Sự phân hóa tự nhiên - Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên – môi trường

- Thiên nhiên phân hoá theo bắc - nam chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Ở nước ta, từ Bắc vào Nam, sự gia tăng nhiệt theo vĩ độ không chỉ do góc nhập xạ tăng mà còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp đáng kể nhiệt độ ở miền Bắc vào mùa đông. Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ làm cho khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự phân hoá giữa miền Bắc và miền Nam (mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã)

 - Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra.) Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh: Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ TB năm từ 20 – 250C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ < 180C (thể hiện rõ ở TDMN’PB’ và đồng bằng Bắc Bộ); Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa nóng - lạnh làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên: mùa đông trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều cây bị rụng lá; mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt. Trong rừng: loài thực - động vật nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có các loài cận nhiệt đới (như dẻ, re và các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn, Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phân hóa tự nhiên - Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên – môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miền núi. + Đối với vùng đồng bằng: Do đất nông nghiệp ít, cần có biện pháp quản lí chặt và có kế hoạch mở rộng diện tích. Đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí; Chống bạc màu, glây, nhiễm phèn, nhiễm mặn; Bón phân cải tạo đất thích hợp; Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất (do hóa chất, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn độc hại cho cây trồng) ● Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác - Tài nguyên nước. + Tình hình sử dụng: tình trạng dư thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô là 2 vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng nguồn tài nguyên này. Do vậy, cần sử dụng có hiệu quả, đảm bảo cân bằng nước, chống gây ô nhiễm nguồn nước. + Các biện pháp: Ngoài việc xây dựng các công trình chứa nước, xây cống thoát lũ, cấp nước, cần trồng cây tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng thấm vào mùa khô. Xử lí hành chính với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng qui định về nước thải nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm. Tuyên truyền người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông, hồ - Tài nguyên khoáng sản. Nước ta có ~ 3500 mỏ khoáng sản, nhưng phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác. Hiện nay ở nhiều nơi khai thác khoáng sản bừa bãi, không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ: Quản lí chặt việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác - vận chuyển - chế biến. Xử lí những trường hợp vi phạm luật - Tài nguyên du lịch. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cho cảnh quan du lịch bị suy thoái. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái - Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: như khí hậu (nhiệt, nắng, gió, không khí), tài nguyên biển.... cũng cần được khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững b. Đối với môi trường Bảo vệ môi trường gắn với sử dụng hợp lí TNTN, đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định xã hội là 3 nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong BVMT ở nước ta là tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện rõ nhất là sự mất cân bằng các chu trình tuần hoàn vật chất (tuần hoàn sinh vật, tuần hoàn nước, tuần hoàn khí quyển) gây nên sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu... - Tình trạng ô nhiễm môi trường: + Nguồn nước thải: ở nước ta hiện nay, hầu hết nước thải công nghiệp và sinh hoạt đều đổ thẳng ra sông, chưa qua xử lí (ở các khu công nghiệp Biên Hòa, Tp Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra 750.000 m3, ở Hà Nôi là 500.000 m3 nước thải đổ thẳng ra sông hồ). + Ô nhiễm không khí: tình trạng ô nhiễm không khí ở một số khu công nghiệp, điểm dân cư đã trở nên nghiêm trọng, nồng độ các chất khí CO2, SO2, NO2... vượt quá tiêu chuẩn cho phép. + Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải sau khi phân huỷ ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất. Với hoạt động nông nghiệp, lượng thuốc trừ sâu, phân bón và hoá chất dư thừa cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiều vùng chứa nước ở nông thôn. + Các vấn đề khác trong việc bảo vệ tài nguyên – môi trường cũng gây ô nhiễm môi trường như khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, vấn đề sử dụng các vùng cửa sông, ven biển làm nghèo Các hệ sinh thái và làm hỏng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩ cho du lịch… Bảo vệ tài nguyên – môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. c. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững. Các nhiệm vụ chiến lược là: Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và cả nhân loại. Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển và sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. Phấn đấu đạt trạng thái ổn định về dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, ngày 10/01/1994 Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường (1993) và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi 01/07/2006): Luật nêu rõ mục tiêu nhằm phòng chống, khắc phục sự suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường để đảm bảo một môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường của khu vực và toàn cầu. Luật qui định rõ sự thống nhất quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường, trách nhiệm thi hành của tổ chức, cá nhân, qui định khen thưởng và xử lí vi phạm đối với tổ chức, cá nhân e. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống ● Bão Hoạt động của bão ở Việt Nam: Trên toàn quốc, mùa bão từ tháng 6 - 11, đôi khi có bão sớm từ tháng 5 và muộn sang tháng 12 (nhưng cường độ yếu), bão dịch dần từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều nhất vào 3 tháng (8, 9 và 10); 3 tháng này chiếm 70% số cơn bão toàn mùa – nhiều nhất là vào tháng 9. Vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là dải đồng bằng ven biển miền Trung. Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta (có năm 8 – 10 cơn bão). Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn; trung bình trong 45 năm trở lại đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão. Hậu quả của bão: Ở vùng tâm bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn (lượng mưa do 1 trận bão gây ra ~ 300 – 400mm, có khi đến > 500 – 600mm). Bão đổ bộ vào bbồng bằng Bắc Bộ có diện mưa bão rộng nhất. Vùng ven biển miền Trung có diện mưa hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn (chiếm 1/3 lượng mưa cả năm của vùng). Trên biển, bão gây ra sóng to dâng cao 9 – 10m có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao (1,5 – 2,0m) gây ngập mặn vùng đồng bằng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân (nhất là vùng ven biển). Phòng chống: Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng tránh là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có báo cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi ● Ngập lụt Ở nước ta, vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất là Đồng bằng sông Hồng, khi có mưa bão lũ lớn do mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc; mức độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngập lụt không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng ở 2 đồng bằng này trong vụ hè thu. Ở Trung Bộ, nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các con sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X do mưa bão, nước biển dâng, lũ nguồn. ● Lũ quét Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 – 200mm trong vài giờ. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Ở miền Bắc lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI – X (tập trung vào vùng núi). Ở miền Trung, vào các tháng X – XII (xảy ra tại nhiều nơi từ Hà Tĩnh tới Nam Trung Bộ). Biện pháp khắc phục: Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần qui hoạch phát triển các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất. ● Hạn hán Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc: tại các thung lũng khuất gió (Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng. Ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng). Ở vùng ven biển Nam Trung Bộ (mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng). Hàng năm, hạn hán đe doạ hàng vạn ha cây trồng hoa màu và thiêu huỷ hàng ngàn ha rừng. Nếu tổ chức phòng chống tốt, có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thuỷ lợi hợp lí. ● Các thiên tai khác Động đất diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu. Nơi có hoạt động động đất mạnh nhất là khu vực Tây Bắc rồi đến Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít hơn; còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển: động đất tập trung ở ven bờ biển Nam Trung Bộ. Việc dự báo trước thời gian động đất là rất khó, vì vậy động đất vẫn là thiên tai bất thường, khó phòng tránh. Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docSu phan hoa tu nhien.doc