I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ của Trung và Nam Mĩ
- Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
- Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu- ba.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phan tích, so sánh, đối chiếu trên lược đồ để thấy rõ sự phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
- Lược đồ dân cư và đô thị châu Mĩ
- Giáo án + SGK
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6986 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ của Trung và Nam Mĩ
- Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.
- Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu- ba.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phan tích, so sánh, đối chiếu trên lược đồ để thấy rõ sự phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
Lược đồ dân cư và đô thị châu Mĩ
Giáo án + SGK
III. Tổ chức các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- Nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ ? Khí hậu ở khu vực này có sự phân hoá như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân (10 phút)
CH : Cho biết lịch sử Trung và Nam Mĩ có thể chia làm mấy thời kì lớn? Những nét chính ở từng thời kì?
CH : Các nước đã làm gì để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì?
Hoạt động 2: Nhóm (15 phút)
CH : Dựa vào hình 35.2/ Tr 111, sgk cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào khu vực Trung và Nam Mĩ ? Lịch sử nhập cư đó có ảnh hưỏng như thế nào tới đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ ?
GV treo lược đồ dân cư và đô thị châu Mĩ và hướng dẫn HS quan sát
GV tổ chức cho HS thỏa luận theo bàn (3 phút)
CH : Nhận xét sự phân bố dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ? Tình hình phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ ?
CH : Quan sát lược đồ giải thích sự thưa dân ở một số vùng của châu Mĩ ?
Hoạt động 3 : Cả lớp (11 phút)
CH : Quan sát hình 43.1/ tr 132 sgk kể tên các đô thị trên 5 triệu dân ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
CH : Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ ?
CH : Nhận xét về tốc độ đô thị hoá ở khu vực này? Đô thị hoá có đặc điểm gì?
CH : Nêu những vấn đề nảy sinh do đô thị hoá gây ra?
Liên hệ Việt Nam
1. Sơ lược lịch sử :
- Trước năm 1492: Người Anh-điêng sinh sống.
- Từ 1492àTK XVI : người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm nhập vùng đất này và đưa người nô lệ da đen từ châu Phi sang.
- Từ TK XVIàXIX : bị thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ làm thuộc địa.
- Từ đầu TK XIX à nay : Các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài để giành độc lập và hiện đang cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì
2. Dân cư:
- Phần lớn là người lai, có nền văn hoá Mĩ La tinh độc đáo, do sự kế hợp từ ba dòng văn hóa : Âu, Phi và Anh-điêng
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên
+ Thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa
3. Đô thị hoá
- Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
IV. Củng cố - dặn dò : (5 phút)
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ ?
- Nêu đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ? Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: “Kinh tế Trung và Nam Mĩ”, tìm hiểu các vấn đề sau :
+ Có mấy hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?
+ Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruông dất ở Trung và Nam Mĩ ?
+ Tìm hiểu sự phân bố của các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ ?
File đính kèm:
- DL7 B38B43.docx