nam bộ - Giáp với Cam- Pu- Chia, vinh Thái Lan - Ý nghĩa: thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước. II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NHUYÊN THIÊN NHIÊN: 1. Đặc điểm: - Đồng bằng rộng (gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha,) -Khí hậu nóng ẩm quanh năm ( chênh lệch nhiệt độ ít) -Nguồn nước dồi dào (nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt) - Sinh vật phong phú và đa dạng( thủy sản nước ngọt, lợ rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn nhất cả nước….) 2. Thuận lợi: Giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp: sản xuất lúa, cây ăn quả, thủy sản….. 3. Khó khăn - Lũ lụt, diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt ề mùa khô. III: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI 1. Đặc điểm: - Là vùng đông dân, chỉ đứng sau vùng ĐBSH. -Có nhiều dân tộc sinh sống ngoài người Kinh, còn có người Khơ me, người Chăm và người Hoa. 2. Thuận lợi: - Nguồn lao động dồi dào, có kinh ngiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ lớn. 3. Khó khăn: - Mặt bằng dân trí chưa cao (tỉ lệ người biết chữ thấp hơn cả nước 88,1%) 4. Đánh giá: - Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL 5. Hoạt động nối tiếp: - Chuẩn bị bài 36, Chú ý phân tích kĩ kênh hình và bảng số liệu trong bài. IV:PHỤ LỤC: V: RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDIA LI 9(1).doc