Giáo án địa lí 8 tiết 36 bài 30 Thực hành: đọc bản đồ địa hình Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học , học sinh phải:

1.Kiến thức:

- Thấy được tính phức tạp, đa dạng của địa hình thể hiện ở sự phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây.

- Nhận biết được các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.

2. Kỹ năng:

- Phân tích được lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.

3. Thái độ:

- có ý thức học tập nghiêm túc

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1.Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên VN

- Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ, từ Bạch Mã tới Phan Thiết (sgk)

2. Học sinh:

- sgk, tập átlat việt nam

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 18637 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 8 tiết 36 bài 30 Thực hành: đọc bản đồ địa hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 07/03/2014 Tiết 36 Ngày dạy: 10/03/2014 Bài 30: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học , học sinh phải: 1.Kiến thức: - Thấy được tính phức tạp, đa dạng của địa hình thể hiện ở sự phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây. - Nhận biết được các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ. 2. Kỹ năng: - Phân tích được lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. 3. Thái độ: - có ý thức học tập nghiêm túc II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1.Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN - Lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ, từ Bạch Mã tới Phan Thiết (sgk) 2. Học sinh: - sgk, tập átlat việt nam III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1......................................, 8A2......................................, 8A3.................................................... 2. Kiểm tra bài cũ - Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình nước ta? - Xác định vị trí địa lí của 2đb lớn? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2đb? 3. Bài mới: Khởi động: Nước ta có địa hình phong phú, trong đó địa hình đồi núi là một bộ phận quan trọng chiếm phần lớn diện tích của VN. Trong bài thực hành này các em sẽ củng cố thêm kiến thức về sự phức tạp, đa dạng của địa hình nước ta. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học (cá nhân) * Bước 1: - GV treo bản đồ tự nhiên, gọi HS lên bảng xác định các dạng địa hình đã được học. * Bước 2: - GV chuẩn xác kiến thức trên bản đồ. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng địa lí (nhóm) *Bước 1: - GV hướng dẫn nội dung, yêu cầu bài thực hành: + Xác định vị trí lát cắt và hướng cắt trên bản đồ TNVN ngang vĩ tuyến 220B (từ Tây -> Đông.) + Xác định vị trí lát cắt và hướng cắt dọc kinh tuyến 1080Đ (từ Bắc -> Nam) + Xác định các đèo lớn dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn -> Cà Mau. *Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận Căn cứ vào H28.1 + H33.1 hãy cho biết: - Nhóm 1+ 2: Câu 1 ( sgk) - Nhóm 3+4: Câu 2 ( sgk) - Nhóm 5+6: Câu 3 ( sgk) *Bước 3: - HS làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm lên xác định trên bản đồ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Bước 4: - GV chuẩn kiến thức: Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giớiViệt- Lào đến biên giới Việt -Trung ta phải vượt qua: a. Các dãy núi: Pu-đen-đinh , Hoàng Liên Sơn ,Con Voi , CC.sông Gâm , CC. Ngân Sơn , CC. Bắc Sơn. b. Các dòng sông: S.Đà , S.Hồng , S.Chảy , S.Lô , S.Gâm , S.Cầu , S.Kì Cùng. Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ từ núi Bạch Mã -> bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua: a. Các cao nguyên: - Kon Tum: Cao TB >1400m đỉnh cao nhất Ngọc Linh 2598m. - Plây-ku: Cao TB >1000m tương đối bằng phẳng. - Đắc-lắc: Cao TB <1000m. Vùng hồ Đắc Lắc thấp nhất ở độ cao 400m. - Mơ-nông và Di Linh: Cao TB >1000m b. Nhận xét: - Ngoài phân hóa theo chiều Đông - Tây, địa hình còn có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam. - Nham thạch chủ yếu là đá badan. Ngoài ra còn có đá Gra-nit và đá biến chất. Một phần nhỏ ven biển Phan Thiết là đá trầm tích. Câu 3: Trên quốc lộ 1A từ Lạng Sơn -> Cà Mau ta phải qua: a. Các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn) ,Tam Điệp (Ninh Bình) , Ngang (Hà Tĩnh) ,Hải Vân (Thừa Thiên - Huế) , Cù Mông (Bình Định) , Cả (Phú Yên) b. Các đèo ảnh hưởng rất lớn tới giao thông Bắc -Nam: Thuận lợi cho việc giao thông đi lại dọc từ Bắc -> Nam. 4. Đánh giá: - GV hệ thống nội dung bài thực hành, chú trọng các dạng địa hình, đặc điểm địa hình Tây Nguyên. - Gọi HS yếu kém lên xác định lại một số dạng địa hình đã học trong bài. - Gv nhận xét tiết học thực hành, tuyên dương các hs tích cực xây dựng bài, nhắc nhở các hs còn trầm, chưa chú ý trong giờ học. 5.Hoạt động nối tiếp: - Hoàn thiện bài thực hành - Nghiên cứu bài 31 sgk/110 + Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? + Nước ta có mấy miền khí hậu?Nêu đặc điểm của từng miền? IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDia 8 tuan 28 tiet 36.doc