I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
- HS cần hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á.
2/ Kĩ năng:
- Củng cố, phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ; phát triển tư duy địa lí; giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
3/ Thái độ:
- Giáo dục cho HS tình yêu thien nhiên.
II/ Trọng tâm:
- HS cần hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình.
III/ Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, Bản đồ tự nhiên Châu Á, tranh ảnh về các dạng địa hình Châu Á.
- HS: những kiến thức liên quan đến bài học như vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5248 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 8 tiết 1 bài 1: Vị trí địa lí – địa hình và khoáng sản Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 PHẦN I. THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TT)
ND: XI. CHÂU Á
Tiết: 01 Bài 1:
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
- HS cần hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á.
2/ Kĩ năng:
- Củng cố, phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ; phát triển tư duy địa lí; giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
3/ Thái độ:
- Giáo dục cho HS tình yêu thien nhiên.
II/ Trọng tâm:
- HS cần hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình.
III/ Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, Bản đồ tự nhiên Châu Á, tranh ảnh về các dạng địa hình Châu Á.
- HS: những kiến thức liên quan đến bài học như vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ On định, tổ chức: (1’) KTSS
2/ KTBC: Không
3/ Bài mới: (35’)
* Vào bài:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:
G: Cho HS quan sát H11.1 và trả lời các câu hỏi trong SGK:
r: Cực Bắc: mũi Sêliuxkin-77o44’B.
Cực Nam: mũi Piai-1o16’B, phía Nam bán đảo Ma-lắc-ca (nếu kể cả các đảo và bán đảo là 10o B)
Cực Tây: mũi Bala-26o10’Đ (phía Tây bán đảo Tiểu Á)
Cực Đông: mũi Điêgiônhép-169o40’T
r Chiều dài Bắc-Nam là 8.500km; Đông-Tây là 9.200km.
r Bắc giáp Bắc Băng Dương; Đông giáp Thái Bình Dương; Nam giáp An Độ Dương; giáp Châu Au và Châu Phi.
? Diện tích Châu Á là bao nhiêu?
r 41,5 triệu km2 (nếu kể cả các đảo là 44,4 triệu km2).
G: Cho HS so sánh với diện tích các châu lục khác và rút ra nhận xét.
G: Chuyển ý
Hoạt động 2:
G: Cho HS quan sát H1.2 và làm việc theo từng cặp:
? Tìm và đọc tên các dãy núi chính?
r Hymalaya, Côn Luân-trung tâm
? Tìm và đọc tên các sơn nguyên chính?
r Tây Tạng, Irăn-trung tâm
? Xác địng các hướng núi chính?
r Đông-Tây hoặc gần Đông-Tây; Bắc-Nam hoặc gần Bắc-Nam.
G: Chuẩn xác lại kiến thức và cho HS ghi.
? Tìm và đọc tên các đồng bằng lớn? Phân bố? Các sông chảy trên đồng bằng đó?
r Lưỡng Hà: sông Tigrơ và Ơphrát; An-Hằng: S.An và S.Hằng à Phân bố ở rìa lục địa.
G: Địa hình Châu Á chia cắt phức tạp.
G:Cho HS quan sát H1.2 và hoạt động cá nhân:
? Châu Á có những khoáng sản nào?
r Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt…..tập trung ở Tây Nam Á, Đông Nam Á.
G: Liên hệ Việt Nam
1/ Vị trí địa lí và kích thước của châu lục:
- Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo, giáp với 3 đại dương và 2 châu lục.
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích là 41,5 triệu km2
(nếu kể cả các đảo là 44,4 triệu km2).
2/ Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
a/ Đặc điểm địa hình:
- Nhiều hệ thống và sơn nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới; phân bố ở trung tâm lục địa và chạy theo hai hướng chính Đông Tây và Bắc Nam.
- Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.
b/ Khoáng sản:
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lựơng lớn như dầu mỏ, khí đốt….
4/ Củng cố và luyện tập: (5’)
- Vị trí địa lí, kích thước của Châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? (Phân hoá thành nhiều đới, kiểu khí hậu khác nhau……………..)
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3/6 SGK.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập bản đồ.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (4’)
- Học bài: Chú ý đặc điểm vị trí địa lí, địa hình của Châu Á.
- Chuẩn bị bài 2:
? Kể tên các đới khí hậu ở Châu Á? Tại sao khí hậu Châu Á lại phân thành nhiều đới như vậy?
? Các kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á? Đặc điểm của các kiểu khí hậu này?
V/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET 1.doc