Bài 9: NHẬT BẢN
Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế ở đảo Hôn – xu và Kiu – xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
- Phân tích các bảng số liệu và nêu nhận xét.
3. Thái độ
- Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 36632 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 Bài 9: Nhật Bản tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế ở đảo Hôn – xu và Kiu – xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận xét và trình bày về sự phân bố của một số ngành kinh tế.
- Phân tích các bảng số liệu và nêu nhận xét.
3. Thái độ
- Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta hiện nay.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HOC
- SGK Địa Lí 11 CB.
- Bản đồ kinh tế Nhật Bản.
- Phiếu học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
Vị trí công nghiệp Nhật Bản trong nền kinh tế đất nước và trên thế giới. Đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản.
Đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp Nhật Bản, tình hình phát triển cây lúa và đánh bắt hải sản
Đặc điểm phát triển của thương mại và tài chính
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở.
- Giảng giải.
- Làm việc nhóm.
- Khai thác tri thức từ tranh ảnh.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
3. Vào bài mới (1 phút)
Tiết học trước đã cho chúng ta biết những nguyên nhân cơ bản giúp Nhật Bản đạt được những bước tiến diệu kì từ sau chiến tranh thế giới thứ II.
Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những thành quả cụ thể của nền kinh tế Nhật Bản. Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
4. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ngành kinh tế của Nhật Bản
Hình thức: cả lớp/cá nhân
Phương pháp: đàm thoại gợi mở, khai thác tri thức từ tranh ảnh, giảng giải
Thời gian: 25 phút
Bước 1: tìm hiểu về ngành công nghiệp
CH: các em hãy cho biết công nghiệp Nhật Bản đứng thứ mấy trên thế giới?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Công nghiệp được coi là biểu tượng sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản và đã thu hút gần 30% lao động. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai sau Hoa Kì.
CH: Dựa vào bảng 9.4 trong SGK và kiến thức của bản thân, em hãy cho biết những sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Trình bày các sản phẩm công nghiệp và các hãng nổi tiếng của Nhật Bản trên thế giới (bảng 9.4)
CH: Dựa vào hình 9.5 (SGK), em hãy cho biết về mức độ tập trung công nghiệp của Nhật Bản?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Mức độ tập trung công nghiệp cao
Có nhiều ngành công nghiệp đa dạng, với nhiều ngàng công nghiệp chính như điện tử, cơ khí, hóa chất,…
CH: Tiếp tục quan sát hình 9.5, em hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản được phân bố ở đâu và giải thích tại sao các trung tâm này lại phát triển ở đó?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Các trung tâm công nghiệp phát triển dọc theo các vùng ven biển vì đây là nơi có vị trí thuận lợi phát triển hải cảng để nhập nguyên, nhiên liệu cũng như để xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp (các hải cảng được đặt ở đây để vươn ra Thái Bình Dương) , là nơi tập trung đông dân cư, địa hình bằng phẳng, tài nguyên thiên nhiên tập trung,…
Bước 2: Tìm hiểu về ngành dịch vụ
CH: Em hãy cho biết tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản? Và trong ngành nào là quan trọng nhất?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Ngành thương mại của Nhật là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Thương mại của Nhật Bản đứng thứ 4 sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc. Nhật Bản xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo: ô tô, xa máy, tàu biển… và nhập khẩu chủ yếu là khoáng sản.
CH: Em hãy cho biết ngành GTVT biển ở Nhật Bản đứng thứ mấy trên thế giới?
HS: trả lời câu hỏi
CH: các em hãy cho biết ngành tài chính ngân hàng của Nhật Bản phát triển như thế nào?
HS: trả lời câu hỏi
GV:
Nhật Bản là nước có ngành tài chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới. Nhật Bản có 12/15 ngân hàng lớn của thế giới.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào năm 1973, Nhật đã hổ trợ nước ta trong các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, y tế, môi trường, giáo dục, xây dựng cầu đường,…
Bước 3: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp
CH: Em hãy cho biết ngành nông nghiệp có vai trò như thế nào trong nền kinh tế Nhật Bản?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Trong nền kinh tế Nhật Bản, nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu vì tỉ trọng thấp hơn các ngành còn lại, chỉ chiếm 1% và 14% diện tích nhưng không thể xóa bỏ ngành nông nghiệp vì Nhật Bản có dân số đứng thứ 10 trên thế giới nên vấn đề an ninh lương thực là một thách thức lớn nếu không có nông nghiệp.
CH: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vài trò thứ yếu trong nên kinh tế Nhật Bản?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Do diện tích đất nông nghiệp không nhiều (khoảng 6 triệu ha), do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Và để khắc phục hạn chế này, Nhật Bản đã phát triển nông nghiệp theo chiều sâu (phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng những tiến bộ KHKT và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp) để tăng năng suất và sản lượng vì vậy mà nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu
CH: Dựa vào hình 9.7 SGK, em hãy nêu những sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Nhật Bản?
HS: trả lời câu hỏi
GV chuẩn xác:
Trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt là ngành chủ đạo và lúa gạo là cây trồng chính, 1 số sản phẩm khác như: hoa quả, chè, củ cải đường,…
CH: Em hãy cho biết sản lượng đánh bắt thủy sản hàng năm ở Nhật Bản là bao nhiêu?
HS: trả lời câu hỏi
- GV chuẩn xác:
Đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản là ngành ngư ngiệp. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng đánh bắt cá, chiếm khoảng 13% sản lượng toàn thế giới. CH: Vậy dựa vào những kiến thức đã học ở bài trước và hình 9.7 em nào có thể giải thích được tại sao ngành đánh bắt thủy hải sản lại phát triển mạnh ở Nhật Bản?
- GV chuẩn xác:
Nhật Bản có vị trí 4 mặt đều giáp biển và đại dương, nằm gần các ngư trường lớn, có đội tàu đánh cá lớn, …
Hoạt động 2: Tìm hiểu bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn của Nhật Bản
Hình thức: nhóm
Phương pháp: thảo luận nhóm, khai thác tri thức từ tranh ảnh
Thời gian: 10 phút
GV: chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu về đảo Hôn – su, hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ Nhóm 2: tìm hiểu về đảo Hôc-cai-đô, hoàn thành phiếu học tập số 2.
+ Nhóm 3: tìm hiểu về đảo Kiu – xiu , hoàn thành phiếu học tập số 3.
+ Nhóm 4: tìm hiểu về đảo Xi – cô - cư, hoàn thành phiếu học tập số 4.
HS: đại diện các nhóm lên bảng trình bày và kết hợp chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp phân bố trên đảo mà nhóm mình tìm hiểu.
GV: nhận xét, chuẩn kiến thức và giải thích thêm về 4 vùng kinh tế này.
Các ngành kinh tế
Công nghiệp
- Giá trị sản lượng công nhiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
- Chiếm vị trí cao về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh…
- Mức độ tập trung công nghiệp cao.
Phân bố chủ yếu ở đảo Hôn –su, ở vùng ven biển và phía nam đất nước.
Dịch vụ
Là khu vực kinh tế quan trọng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành then chốt.
- Đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại
- Giao thông vận tải đứng thứ 3 thế giới
- GTVT biển đứng thứ 3 TG với các cảng lớn: Cô-bê, I-cô-ha-ma, Tokyo, Osaca
- Đứng đầu thế giới về tài chính, ngân hàng.
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều
Nông nghiệp
a. Đặc điểm.
- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền KT.
- Diện tích đất nông nghiệp ít nên phát triển theo chiều sâu: thâm canh, ứng dụng nhanh khoa học kĩ thuật…
b. Tình hình phát triển.
- Lúa gạo là cây trồng chủ yếu chiếm 50% diện tích canh tác.
-Ngoài ra còn một số loại cây khác như chè, thuốc lá, dâu tằm. đang được chú trọng phát triển.
- Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản phát triển
Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
Bảng thông tin phản hồi phiếu học tập.
- Hôn-su
- Kiu-xiu
- Xi-cô-cư
- Hô-cai-đô
V. CỦNG CỐ (5 phút).
Sản phẩm công nghiệp truyền thống của Nhật Bản vẫn được duy trì và phát triển là:
Ô tô
Vải, sợi
Xe gắn máy
Rôbôt
Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản:
Xếp thứ 3 sau Hoa Kỳ và Đức
Xếp thứ 3 sau Hoa Kỳ và Trung Quốc
Xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ
Xếp thứ 2 sau Đức
Trong cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản, ngành sản xuất đóng vai trò chủ yếu là:
Nuôi trồng hải sản
Trồng trọt
Chăn nuôi
Trồng rừng
VI. DẶN DÒ
Các em về nhà học bài, làm bài tập số 3 trang 83 và chuẩn bị bài tiếp theo
VII. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Vùng kinh tế/đảo
Đăc điểm nổi bật
Trung tâm công nghiệp-phân bố
Thông tin phản hồi.
Vùng kinh tế/đảo
Đặc điểm nổi bật
Trung tâm công nghiệp-phân bố
Hôn – su
Diện tích rộng, dân số đông, kinh tế phát triển nhất
Tô-ki-ô,I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Kô-bê. Phía nam đảo
Kiu – xiu
Phát triển công nghiệp nặng, khai thác than, luyện thép.
Trồng nhiều cây CN và rau quả
Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta.
Phía tây và tây nam của đảo
Xi – cô -cư
Khac thác quặng đồng
Nông nghiệp đóng vai trò chính.
Cô-chi
Hô – cai -đô
Dân cư thưa thớt
Phát triển CN khai thác(đá, quặng sắt và luyện kim đen) và chế biến gỗ, sản xuất giấy bột xenlulô.
Xa-pô-rô, Mu-rô-ran, Cu-si-rô
NHẬN XÉT CỦA GVHD:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
THPT Võ Thị Sáu, Ngày….tháng…..năm 2014
Phê duyệt của GVHD SVTT
Nguyễn Thị Ngọc Giang Nguyễn Thị Hồng
File đính kèm:
- bai nhat ban tiet 2.docx