Giáo án Địa lí 6 Bài 20 hơi nước trong không khí, mưa - Trường THCS Lê Hồng Phong

 Bài 20 HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ, MƯA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Học sinh nắm vững khái niệm : Độ ẩm của khôg khí, độ bão hoà hơi nước trong không khí, và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước tạo thành mây mưa.

2. Kỹ năng

- Đọc được bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.

- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng năm và lượng mưa trung bình năm.

- Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa

3. Thái độ.

- Ý thức trách nhiệm bảo vệ hơi nước trong không khí.

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1. GV:

- Hình vẽ biểu đồ lượng mưa phóng to.

- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.

2. HS:

- Sách giáo khoa

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 6 Bài 20 hơi nước trong không khí, mưa - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Ngày soạn: 15/ 02/2014 Tiết 24: Ngày dạy : 17/ 02/2014 Bài 20 HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ, MƯA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức - Học sinh nắm vững khái niệm : Độ ẩm của khôg khí, độ bão hoà hơi nước trong không khí, và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước tạo thành mây mưa. 2. Kỹ năng - Đọc được bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới. - Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng năm và lượng mưa trung bình năm. - Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa 3. Thái độ. - Ý thức trách nhiệm bảo vệ hơi nước trong không khí. II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1. GV: - Hình vẽ biểu đồ lượng mưa phóng to. - Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới. 2. HS: - Sách giáo khoa III: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra 15 phút Câu 1: Thế nào là khí áp ? Câu 2: Trình bày đặc điểm gió tín phong ? Đáp án: Câu 1: (5đ) - Là sức éP của không khí lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân Câu 2: (5đ) -Gió tín phong: +Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo (đai áp thấp Xích đạo) + Hướng gió: nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam, gió có hướng Đông Nam 3. Bài mới: *Khởi động: sgk HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG HĐ 1: Tìm hiểu hơi nước và độ ẩm không khí. MT: HS hiểu được trong kk có hơi nước và tạo nên độ ẩm kk. Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK: - Em hãy cho biết thành phần của không khí ? - Nhắc lại thành phần của không khí ? - Lượng hơi nước trong không khí có từ đâu ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức GV: Giới thiệu dụng cụ đo độ ẩm không khí. Bước 2: - Dựa vào bảng lượng hơi nước trong không khí em hãy cho biết lượng hơi nước có trong không khí thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức (Ở mỗi một nhiệt độ khả năng chứa lượng hơi nước khác nhau khi không khí chứa một lượng hơi nước tối đa gọi là không khí đã bão hoà hơi nước) Bước 3 - Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết Khi không khí đã bão hoà hơi nước mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước sẽ gây lên các hiện tượng gì? - GV yêu cầu HS trả lời. HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức - Giảng: Lượng hơi nước trong không khí thường ít hơn lượng hơi nước tối đa mà ở nhiệt độ đó không khí có thể chứa được. Độ ẩm đó gọi là độ ẩm tương đối đơn vị là %. HĐ 2: Tìm hiểu mưa và phân bố mưa. Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK: Dựa vào nội dung SGK em hãy: - Trong điều kiện như thế nào thì có mưa ? HS: trả lời GV: chuẩn xác kiến thức Bước 2: - Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết để đánh giá lượng mưa của một đia phương người ta dùng dụng cụ gì ? - Tổng lượng mưa trong ngày tháng năm của một địa phương được tính như thế nào ? - Để tính lượng ma trung bình năm của một địa phương người ta làm như thế nào ? - Treo biểu đồ lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh. Chia lớp thành 4 nhóm .Phát phiếu học tập cho các nhóm. Phiếu học tập Bước 3: Dựa vào biểu đồ lượng mưa của thành phố Hồ chí Minh (H53-SGKTr62)Trả lời các câu hỏi trong SGK : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. Đại diện trả lời Nhóm khác nhận xét Bước 4: Dựa vào bản đồ mưa thế giới nhận xét: -Lượng mưa trên thế giới phân bố như thế nào? nơi nào mưa nhiều? - Vì sao? I: HƠI NƯỚC VÀ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ -Không khí bao giờ cũng chức một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. - Nhiệt độ có ảnh hởng đến chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều ( độ ẩm càng cao) II: MƯA, SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT. -Quá trình tạo thành mưa: khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. - Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam 4. Đánh giá: Nêu điều kiện hình thành mưa? Cách tính lượng mưa? Phân bố mưa trên TG như thế nào? 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà làm tiếp bài tập SGK. Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. IV: PHỤ LỤC: Phiếu học tập của hoạt động 2 Tháng Lượng mưa Tháng 9 340mm Tháng 2 10mm Nhận xét Phân bố không đều các tháng trong năm V: RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdia 6(3).doc