I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
- Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng
2. Kĩ năng:
Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển trên bản đồ thế giới: Dòng biển Gơn -xtrim, Cư - rô - si - ô, Pê - ru, Ben - ghê - la
3. Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới
2. Học sinh: sgk
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 6 tiết 31 bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 27/03/2014
Tiết 31 Ngày dạy: 31/03/2014
BÀI 25: THỰC HÀNH
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
- Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng
2. Kĩ năng:
Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển trên bản đồ thế giới: Dòng biển Gơn -xtrim, Cư - rô - si - ô, Pê - ru, Ben - ghê - la
3. Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1........................................6A2..........................................6A3.........................................
6A4........................................6A5..........................................6A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
- Nêu các hình thức vận động của nước biển?
3. Bài mới:
1. Hoạt động 1. Hệ thống hóa các kiến thức địa lí (cá nhân)
*Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại hướng chảy của dòng biển nóng và dòng biển lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới?
*Bước 2: Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập địa lí (nhóm)
Biết được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trong đại dương thế giới
*Bước 1:
- GV chia lớp theo các nhóm
- Quan sát H.64 (sgk) cho biết:
Nhóm 1 - 2: Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương và trong Thái Bình Dương
Nhóm 3 - 4: Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở nửa cầu Nam
Nhóm 5 - 6: So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam
- Các nhóm trình bày kết quả trên bản đồ
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận nhóm trình bày)
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
*Bước 2:
GV: Chuẩn xác lại kiển thức theo bảng:
Đại Dương
Hải lưu
Bán Cầu Bắc
Bán Cầu Nam
Tên hải lưu
Vị trí - hướng chảy
Tên hải lưu
Vị trí - hướng chảy
Thái Bình Dương
Nóng
Cư - rô - si - ô
Từ XĐ -> 600B
Đông Úc
Xích đạo -> 300N
Lạnh
Califoocnia
400B -> xích đạo
Pê - ru
600N -> Xích đạo
Đại Tây Dương
Nóng
Gơn - xtrim
Chí tuyến B ->600B
Bra - xin
Xích đạo -> 300N
Lạnh
Grơn - len
Cực Bắc ->600B
Ben - ghê - la
600N -> Xích đạo
Kết luận: Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao, ngược lại các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
Tìm hiểu ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua
*Bước 1:
- Yêu cầu hs đọc nội dung bài 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát H.65(sgk)
*Bước 2:
- HS dựa vào H.65 trả lời các câu hỏi:
+ Vị trí 4 điểm A, B, C, D nằm trên vĩ độ nào?
+ Địa điểm nào gần dòng biển nóng, có nhiệt độ bao nhiêu ?
+ Địa điểm nào gần dòng biển lạnh, có nhiệt độ bao nhiêu ?
- GV chuẩn xác kiến thức
+ Dòng biển nóng làm nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn
+ Dòng biển lạnh làm nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ
Kết luận: Các vùng ven biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua.
4. Đánh giá:
- Giáo viên nhận xét ghi điểm các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt
- Nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên bản đồ thế giới
- Mối quan hệ giữa các dòng biển nóng, dòng biển lạnh với khí hậu chúng chảy qua
5. Hoạt động nối tiếp:
Xem trước bài 26: ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............
File đính kèm:
- tiet 31 tuan 31 dia li lop 6.doc