Giáo án địa lí 9 tiết 49 bài 43: Địa lí tỉnh Lâm Đồng (tt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau bài học, HS phải:

1. Kiến thức:

 -Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của tỉnh so với cả nước

2. Kĩ năng

 - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm kinh tế của tỉnh.

- Xác định trên bản đồ (lược đồ) sự phân bố của một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh .

3. Thái độ:

- Giáo dục hs tinh thần xây dựng quê hương, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Tài liệu,giáo án

2. Học sinh: tài liệu sưu tầm

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 9 tiết 49 bài 43: Địa lí tỉnh Lâm Đồng (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 6/04/2014 Tiết 49 Ngày dạy: 10/04/2014 Bài 43. ĐỊA LÍ TỈNH LÂM ĐỒNG (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức: -Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của tỉnh so với cả nước 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm kinh tế của tỉnh. - Xác định trên bản đồ (lược đồ) sự phân bố của một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh . 3. Thái độ: - Giáo dục hs tinh thần xây dựng quê hương, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Tài liệu,giáo án 2. Học sinh: tài liệu sưu tầm III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh. Sĩ số lớp 9A1……………, 9A2……………,9A3……………………., 9A4………………………, 9A5……………………., 9A6……………….. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy trình bày đặc điểm dân cư tỉnh Lâm Đồng? Liên hệ địa phương em? 3. Bài mới: Khởi động: Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu khái quát về vị trí, đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội tỉnh Lâm Đồng, các điều kiện đó tác động tới sự phát triển kinh tế của tỉnh như thế nào…các em sẽ tiếp tục tìm hiểu trong tiết học này Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng ( cá nhân) *Bước 1 - Em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây ở tỉnh Lâm Đồng? - Hs trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức: - Quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên , một số ngành và lĩnh vực phát triển vượt bậc; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được chú trọng đầu tư, -Hạn chế : khả năng hội nhập, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp, sản phẩm thấp; chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của nền kinh tế còn hạn chế; *Bước 2: - Kinh tế ở địa phương em hiện nay có những thay đổi như thế nào? *Bước 3: - Lâm Đồng có những thế mạnh gì để phát triển kinh tế? Ví dụ? - Hs trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức ( Thế mạnh kinh tế là nông lâm nghiệp và du lịch. Trong đó,nông nghiệp chủ yếu là trồng cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, rau ôn đới và hoa Đà Lạt .Về lâu dài, du lịch là khâu đột phá và là ngành kinh tế mũi nhọn của Lâm Đồng trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động 2:Tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố của ngành Nông nghiệp, công nghiệp (Nhóm ) *Bước 1: - Gv nhắc lại đặc điểm chung nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng. *Bước 2: - Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận. + Nhóm 1,3: tìm hiểu về ngành nông nghiệp + Nhóm 2,4: tìm hiểu ngành công nghiệp - Nội dung tìm hiểu về tình hình phát triển, phân bố của mỗi ngành, nguyên nhân phát triển của ngành. *Bước 3: - Hs thảo luận theo tài liệu đã chuẩn bị ở nhà. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Gv chuẩn xác kiến thức. - Ở địa phương em chủ yếu hoạt động ngành kinh tế nào? ( Nông nghiệp? Công nghiệp? ) - Tại sao người dân lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đó? - HS trả lời.Hs khác bổ sung. - Gv bổ sung kiến thức. Đam Rông là vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng phát triển. Đó chính là thế mạnh về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái, dã ngoại với nguồn suối nước nóng Đạ Long, thác bảy tầng Phi Liêng, rừng sinh thái Bằng Lăng… Hay đó còn là thế mạnh về du lịch văn hóa với đa dạng các tộc người bản địa gốc Tây Nguyên hay bản làng các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao Tây Bắc di cư tới. Ngoài ra, Đam Rông còn là địa phương có thế mạnh về phát triển rừng, trồng cây công nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển nghề thủ công truyền thống. IV.Kinh tế 1. Đặc điểm chung: - Đến năm 2010 Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 14% + cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lí: tỉ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 49%, công nghiệp và xây dựng 20%, dịch vụ 31%. (2010) + Quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên - Thế mạnh : nông lâm nghiệp và du lịch. 2. Các ngành kinh tế: a. Nông nghiệp: - Là ngành kinh tế quan trọng đóng góp khoảng 50% GDP và thu hút khoảng 60 % lao động trong tỉnh. Với thế mạnh là cây công nghiệp dài ngày như chè (có 7 nông trường trồng chè : Cầu Đất; 3-2, 26-3, Nam Linh( Di linh); 30-4, 28-3 (Bảo Lộc); Minh Rồng (Bảo Lâm), Cà phê tập trung ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đức Trọng…, Dâu tằm tập trung ở Bảo Lâm Rau, hoa quả ôn đới và chăn nuôi bò sữa ( Đức Trọng) - Nguyên nhân: có diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. b. Công nghiệp: - Trong cơ cấu kinh tế CN giữ vai trò thứ yếu (chiếm 20% GDP). - Có các ngành CN chế biến (Chè, cà phê), công nghiệp khai thác, tiểu thủ CN ( làm mứt, rượu hoa quả, đan thêu…) 4. Đánh giá: - Em hãy trình bày ngành thu hút nhiều lao động tham gia ở tỉnh Lâm Đồng? Địa phương em chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nào? 5. Hoạt động tiếp nối: - Yêu cầu hs về nhà học bài - Tiếp tục nghiên cứu về hoạt động dịch vụ, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường tỉnh Lâm đồng. IV. PHỤ LỤC V. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDia 9 tuan 32 tiet 49.doc
Giáo án liên quan