Giáo án Địa 9 tiết 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

1/ MỤC TIÊU:

* Hoạt động:1

1.1 Kiến thức:

*Học sinh biết:

- Được các loại rừng ở nước ta. Vai trò ngành lâm nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

*Học sinh hiểu:

 - Học sinh hiểu được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của của từng loại rừng. Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản .

 - Thấy được sự cần thiết vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm.

1.2 Kĩ năng:

 - Học sinh thực hiện được phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản để thấy sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí ngư trường trọng điểm

 - Học sinh thực hiện thành thạo phân tích mối quan hệ giữa việc phát triển lâm nghiệp và thủy sản với tài nguyên, môi trường

- Tư duy : Thu thập xử lí thông tin về lược đồ,biểu đồ để biết đặc điểm của kinh tế nước ta

- làm chủ bản thân:Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản

- Giao tiếp: tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm

- Tự nhận thức : tự tin khi trình bày thông tin thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 9 tiết 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Tiết: 9 ND:17 /9/13 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP. THỦY SẢN SỰ PHÁT TRIỂN VA PHÂN BỐ LÂM NGHỊÊP, THỦY SẢN 1/ MỤC TIÊU: * Hoạt động:1 1.1 Kiến thức: *Học sinh biết: - Được các loại rừng ở nước ta. Vai trò ngành lâm nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. *Học sinh hiểu: - Học sinh hiểu được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của của từng loại rừng. Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản . - Thấy được sự cần thiết vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm. 1.2 Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản để thấy sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí ngư trường trọng điểm - Học sinh thực hiện thành thạo phân tích mối quan hệ giữa việc phát triển lâm nghiệp và thủy sản với tài nguyên, môi trường - Tư duy : Thu thập xử lí thông tin về lược đồ,biểu đồ để biết đặc điểm của kinh tế nước ta - làm chủ bản thân:Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản - Giao tiếp: tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm - Tự nhận thức : tự tin khi trình bày thông tin thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 1.3 Thái độ: - Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước. - Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường. * Hoạt động:2 1.1 Kiến thức: *Học sinh biết: - Học sinh biết nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản; song môi trường nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh. *Học sinh hiểu: -Được nước ta có nguồn lợi khá lớnvề thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thủy sản. 1.2 Kĩ năng: Đọc bản đồ, vẽ biểu đồ - Học sinh thực hiện được phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản để thấy sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí ngư trường trọng điểm - Học sinh thực hiện thành thạo phân tích mối quan hệ giữa việc phát triển lâm nghiệp và thủy sản với tài nguyên, môi trường - Tư duy : Thu thập xử lí thông tin về lược đồ,biểu đồ để biết đặc điểm của kinh tế nước ta - làm chủ bản thân:Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản - Giao tiếp: tự tin khi làm việc, phản hồi lắng nghe, tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng giao tiếp hợp tác khi làm việc.nhóm - Tự nhận thức : tự tin khi trình bày thông tin thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 1.3 Thái độ: - Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước. - Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường. 2/ NỘI DUNG HỌC TẬP: - Được các loại rừng ở nước ta. Vai trò ngành lâm nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. -Được nước ta có nguồn lợi khá lớnvề thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thủy sản. 3/ CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế chung VN. 3.2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập bản đồ, tập ghi bài học. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện Kiểm tra sĩ số lớp Lớp 9A1 9A2 Sỉ số 40/ 35/ 1.2. Kiểm tra miệng (4’) Câu 1 + Tiềm năng phát triển công nghiệp của tỉnh?(8 đ). - Có nhiều khả năng phát triển công nghiệp như nguyên liệu, lao động, vị trí dịa lí, cơ sở ha tầng chính sách đầu tư. + Hãy chọn ý đúng: Mục tiêu phát triển công nghiêp là: a.32% GDP trong công nghiệp. @. 36% GDP trong công nghiệp Câu 2 – Dựa vào vốn hiểu biết cho biết thực trạng rừng hiện nay ở nước ta như thế nào?2 đ 4.3 Tiến trình bài học: (33’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giới thiệu bài Hoạt động 1(GDMT)(17’) ** Trực quan. + Dựa vào vốn hiểu biết cho biết thực trạng rừng hiện nay ở nước ta như thế nào? TL: - Giáo viên: Rừng tự nhiên liên tục giảm trong 14 năm qua(1976 -1990) khoảng 2 tr ha, trung bình mỗi năm giảm 19 vạn ha. - Giáo viên cho học sinh hoạt động nhòm, từng đại diện nhóm trình bày, bổ sung Giáo viên chuân kiến thức nghi bảng. ** Quan sát bảng 9.1 cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? Phân tích bảng số` liệu, cho nhận xét? TL: # Giáo viên: - Gồm 3 loại rừng - Hiện nay tổng diện tích rừng nước ta có gần 11,6 tr ha, trong đó 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 4/10 là rừng sản xuất + Cho biết chức năng của từng loại rừng theo mục đích sử dụng? TL: - Rừng phòng hộ là rừng chống thiên tai - Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho CN dân dụng, xuất khẩu. - Rừng đặc dụng; Bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm. (Cúc Phương, Ba Vì….) Giáo dục môi trường:tài nguyên rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất, song tài nguyên rừng ở nước ta đang bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp.Vậy chúng ta phải làm gì? HS:trồng rừng, tăng cường bảo vệ rừng, xử phạt nặng đối với những kẻ cố ý chặt phá rừng… + Dựa vào chức năng cho biết sự phân bố các loại rừng? TL: - Rừng phòng hộ – núi cao, ven biển.(Khu bảo tồn TN Tràm Chim – Đồng Tháp Mười) - Rừng sản xuất – ở núi thấp trung du.(Bù Gia Mập –ĐNB ) - Rừng đặc dung – phân bố điển hình cho các hệ sinh thái.(Cát Tiên) + Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? TL: - Lâm sản và những hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ, bảo vệ rừng - Quan sát H 9.1 (mô hình kinh tế trang trại ) - Giáo viên phân tích: Với đặc diểm địa hình nước ta rất thích hợp phát triển mô hình giữa kinh tế và sinh thái của kinh tế trang trại nông lâm kết hợp – mô hình đem lại hiệu quả cao trong khai thác và tái tạo đất rừng và tài nguyên rừng nâng cao đồi sống nhân dân. + Cho biết việc đầu tư rừng đem lại lợi ích gì? TL: - Bảo vễ môi trường sinh thái. - Góp phần hình thành và bảo vệ đất. Chống sói mòn. - Cung cấp nông sản. + Tại sao phải khai thác kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng? TL: - Để tái tạo nguồn tài nguyên quí giá, bảo vệ rừng - Ổn định việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. GV:Tích hợp Ngoài việc trồng rừng đem lại lợi ích trên trồng rừng còn có lợi ích gì khác? >GV. Làm chất đốt tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch. Chuyển ý. Hoạt động 2(GDMT)(16’) ** Trực quan. + Nước ta có ĐKTN thuận lợi để phát triển nhanh khai thác thủy sản như thế nào? TL: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Vùng biển rộng 1tr km2 - Bờ biển, đầm phá, rừng ngập mặn… + Quan sát H9.1; H9.2 đọc tên các tỉnh trọng điểm nghề cá? Ngư trường trọng điểm nước ta? TL: - Các tỉnh duyên hải NTBộ và Nbộ. - 4 ngư trường trọng điểm. + Những thuận lợi của ĐKTN cho môi trường thủy sản? TL: + Những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản? TL: - Bão, gió mùa đông bắc, ô nnhiễm môi trường, nguồn lợi suy giảm. - Giáo viên : - Khó khăn về vốn đầu tư, thiếu qui hoạch. ngư dân ngèo không có vốn đóng tàu công suất lớn… Hoạt động 3 - Quan sát bảng 9.2 (sản lượng thủy sản) + So sánh số lệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản? TL: - Sản lượng thủy sản tăng nhanh, liên tục. - Sản lượng khai thác, nuôi trồng tăng liên tục. - Sản lượng khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng. - Giáo viên: Ngư nghiệp tạo việc làm cho nhân dân, thu hút 3,1% lao động có việc làm của cả nước với gần 1,1 tr ng ( 45 vạn người làm nghề đánh bắt, 56 vạn làm nghề nuôi trồng, 6 vạn trong lĩnh vực chế biến) + Tình hình xuất khẩu thủy sản hiện nay như thế nào? TL: Giáo dục môi trường: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, song môi trường vùng biển đang suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh.Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường biển và tuyên truyền vận động đến với mọi người. I.Lâm nghiệp: 1. tài nguyên rừng: - Tài nguyên rừng cạn kiệt, độ che phủ rừng toàn quốc thấp(35%) - Gồm có 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất,rừng đặc dụng. 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: + Phân bố: - Rừng phòng hộ –núi cao, ven biển. - Rừng sản xuất – ở núi thấp trung du. - Rừng đặc dụng- điển hình cho các hệ sinh thái. + Sự phát triển: -Mô hình nông, lâm kết hợp. II. Ngành thủy sản: 1.Nguồn lợi thủy sản: * Hoạt động khai thác thủy sản nước ngọt( ao, hồ, ..) nước mặn ( biển..) nước lợ( rừng ngập mặn..) * Hoạt động nuôi trồng có tiềm năng lớn. * Khó khăn trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản do khí hậu môi trường, khai thác quá mức 2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: - Sản xuất thủy sản phát triển mạnh. Tỉ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỉ trọng sản lượng nuôi trồng - Nghề nuôi trồng thủy sản đang rất phát triển. - Xuất khẩu thủy sản hiện nay có bước phát triển vượt bậc. 5.Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1.Tổng kết:(4’) -Hướng dẫn làm tập bản đồ, câu hỏi sgk. Câu 1. + Ngành lâm nghiệp phát triển như thế nào? Đáp án câu 1 - Tài nguyên rừng bị cạn kiệt, độ che phủ (35%) - Tổng diện tích rừng hiện nay là 11,6 tr ha - Gồm có 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, sản xuất, đặc dụng. - Mô hình nông, lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân. Câu 2 + Khu vực có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ là: a.Ven biển, v các đảo, quần đảo. b.Rừng ngập mặn, đầm phá, bãi triều rộng. c.Nhiều sông, suối, ao, hồ Đáp án câu 2b 5.2. Hướng dẫn học tập: 3’ + Đối với bài học tiết học này - Học thuộc bài –Tiếp tục làm tập bản đồ. + Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Chuẩn bị bài mới:Thực hành. : Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm”: Mang dụng cụ: Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi, màu. Ôn lại kiến thức ngành trồng trọt và chăn nuôi. - Chuẩn bị theo nội dung câu hỏi sgk. 5. PHỤ LỤC: ...........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsu phat trien va phan bo lam nghiep thuy san.doc