Giáo án Địa 7 tuần 1

Tiết 1

I.MUC TIÊU :

1. Kiến thức :

 Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.

2. Kĩ năng :

 Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số

 Đọc biểu đồ gia tăng dân số để thấy được tình hình đồ gia tăng dân số trên thế giới.

 KNS : Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức

3. Thái độ :

 GDMT : Mục 2, mục 3

 Biết tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số hậu quả đối với môi trường.

 Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số nhanh với môi trường.

 Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 GV:Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi , Tập bản đồ.

 HS:SGK, Tập bản đồ.

III.TIẾN TRÌNH :

1.Ổn định tổ chức :

2.Bài mới :

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 7 tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/8/2013 Phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Tiết 1 Bài 1. DÂN SỐ I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó. 2. Kĩ năng : Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số Đọc biểu đồ gia tăng dân số để thấy được tình hình đồ gia tăng dân số trên thế giới. KNS : Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức 3. Thái độ : GDMT : Mục 2, mục 3 Biết tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số hậu quả đối với môi trường. Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số nhanh với môi trường. Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV:Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi , Tập bản đồ. HS:SGK, Tập bản đồ. III..TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức : 2.Bài mới : Hoạt động của GV –HS Nội dung bài * Hoạt động 1 : GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “dân số” T/186 GV giới thiệu một vài số liệu nói về dân số. HS quan sát sgk: ? Bằng cách nào ta biết được dân số của một nước hoặc một địa phương? (Điều tra dân số ) GV cho HS quan sát hình 1.1 SGK , giới thiệu sơ lược cấu tạo , màu sắc biểu hiện trên ba tháp tuổi: ? Hãy cho biết số trẻ em từ 0 - 4 tuổi ở mỗi tháp khoảng bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ? (Tháp 1:5,5 triệu trai, 5,5 triệu gái Tháp 2:4,5 triệu trai, 5 triệu gái) ?Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở 2 tháp tuổi? (Tháp 2 nhiều hơn tháp 1) ? Hình dạng của 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào ? ? Tháp tuổi như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động nhiều ? (thân tháp mở rộng) GV kết luận về hình dạng của tháp tuổi cho HS nắm. GV cho HS biết : - Ý nghĩa của tháp tuổi. * Hoạt động 2 : GV cho HS đọc thuật ngữ “Tỉ lệ sinh,tỉ lệ tử” Hướng dẫn HS đọc biểu đồ H1.3,H1.4 SGK tìm hiểu khái niệm gia tăng dân số. - HS quan sát hình 1.2 : ? Cho biết tình hình dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối XX ? (tăng nhanh) ? Dân số bắt đầu tăng nhanh vào năm nào ? Tăng vọt vào năm nào ? - (tăng nhanh từ năm 1804, tăng vọt từ năm 1960 đường biểu diễn dốc đứng . Do kinh tế xã hội phát triển, y tế tiến bộ ; còn những năm đầu công nguyên tăng chậm do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh) . * Hoạt động 3 : - HS quan sát sgk. ? Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột khi nào? Nguyên nhân? ? Khi nào thì xảy ra bùng nổ dân số? Hậu quả và hướng giải quyết? - GV cho HS hiểu thế nào là tỉ lệ (hay tỉ suất) sinh, tỉ lệ tử . - GV hướng dẫn HS đường xanh là tỉ lệ sinh, đường đỏ là tỉ lệ tử và phần tô màu hồng là tỉ lệ gia tăng dân số (khoảng cách giữa đường xanh và đường đỏ ). - GV cho HS quan sát biểu đồ 1.3 và 1.4 : ? Trong giai đoạn 1950 đến 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn ? Tại sao ? (nhóm nước đang phát triển tăng cao hơn Þ các nước này lâm vào tình trạng bùng nổ dân số (dân số tăng nhanh đột ngột, tỉ lệ sinh hàng năm cao hơn 21 0/00 , trong khi đó tỉ lệ tử giảm nhanh). ? Tỉ lệ sinh năm 2000 các nước đang phát triển là bao nhiêu? ? Các nước phát triển là bao nhiêu? (Nước đang phát triển là 25 0/00, các nước phát triển là 170/00). - 210/00 , trong khi đó tỉ lệ tử giảm nhanh). ? Tỉ lệ sinh năm 2000 các nước đang phát triển là bao nhiêu? ? Các nước phát triển là bao nhiêu? (Nước đang phát triển là 25 0/00, các nước phát triển là 17 0/00). ?Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển như thế nào? HS trả lời. Dân số tăng nhanh gây sức ép gì đối với môi trường?Biện pháp giải quyết ? HS trả lời. GV liên hệ:Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế như thế nào? ?Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục bùng nổ dân số? HS trả lời, GV kết luận. 1. Dân số, nguồn lao động: - Dân số là tổng số người ở một địa phương tại một thời điểm nhất định. - Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội - Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi . -Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính ,độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương. 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX : Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng rất chậm chạp. Nguyên nhân do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh. Từ năm đầu TKXIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh . Nguyên nhân do có những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế . 3. Sự bùng nổ dân số : Từ những năm 50 của TKXX, bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. Sự bùng bổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo ra sức ép đối với việc làm,phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội. IV. CỦNG CỐ Thực hành- luyện tập: Tháp tuổi cho ta biết nhưng đặc điểm gì về dân số ? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết? Vận dụng: Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào ? Tại sao ? V.DẶN DÒ: Về nhà học bài, làm bài tập bản đồ VI.RÚT KINH NGHIỆM: NS : 26.8/2013 Bài 2. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI Tiết 2 I.MUC TIÊU : 1. Kiến thức : Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc. 2. Kĩ năng : Đọc bản đồ phân bố dân cư. 3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thương, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bản đồ phân bố dân cư thế giới . Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.(nếu có) -HS: SGK, Tập bản đồ. III.TIẾN TRÌNH : 1.Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra miệng: a) Tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số? Dân số già , trẻ. b)Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết? 3.Bài mới : Khám phá: Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Ngày nay con người sống hầu khắp nơi trên Trái Đất, có nơi rất đông cũng có nơi thưa thớt, để hiểu tại sao như vậy bài học hôm nay cho các em thấy được điều đó . Hoạt động của GV-HS Nội dung bài * Hoạt động 1 : GV phân biệt rõ 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư” -Dân cư là tất cả những người sống trên một lãnh thổ , định lượng bằng mật độ dân số. - GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ " Mật độ dân số " Mật độ dân số (người/km2) = Dân số (người):Diện tích (km2) -Ví dụ : có 1000 người : diện tích 5km2 = 200người/km2 - GV cho HS quan sát lược đồ 2.1 và giới thiệu cách thể hiện trên lược đồ (chú giải). ? Hãy đọc trên lược đồ những khu vực đông dân nhất trên thế giới ? (đọc từ phải qua trái). ? Tại sao đông dân ở những khu vực đó ? - (Tại vì ở đó là những nơi ven biển, đồng bằng khí hậu thuận lợi). ? Hai khu vực nào có mật độ dân số cao nhất ? + Những thung lũng và đồng bằng sông lớn : sông Hoàng Hà, sông Ấ n , sông Nin . + Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu : Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì , Đông Nam Braxin, Tây phi . ? Những khu vực nào thưa dân ? - (các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, các vùng sâu trong nội địa). ? Cho biết sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào ? (phân bố không đồng đều , do điều kiện sinh sống và đi lại ) GV giải thích : Ngày nay con người có thể sống khắp nơi trên Trái Đất do khoa học kĩ thuật phát triển. * Hoạt động 2: GV chia lớp thành 4 nhóm: - Bước 1 : GV giới thiệu cho HS hai từ " chủng tộc ". ? Làm thế nào để phân biệt được các chủng tộc ? - (căn cứ vào màu da, tóc, mắt, mũi …) - Bước 2 : HS quan sát 3 chủng tộc hình 2.2 hướng dẫn HS tìm ra sự khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc + Nhóm 1 : mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của chủng tộc Môngôlôit , địa bàn sinh sống. + Nhóm 2 : mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của chủng tộc Nêgrôit, địa bàn sinh sống + Nhóm 3 mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của chủng tộc Ơ- rô-pê-ô-it , địa bàn sinh sống + Nhóm 4 : nhận xét 3 người ở 2.2 là người những nước nào? - (bên trái tính qua là : người Trung Quốc ; người Nam Phi ; Nga) GV liên hệ: Việt Nam thuộc chủng tộc nào trong ba chủng tộc trên? - Bước 3 : GV nhấn mạnh : - Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ là hình thái bên ngoài . Mọi người đều có cấu tạo hình thể như nhau . - Ngày nay sự khác nhau về hình thái bên ngoài là di truyền - Ngày nay 3 chủng tộc đã chung sống và làm việc ở tất cả các châu lục và quốc gia trên thế giới . 1. Sự phân bố dân cư : - Những nơi điều kiện sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc. -Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc….. khí hậu khắc nghiệt dân cư thưa thớt. 2. Các chủng tộc : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ( thường gọi là người da trắng) sống chủ yếu ở châu Âu và châu Mĩ Chủng tộc Mông- gô-lô-it ( thường gọi là người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á Chủng tộc Nê –grô-ít ( thường gọi là người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi . IV. CỦNG CỐ Thực hành- luyện tập: Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? Tại sao có sự phân bố đó? Trên thế giới có mấy chủng tộc chính? Sự phân bố các chủng tộc? Vận dụng: Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới? Cách sinh sống và công việc của dân cư nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau? V.DẶN DÒ: Hoc bài ,làm bài tập bản đồ,chuẩn bị bài học mới VI.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 7.doc