1.MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức.
- Biết được rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi của nước ta đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp; gần đây diện tích rừng đă tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng
- Biết nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển và nuôi trồng thuỷ sản; song MT ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh
- Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm
1.2 Kĩ năng.
- Rèn, nâng cao kĩ năng xác định, phân tích các yếu tố trên bản đồ, lược đồ
- Phân tích mqh nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên MT
- KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp, tự nhận thức.
1.3 Thái độ.
- GDBVMT:GD ý thức bảo vệ môi trường, không phá rừng
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước
- Không đồng tình với những hành vi phá hoại MT
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
Bài:9.Tiết 9
Tuần CM: 05/HKI
ND: 11.09.2012
1.MỤC TIÊU
Kiến thức.
Biết được rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi của nước ta đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp; gần đây diện tích rừng đă tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng
Biết nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển và nuôi trồng thuỷ sản; song MT ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh
Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm
Kĩ năng.
Rèn, nâng cao kĩ năng xác định, phân tích các yếu tố trên bản đồ, lược đồ
Phân tích mqh nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên MT
KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp, tự nhận thức.
Thái độ.
GDBVMT:GD ý thức bảo vệ môi trường, không phá rừng
Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước
Không đồng tình với những hành vi phá hoại MT
2.TRỌNG TÂM
Lâm nghiệp, thủy sản
3. CHUẨN BỊ
3.1GV: bản đồ lâm nghiệp thuỷ sản Việt Nam
HS: Tập, viết, SGK, BTBĐ…
4. TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra miệng
Trình bày đặc điểm ngành chăn nuôi ở nước ta?
Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp
Trâu bò được nuôi chủ yếu ở miền núi để lấy sức kéo
Lợn được nuôi tập trung ở ĐBSH và ĐBSCL là nơi có nhiều lương thực và đông dân
Gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng
Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì?
Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn gen quý giá, cung cấp lâm sản…..…
Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
LGT:Nước ta có ¾ S là đồi núi và đường bờ biển dài 3260 km. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản.LN và TS đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước.
Hoạt động 2
1 Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển KTXH và giữ gìn môi trường sinh thái.
DỰa SGK cho biết thực trạng rừng nước ta hiện nay?
Năm 2000 tổng S đất LN có rừng gần 11,6 triệu ha. Rừng tự nhiên liên tục bị giảm sút, từ 1976 – 1990 mất khoảng 2 triệu ha.
Trong điều kiện nước ta ¾ S là đồi núi thì tỉ lệ này còn thấp.
Dựa bảng 9.1 hãy cho biết cơ cấu các loại rừng nước ta? ( Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng)
Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, lũ lụt…..
Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái các giống, loài quý hiếm
Treo bản đồ LN và TS
Dựa vào chức năng từng loại rừng và H 9.2 lên xác định và cho biết sự phân bố các loại rừng?
VD: Khu bảo tồn thiên nhiên tràm chim là đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở Đồng Tháp Mười.
Cơ cấu ngàng LN gồm những hoạt động nào?( Lâm sản và hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ, bảo vệ rừng…)
Hiện nay hàng năm khai thác hơn 2,5 triệu m3 gỗ.
Quan sát H 9.1 đây là mô hình kinh tế trang trại. Với đặc điểm địa hình ¾ là đồi núi, nước ta rất thích hợp phát triển kinh tế và sinh thái của kinh tế trang trại nông lâm kết hợp.
Mô hình nông – lâm kết hợp có ý nghĩa gì?
Phấn đấu 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, độ che phủ lên 45%.
GDBVMT:Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? ( Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn gen quý giá, cung cấp lâm sản…..)
Thảo luận ( GDBVMT)
Tại sao chúng ta khai thác phải kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng?
HS thảo luận 5 phút GV kiểm tra kết quả
Tái tạo nguồn tài nguyên quý giá và bảo vệ môi trường
On định việc làm, nâng cao đời sống cho vùng nông thôn, miền núi.
GD HS nạn phá rừng là xấu đáng lên án
Hoạt động 3
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để phát triển khai thác thuỷ sản? ( Mạng lưới sông ngòi, biển rộng trên 1 triệu km2 với nhiều đầm phá, vũng vịnh…)
Hãy xác định bản đồ và H 9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá? ( Duyên hải NTB và Nam Bộ)
Đọc tên và xác định trên H9.2 về 4 ngư trường trọng điểm nước ta?
Cà Mau – Kiên Giang
Ninh Thuận – Bình Thuận – BRVT
Hải Phòng – Quảng Ninh
Hoàng Sa – Trường Sa
Hãy nêu lên những khó khăn do thiên tai gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thuỷ sản?
GDBVMT:Bên cạnh đó ta còn thiếu vốn, khai thác bằng tàu thuyền nhỏ, môi trường sinh thái bị suy thoái. Ngoài ra việc khai thác bằng các chất nổ, cào , lưới điện ..,.gây cho MT sinh vật biển bị giảm sút
Hãy so sánh số liệu bảng 9.2 rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản? ( Sản lượng tăng nhanh, liên tục, khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng)
Hãy nhắc lại xem các tỉnh trọng điểm nghề cá nước ta?( Kiên Giang, Cà Mau, Bình Thuận…..)
Nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển ra sao?
Đó là các tỉnh nào? ( Cà Mau, An Giang, Bến Tre nuôi tôm cá……)
Ngư nghiệp tạo ra việc làm cho nhân dân, thu hút 3,1% lao động có việc làm của cả nước với gần 1,1 triệu lao động.
Dựa SGK cho biết tình hình XK thuỷ sản nước ta hiện nay?
Trị giá xuất khẩu 1999 đạt 971 triệu USD, 2002 đạt 2014 triệu USD đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc
I/ Lâm nghiệp
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng cạn kiệt, độ che phủ rừng toàn quốc thấp (35%)
Hiện nay tổng diện tích rừng nước ta có gần 11,6 triệu ha. Trong đó 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 4/10 là rừng sản xuất
Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
Rừng phòng hộ: Phân bố ở núi cao, ven biển.
Rừng sản xuất: Ở miền núi thấp và trung du.
Rừng đặc dụng: Phân bố ở môi trường điển hình cho các hệ sinh thái.
Mô hình nông – lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ và nâng cao đời sống nhân dân.
II/ Ngành thuỷ sản
Nguồn lợi thuỷ sản
Nước ta có điều kiện thuận lợi để khai thác thuỷ sản nước ngọt, hải sản nước mặn và nước lợ.
Có 4 ngư trường trọng điểm với nhiều bãi tôm, cá, mực.
Có nhiều tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.
Còn nhiều khó khăn trong khai thác, sử dụng các nguồn lợi thuỷ sản do khí hậu, môi trường khai thác quá mức.
Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. Tỉ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỉ trọng sản lượng nuôi trồng.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện nay có bước phát triển vượt bậc.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố
Chọn ý đúng
Độ che phủ rừng toàn quốc của nước ta hiện nay là?
a/ 32%
b/ 35%
c/ 37%
d/ 45%
Kể tên 4 ngư trường trọng điểm nước ta?
Kiên Giang – Cà Mau
BRVT – Ninh Thuận – Bình Thuận
Hải Phòng – Quảng Ninh
Hoàng Sa – Trường Sa
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
Đối với bài học ở tiết này
Học bài, làm bài tập 3/SGK 37
Làm BTBĐ bài 9
Đối vớ bài học ở tiết tiếp theo
Mang dụng cụ: Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi, bút chì…..chuẩn bị tiết thực hành.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung:…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Phương pháp:……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
Sử dụng ĐDDH:……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA DIA 9 T9R.doc