Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) (TT)
Tiết 2 - KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
*Chuẩn:
1. Kiến thức:
Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành công nghiệp hoá đất nước.
2. Kĩ năng:
Nhận xét phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có những hiểu biết nêu trên.
3. Thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
*Nâng cao: Hiểu được lí do và quá trình hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 24371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 Bài 10 Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) (tt) tiết 2 - Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung Quốc.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Tìm hiểu một số hình ảnh về hoạt động kinh tế Trung Quốc.
- Các bảng số liệu và lược đồ có trong bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số, nề nếp lớp học (Thời gian 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:. (Thời gian 3 phút)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên Trung Quốc giữa hai miền Đông Tây đối với việc phát triển kinh tế?
3. Tổ chức các hoạt động
a. Đặt vấn đề: (Thời gian 1 phút)
Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm1-10- 1949. Sau 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Từ năm 1978 Trung Quốc đã có những quốc sách quan trọng, tiến hành hiện đại nền kinh tế, mở cửa giao lưu với bên ngoài.Vậy nhưng chính sách đó đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Trung Quốc chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài mới hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về nền kinh tế của Trung Quốc (Cả lớp)
Hình thức: cả lớp
Thời gian 5 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK nhận xét tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc sau năm 1978 cho đến nay? (Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng GDP, thu nhập, mức sống…)
Bước 2: HS trình bày, GV nhận xét và nêu thêm câu hỏi: Tại sao nền kinh tế TQ đạt được bước phát triển nhanh như vậy?
Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức và giải thích thêm.
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (TB 8%/năm).
- Tổng GDP cao (Đứng thứ 4 thế giới năm 2007).
- Thu nhập bình quân theo đầu người tăng (Từ 276 USD năm 1985 lên 2025 USD năm 2009)
- Đời sống của nhân dân được cải thiện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc trong thời kì hiện đại hoá. (Nhóm)
Hình thức nhóm
Thời gian 22 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, 2bàn quay vào nhau. Bản đồ, sp treo trên bảng.
Tư liệu: SGK , tư liệu
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu các điều kiện để sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
- Nhóm 2: Tìm hiểu các thành tựu và phân bố trong sản xuất công nghiệp của Trung Quốc.
- Nhóm 3: Tìm hiểu các điều kiện để sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.
- Nhóm 4: Tìm hiểu các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức và cho HS trả lời thêm một số câu hỏi:
- Phân tích những điều kiện tự nhiên và kt-xh tác động đến sự phân bố công nghiệp ở TQ?
- Tại sao có sự phân bố khác biệt về các nông sản giữa miền Đông và miền Tây của TQ?
Bước 4: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Tại sao hiện đại hoá CN, NN ở TQ cần phải đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ môi trường?
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp:
a.Điều kiện phát triển:
- Có tài nguyên khoáng sản giàu có, lao động đông, thị trường tiêu thụ lớn.
- Thay đổi cơ chế quản lí.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng KHCN mới.
b.Thành tựu của sản xuất công nghiệp:
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: Luyện kim, chế tạo máy, điện tử, vũ trụ, hoá dầu, sản xuất ô tô
- Có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện.
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở ven biển miền Đông.
2.Nông nghiệp:
a.Điều kiện phát triển:
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất NN
- Có nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp:
+ Giao quyền sử dụng đất& khoán sp cho nông dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông nghiệp (Giao thông, thủy lợi, cơ sở chế biến…)
+ Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
+ Miễn thuế nông nghiệp vho nông dân.
b.Thành tựu của sản xuất nông nghiệp:
- Tạo ra nhiều nông sản có năng suất cao.
- Có nhiều nông sản đứng đầu thế giới: Lương thực, bông, thịt lợn.
- Trong nông nghiệp: Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo.
- Phân bố: Tập trung các đồng bằng phía Đông.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam (Cả lớp)
Hình thức: cả lớp
Thời gian 5 phút
Đồ dùng: bản đồ, sơ đồ, tranh
Phương pháp/kĩ thuật: sử dụng bản đồ, suy nghĩ, đàm thoại gợi mở
Không gian lớp học: HS ngồi theo bàn, gồm 2 dãy. Bản đồ treo trên bảng.
Tư liệu: SGK
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS hãy nêu một số biểu hiện về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian qua mà em biết?
Bước 2: HS trình bày, GV kết luận và phân tích thêm về những lĩnh vực hợp tác kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng giữa nước ta với TQ trong những năm gần đây và một số vấn đề quốc tế hai bên cùng quan tâm.
III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM:
- Mối quan hệ truyền thống lâu đời.
- Quan hệ trên nhiều lĩnh vực theo phương châm 16 chữ vàng:"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"
- Kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh.
IV. CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN BÀI HỌC. (Thời gian 5 phút)
Bước 1: Khái quát hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học
Em hãy xây dựng sơ đồ nội dung bài học
Bước 2 Xác định dạng các câu hỏi lý thuyết và bài tập kỹ năng;
-Đặt một số câu hỏi ttheo nội dung bài học.
-Hãy phân loại các câu hỏi theo các dạng (Trình bày-phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, vận dụng)
*Đối với HS trung bình:
Câu1: Dựa vào bảng số liệu 10.1 hãy vẽ và nhận xét biểu đồ thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc qua các năm
Câu 2:TQ đã thực hiện chiến lược gì phát triển công nghiệp? Những thành tựu đạt được từ chiến lược trên.
Câu 3: Trình bày những biện pháp pt nông nghiệp và thành tựu SX NN Trung Quốc? Những khó khăn mà ngành nn TQ gặp phải?
*Đối với HS khá giỏi
Câu 4:.Dựa vào số liệu trong bài hãy chứng minh kết quả hiện đại hoá công nghiêp, nông nghiệp của TQ. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó?
Câu 5:.Vì sao sản xuất nông nghiệp của TQ chủ yếu tập trung ở miền Đông?
Câu 6: Tại sao sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc lại tập trung ở Miền Đông và vùng duyên hải ven biển ?
Bước 3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng trả lời các câu hỏi và bài Câu2: -Chiến lược phát triển công nghiệp
+Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+Thực hiện chính sách mở cửa trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tư nước ngoài ( năm 2004 thu hút đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỉ USD).
+Quản lý sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
+Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.
+Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sau đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như: khai khoáng, luyện kim, chế tại máy, hoá chất........
+Năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung phát triền 5 ngành công nghiệp: chế tạo máy, địên tử, hoá dầu, sản xuất ôtô và xây dựng.
+Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, cơ khí chính xác chế tạo máy bay. dặc biệt Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V.
+Phát triển các ngành vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt.... dựa vào lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương.
-Thành tựu:
+Cơ cấu ngành Cn đa dạng:luyên kim, hóa chất, SX ôtô…
+Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thứ bậc cao(đứng đầu TG) của thế giới như: than, thép, xi măng, phân đạm và điện.
+Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao : điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.... đạt nhiều thành tựu cao.
+Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở miền đông và đang mở rộng sanh miền Tây.
Câu 3: a. Biện pháp:
-Áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để cải tạo trong nông nghiệp như:
+Giao quyền sử dụng đất cho nông dân,
+Xây dựng co sở hạ tầng ở nông thôn: cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, phát triển hệ thống thủy lợi chống khô hạn và lũ lụt
-Áp dụng khoa học kĩ thuật vào SX nn: sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại, điệkhí hóa, hóa học hóa…
b. Thành tựu:
-Một số sản phẩm nn có sản lượng đứng đầu Tg như: lương thực, bông, thịt lợn,..
-Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
-Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng về diện tích và sản lượng.
-Nông sản phong phú:lúa mì, lúa gạo, khoai tây, củ cải đường, chè, mía..
-Các vùng nông nghiệp tập trung trù phú ở miền đông và châu thổ các sông lớn.
-Miền tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn: Cừu, Lạc đà,...
-Tuy nhiên, bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp.
c.Những khó khăn mà ngành nn TQ gặp phải:
-Bình quân DT đất nn thấp.
-Công nghệ lạc hậu -Giá nông sản cao hơn giá Tg nên khó cạnh tranh.
Bước 4 : Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Bước 5 : rèn luyện kỹ năng trình bày bài kiểm tra.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Thời gian 2 phút)
- Hoàn thiện phần trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần củng cố.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK và tìm hiểu trước nội dung bài thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế trung Quốc
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(Thời gian 1 phút)
-HS tự đánh giá. HS đánh giá nhau.
- GV đánh giá HS:
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA Dia11Bai 10Tiet2.doc