Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu sơ lược về môn Địa lý 6
2. Kỹ năng: Nắm một cách khái quát về nội dung của môn Địa lý 6 từ đó nắm được phương pháp học tập môn này.
3. Thái độ: GD ý thức học tập bộ môn.
II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, quan sát
III. Chuẩn bị giáo cụ:
GV - Tài liệu tham khảo, giáo án.
HS - Tham khảo SGK trước ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 6a ., 6b .
2. Kiểm tra bài củ
3. Nội dung bài mới.
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án địa lí 6 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầng bình lưu.
+ Các tầng cao của khí quyển.
* Đặc điểm của tầng đối lưu.
- 90% Không khí của khí quyển tập trung.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao.
- là nơi sảy ra các hiện tượng khí tượng
- Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn, nhất định.
- Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
- Gió là sự chuyển động của các khối không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
+ Gió Tín phong: là loại gió thổi từ áp cao 300 về áp thấp Xích đạo.
+ Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi từ áp cao 300 về áp thấp 66 33'.
+ Gió Đông cực: là loại gió thổi từ áp cao Cực về áp thấp 66033'.
- Không khí bão hòa, hơi nước bốc lên cao gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa.
4. Nhận xét - Đánh giá.
- Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Cho điểm các cá nhân, nhóm làm việc tốt, phê bình các cá nhân, nhóm làm việc kém hiệu quả.
5. Dặn dò:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức vừa được ôn.
- Chuẩn bị giấy, bút để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. Rút kinh nghiệm.
NS: Tiết 28
NG: Kiểm tra một tiết.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
2. Kỷ năng:
3. Thái độ:
II. Phương pháp giảng dạy:
- Nhằm đánh giá chất lượng học tập của HS từ đó đưa ra các phương pháp dạy học giúp đạt được chất lượng tốt hơn.
III. Chuẩn bị giáo cụ
- GV: Đề kiểm tra + Đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập lại những kiến thức đã học.
Iv. Đề kiểm tra.
I, Phần trắc nghiệm.
Tìm các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ ( … )
Các cụm từ cho trước:
a. Từ cao áp 30 về áp thấp xích đạo.
b. Nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
c. Từ áp cao ở cực về áp thấp 66 33'.
d. Từ áp cao 30 về áp thấp 66 33'.
g. Cây lương thực thực phẩm.
f. Cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
1. Gió là sự chuyển động của các khối không khí từ …..
2. Bình nguyên ( Đồng bằng ) Thích hợp trồng ……
3. Gió tín phong là loại gió thổi từ ……
4. Cao nguyên thích hợp trồng ……
5. Gió tây ôn đới là loại gió thổi từ ……
6. Gió đông cực là loại gió thổi từ ……
II. Phần tự luận.
Câu 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
Câu 2: Khi nào hơi nước trong không khí ngưng tụ thành Mây, Mưa?
Câu 3: Khoáng sản là gì? Khi nào được gọi là mỏ khoáng sản?
V. Đáp án - Biểu điểm.
I, Phần trắc nghiệm.( 3 điểm ).
Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm.
1 - b 2 - g 3 - a 4 - f 5 - d 6 - c.
II. Phần tự luận. ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm ).
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời gian ngắn, nhất định. ( 1,5đ' )
- Khí hậu là sự biểu hiện của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật. ( 1,5đ' )
Câu 2: ( 2 điểm )
- Không khí bão hòa hơi nước trong không khí bốc lên cao gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa.
Câu 3. ( 2 điểm )
- Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng ( 1đ' )
- Mỏ khoáng sản là lượng khoáng sản tập trung với số lượng lớn ( 1 đ' )
V. Rút kinh nghiệm:
Số bài
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5- 6
Điểm 3- 4
Điểm 1- 2
NS: Tiết 29
NG: sông và hồ.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm Sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng nước, chế độ mưa.
- Nắm được khái niệm Hồ, biét nguyên nhân hình thành 1 số hồ và các loại hồ.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng phân tích kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
II. Phương pháp giảng dạy:
III. Chuẩn bị giáo cụ..
- Bản đồ tự nhiên Thế giới.
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. ( không )
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRề
NỘI DUNG
? Địa phương ta có dòng sông nào chảy qua?
? Sông là gì?
? nguồn cung cấp nước cho sông?
? Lưu vực sông là gì?
Yêu cầu quan sát H59 SGK
? Những bộ phận nào chập lại thành 1 hệ thống sông?
? Phụ lưu là gì?
? Chi lưu là gì?
? Hệ thống sông là gì?
GV treo bản đồ gọi HS lên xác định hệ thống Sông Hồng.
GV Giải thích khái niệm lưu lượng sông.
? Theo em lưu lượng nước của 1 con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện nào?
Yêu cầu quan sát bảng SGK trang71
? So sánh lưu vực và tổng lượng nước của Sông Hồng và Sông Mê Công?
? Thủy chế là gì?
? Những thuận lợi và khó khăn do sông ngòi đem lại?
? Làm thế nào để hạn chế bớt tác hại của sông?
? Hồ là gì?
? Kể tên các Hồ có ở địa phương?
? Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại Hồ?
? Tại sao trong lục địa lại có các hồ nước Mặn?
? Nguồn gốc hình thành Hồ?
? Tác dụng của Hồ?
1. Sông và lượng nước của sông.
a. sông.
- Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Nguồn cung cấp nước cho sông là nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
- Lưu vực sông là diện tích đất đai thường xuyên cung cấp nước cho sông.
- Phụ lưu là các con sông đổ nước vào sông chính.
- Chi lưu là các con sông thoát nước cho sông chính.
- Sông chính cùng cấc phụ lưu và chi lưu hợp lại thành hệ thống sông.
b. Lượng nước của sông.
- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong thời gian 1 giây.
- Lưu lượng của 1 con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng nước của 1 con sông trong thời gian 1 năm.
2. Hồ.
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: Nước ngọt và nước mặn.
- Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau.
+ Hồ vết tích của khúc sông ( Hồ Tây )
+ Hồ trên miệng núi lửa ( Hồ ở Plâycu )
+ Hồ nhân tạo xây dựng để phục vụ các nhà máy thủy điện.
- Tác dụng của Hồ:
+ Điều hòa dòng chảy, phục vụ tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thủy sản.
+ Tạo cảnh đẹp, khí hậu trong lành phục vụ cho an dưỡng, nghỉ ngơi và du lịch.
4. Củng cố.
? Sông và Hồ giống và lhác nhau như thế nào?
? Thế nào là Hệ thống sông? Lưu vực sông?
? Có mấy loại Hồ? Nguyên nhân hình thành Hồ trên núi và Hồ nước mặn trên đất liền?
5. Dặn dò:.
- Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 72.
- Tìm hiểu muối ăn làm từ nước gì?
- Chuẩn bị trước bài 24 " Biển và đại dương ).
V. Rút kinh nghiệm.
NS: Tiết 30.
NG: Biển và đại dương.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS biết được độ muối của Biển và nguyên nhân làm cho nước Biển và Đại dương
có muối.
- Biết các hình thức vận động của nước Biển và Đại dương ( Sóng, Thủy triều, Dòng Biển) và nguyên nhân của chúng.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
II. Phương pháp giảng dạy:
III. Chuẩn bị giáo cụ.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
IV. Tiến trình bài dạy:.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Sông và Hồ khác nhau như thế nào?
? Thế nào là Hệ thống Sông, Lưu vực Sông?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề:
? Muối ăn được làm từ nước gì?
Từ nước biển và Đại dương. Vậy Biển và Đại dương có đặc điểm gì? vì sao nước Biển và Đại dương lại mặn. Ta tìm hiểu bài 24…
b. Triển khai bài dạy.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRề
NỘI DUNG
GV. Treo Bản đồ tự nhiên TG
? Các Biển và Đại dương có thông với nhau không?
? Tại sao nước Biển lại mặn?
? Độ muối do đâu mà có?
? Tại sao Biển và Đại dương đều thông với nhau nhưng độ muối lại khác nhau? ( Mật độ các sông đổ ra Biển, độ bốc hơi )
? Tại sao nước Biển ở các vùng Chí tuyến lại mặn hơn các vùng khác?
( Đây là vùng khí áp cao nên khi bốc hơi lên bị gió mang đi ).
Quan sát H61 SGK trang 73.
? Sóng là gì?
? Nguyên nhân tạo ra sóng?
Yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK.
? Nguyên nhân có sóng thần?
? Sức phá hoại của sóng thần?
Quan sát H62 và H63 SGK trang 74
? Nhận xét sự thay đổi của ngấn nước Biển ven bờ?
? Thủy triều có mấy loại?
( Bán Nhật triều: Lên xuống đúng quy luật.
Nhật triều: đều đặn
Thủy triều không đều: )
? Nguyên nhân sinh ra Thủy triều?
GV. Mặt Trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời rất nhiều nhưng do ở gần Trái đất hơn nên sức hút mạnh hơn.
GV. Bổ xung: Việc nghiên cứu và nắm quy luật lên xuống cuẩ Thủy triều phục vụ cho các ngành hàng hải, đánh cá, sản xuất muối, hay trong bảo vệ Tổ quốc: Ngô Quyền dã 3 lần đánh thắng quân Nguyên trên sông Bặch Đằng.
Quan sát H64 trang 75
Mũi tên màu đỏ: Dòng Biển nóng
Mũi tên màu xanh: lạnh
? Dòng biển là gì?
? Nguyên nhân sinh ra các Dòng Biển?
? Dòng Biển nóng phân bố ở đâu?
( Từ Xích đạo lên vùng vĩ độ cao )
? Dòng Biển lạnh phân bố ở đâu?
( Từ vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp )
? Vai trò của các dòng Biển?
( Biển Nóng: Nước bốc hơi gây mưa.
Biển lạnh: Ngăn hơi nước -> Khô hạn )
? Vì sao Con Người cần bảo vệ Biển?
1. Độ muối của nước biển và Đại dương.
- Các Biển và Đại dương đều thông với nhau.
- Độ muối TB của nước Biển là 35%0
- Độ muối là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối trong các Biển và Đại dương là không giống nhau.
2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương.
a. Sóng:
- Là sự chuyển động của các hạt nước theo những vòng tròn lên, xuống theo chiều thẳng đứng. ( Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước Biển).
- Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng.
b. Thủy triều.
- Là hiện tượng nước Biển lên xuống theo chu kì.
- Nguyên nhân là do sức hút của Mặt Trăng và 1 phần Mặt Trời làm cho nước Biển vận động lên xuống.
3. Dòng biển.
- Dòng biển : là sự chuyển động của các dòng nước trên 1 quãng đường dài trong các Biển và Đại dương.
- Nguyên nhân là do các loại Gió thổi thường xuyên trên bề mặt trái đất.
- Các Dòng Biển có ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu các vùng ven Biển mà chúng chảy qua.
4. Củng cố.
? Vì sao độ muối trong các Biển và Đại dương lại khác nhau?
? Nêu nguyên nhân của hiện tượng Thủy triều trên Trái đất?
? Vai trò của các dòng Biển đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua?
5. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 76.
- Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị trước bài 25 " Thực hành ".
V. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- GIAO AN DIA 6(1).doc