Giáo án Địa lí 12

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Mục tiêu

Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Nắm được những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của nước ta.

 - Hiểu được tác động của bối cảnh thế giới và khu vực đối với:

 + công cuộc Đổi mới.

 + Thành tựu đạt được của nước ta trong quá trình hội nhập.

 - Biết được một số chính sách để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc Đổi mới và hôi nhập của nước ta.

2. Kỹ năng

 - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu.

 - Liên hệ, vận dụng kiến thức Lịch sử, GDCD trong học tập, nhận thức bài học.

3. Thái độ

 HS có ý thức, tinh thần, trách nhiệm của bản thân để góp phần vào công cuộc Đổi mới của nước nhà.

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lí 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đặc sản khác: đồi mồi, ba ba, hải sâm, sò, huyết, bào ngư... + Yến sào ở các đảo Nam Trung Bộ. - Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt: + Dầu mỏ: Trử lượng khoảng 2 tỷ tấn, hàng trăm tỷ m3 khí đốt. + Mỏ cát (Cát trắng ở Quảng Ninh, Khánh Hòa), ti tan là nguyên liệu giá trị cho CN sản xuất thủy tinh, pha lê... + Các mỏ muối lớn là điều kiện để phát triển các vùng sản xuất muối. - Bờ biển dài 3260 km, có nhiều eo, vịnh biển sâu => Phát triển GTVT biển, xây dựng các cảng biển công nghiệp, cảng tổng hợp, cảng nước sâu, cảng trung chuyển. - Nước ta có nhiều cảnh, đảo, bãi tắm đẹp để thu hút du khách trong và ngoài nước => phát triển du lịch biển, đảo với nhiều hình thức du lịch khác nhau. 2. Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ - Các đảo: Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Phú Quốc. - Các quần đảo: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn đảo, Thổ Chu... - Các đảo, quần đảo, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo về an ninh vùng biển: + Tạo hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền. + Làm căn cứ, cơ sở để nước ta tiến ra biển Đông và Đại Dương trong tương lại. + Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi kinh tế biển, đảo, thềm lục địa. + Cơ sở, căn cứ để ta khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển. b. Các huyện đảo ở nước ta Từ Bắc vào Nam, nước ta có 11 huyện đảo thuộc 9 tỉnh. 3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo a. Tại sao phải khai thác tổng hợp - Hoạt động kinh tế biển nước ta rất đa dạng. Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả cao về mặt kinh tế, cần có sự khai thác tổng hợp vùng biển và hải đảo. - Việc khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo sẽ cho phép bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái biển (Cảnh quan bờ biển, nguồn nước, sinh vật nổi, đáy), đảo (bảo vệ rừng, thảm thực vật động vật và nguồn nước ngọt trên các đảo). b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo - Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi sinh vật biển ven bờ, tuyệt đối không sử dụng chất hủy diệt trong quá trình khai thác. - Cần đây mạnh đánh bắt xa bờ: cho phép tăng sản lượng khai thác, phục hồi nguồn lợi ven bờ, giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta. c. Khai thác tài nguyên khoáng sản - Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Sa Huỳnh, Cà Ná. Cần đẩy mạnh sản xuất theo hướng công nghiệp, hàng hóa. - Về công nghiệp dầu khí: + Đã liên doanh với nước ngoài để đẩy mạnh, thăm dò và khai thác dầu thô. + Thu hồi khí đồng hành ở thềm lục địa làm cơ sở => công nghiệp t0 điện, phân bón. + Trong tương lai sẽ phát triển các nhà máy lọc dầu, hóa lỏng khí đốt và chế biến các sản phẩm từ dầu, sẽ nâng cao hiệu quả hơn nữa cho ngành. + Vấn đề là cần đảm bảo an toàn môi trường. d. Phát triển du lịch biển - Nâng cấp nhiều trung tâm du lịch, đem vào khai thác, sử dụng nhiều vùng biển, đảo mới. - Hình thành nên các khu du lịch lớn, quan trọng, như : Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu. e. Giao thông vận tải biển Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh DHMT và cho nền kinh tế cả nước, GTVT biển nước ta đã: + Nâng cấp, cải tạo các cụm cảng: Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng... + Xây dựng nhiều cảng nước sâu: Cái Lân, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu... + Hình thành các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nối các đảo và đất liền.., góp phần quan trọng vào phát triển kt – xh ở các huyện đảo. 4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giêng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa - Tăng cường hợp tác giữa nước ta với các nước: + Sẽ tạo ra nhân tô ổn định cho sự phát triển trong khu vực. + Bảo vệ được lợi ích chính đáng của nước ta. + Vững vững chủ quyền, đảm bảo an ninh trưen biển, đảo. - Nước ta có nhiều nguồn lợi từ biển, nên mỗi công dân cần có bổn phận bảo vệ nguồn lợi vùng biển, đảo nước ta. 4. Hoạt động tiếp theo (5’) a. Củng cố: - Ý nghĩa to lớn , chiến lược của việc phát triển kinh tế và bảo vệ anh ninh vùng biển là gì?. - Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?. Việc khai thác tổng hợp kinh tế biển nước ta tập trung vào những vấn đề nào?. - Ý nghĩa của việc tăng cường, hợp tác với các nước láng giêng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển là gì?. b. Dặn dò : Làm bài tập 1,2,3 trang194. Tiết 48 Bài 43. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM I. Mục tiêu Qua bài học này, HS cần phải: 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trong điểm ở nước ta. - Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. - Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm. 2. Kỹ năng - Xác minh, trình bày giới hạn, vị trí của ba vùng KTTĐ trên bản đồ. - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, làm rõ thực trạng hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. II. Chuẩn bị hoạt động - Các bản đồ vùng kinh tế trọng điểm, bản đồ: Nông – lâm – thủy hải sản... - Atlat địa lí Việt Nam. - Các bảng số liệu thống kê... III. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Kể tên một số đảo, quần đảo lớn ven bờ ở nước ta, chỉ tên và vị trí hành chính của các huyện đảo trên bản đồ. - Vì sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?. Vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển nước ta tập trung vào các vấn đề nào?. 2. Vào bài “ Vì sao cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?. Việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm dựa vào cơ sở nào?. Thực trạng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nước ta hiện nay ra sao?. Mời các em tìm hiểu bài học” 3. Hoạt động nhận thức bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động 6’ 10’ 20’ * Hoạt động 1 - GV: Tiến hành đàm thoại, cho HS nêu lên các đặc điểm cơ bản của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. - HS: Xem SGK trình bày.. * Hoạt động 2 - GV: Cho HS xác định các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta trên bản đồ, nêu tên các tỉnh trước và sau năm 2000 được bổ sung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm. - GV: Cho HS thảo luận nhóm 4 – 6 người, làm rõ tình hình phát triển vùng KTTĐ như sau: + Nhận xét về tăng trưởng kinh tế, cơ cấu GDP theo ngành của ba vùng KTTĐ. + So sánh tổng GDP, Kim ngạch XK của ba vùng với cả nước và giữa ba vùng KTTĐ với nhau. - HS: Trình bày... - GV: So sánh, nhận xét... * Hoạt động 3 - GV: Cho HS hoạt động độc lập, nghiên cứu, trình bày về ba vùng kinh tế trọng điểm như sau: + S, DS, các tỉnh của vùng KTTĐ. + Nêu lên vai trò của mỗi vùng KTTĐ. + Nêu các thế mạnh nổi bật của mỗi vùng KTTĐ. + Phương hướng phát triển của mỗi vùng KTTĐ. - GV: Kiểm tra kết quả hoạt động của HS và cho trình bày... 1. Đặc điểm Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế cả nước, với những đặc điểm cơ bản sau: - Phạm vị gồm có nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi. - Hội tụ đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. - Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của cả nước, tạo ra tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh cho cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác. - Thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ và từ đó phát triển ra cả nước. 2. Qúa trình hình thành và thực trạng phát triển a. Qúa trình hình thành - Vùng KTTĐ phía Bắc, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, thêm: Hà Tây, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. - Vùng KTTĐ miền Trung: Thừa thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thêm: Bình Định. - Vùng KTTĐ phía Nam: TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, thêm: Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang. b. Thực trạng phát triển kinh tế - Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đó cao nhất là vùng KTTĐ phía Nam. - Cơ cấu GDP trong nông nghiệp giảm mạnh và chuyển dịch sang công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Trong đó, vùng KTTĐ phía Bắc và miền Trung có cơ cấu GDP dịch vụ cao nhất, trong khi đó vùng KTTĐ phía Nam GDP cao nhất là công nghiệp – xây dựng, đây cũng là vùng có GDP trong nông nghiệp thấp nhất. - Chiếm phần lớn GDP và kim ngạch XK so với cả nước, trong đó cao nhất là vùng KTTĐ phía Nam. 3. Ba vùng kinh tế trọng điểm Vùng KTTĐ Phía Bắc Vùng KTTĐ Miền Trung Vùng KTTĐ Phía Nam - S gần bằng 15000km2, DS: 13,7 triệu người, -Gồm 8 tỉnh - S gần 28000 km2, DS: 6,3 triệu người. - Gồm: 5 tỉnh - S gần bằng 30600 km2, DS: 15,2 triệu người - Gồm: 8 tỉnh - Thúc đẩy kinh tế phía Bắc phát triển. - Góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng KT cả nước - Thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh Duyên Hải Miền Trung phát triển - Thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh, vùng kinh tế phía Nam phát triển. - Tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế của cả nước. - Đông dân, lao động lớn, có TĐ cao. - Lịch sử phát triển lâu đời. -Nguyên liệu rất dồi dào, CN phát triển sớm. - DV có nhiều thế mạnh phát triển - Nằm trên QL 1 và đường sắt B – N, nơi cửa ngõ ra vào của Tây Nguyên, Nam Lào và ĐB Thái Lan, CPC. -Thếmạnh tổng hợp về kinh tế biển,rừng,dịch vụ, chăn nuôi... -Đôngdân, nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao. - Có trình độ phát triển, đồng bộ về CSVC HT – KT bậc nhất cả nước. - Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. - Thu hút đầu tư nước ngoài, tích lũy vốn lớn nhất cả nước. - Đẩy mạnh pt công nghiệp trọng điểm, kt cao. - Phát triển h2 cạnh tranh với việc pt KCN tập trung. - Chú trọng pt thương mại, du lịch. - Sản xuất NN theo hướng h2 -Đangthực hiện nhiềudự án lớn. -Phát triển các ngành CNtrọng điểm có lợi thế về TN và TT. - Phát triển các vùng chuyên môn hóa sản xuất NN, THS, TM và DL. - Tiếp tục phát triển CN có hàm lượng KT cao. - Xây dựng các khu CN, KCX => thu hút đầu tư. - Tiếp thục phát triển các dịch vụ, như: TM, DL, tín dụng, ngân hàng...cho xứng tầm với vị thế của vùng. 4. Hoạt động tiếp theo (5’) a. Củng cố: - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của các vùng KTTĐ. Các vùng KTTĐ nước ta hình thành, phát triển như thế nào?. - Hãy nêu những đặc điểm của 3 vùng KTTĐ ở nước ta. b. Dặn dò : Làm bài tập 1,2,3 trang 200

File đính kèm:

  • docgiao an khoi 12.doc
Giáo án liên quan