PHẦN MỘT: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
Tiết 1+2-Bài 1: MỘT SỐ PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN.
PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ. Nắm được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
2. Kĩ năng: Phân biệt một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ.
3. Thái độ hành vi: Thấy được sự cần thiêt của bản đồ trong học tập.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Các loại bản đồ thế giới và các châu.Tranh các loại phép chiếu phóng to.
Quả địa cầu, bìa .
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 nâng cao Bài 1: Một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Phân loại bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần một: địa lí tự nhiên
chương i: bản đồ
Tiết 1+2-Bài 1: một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
phân loại bản đồ
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ. Nắm được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
Kĩ năng: Phân biệt một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ.
Thái độ hành vi: Thấy được sự cần thiêt của bản đồ trong học tập.
II.Thiết bị dạy học:
Các loại bản đồ thế giới và các châu.Tranh các loại phép chiếu phóng to.
Quả địa cầu, bìa….
III. Hoạt động dạy học:
ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Định hướng bài học:Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh vĩ tuyến thể hiện trên các loại bản đồ. Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1: GV yêu cầu HS quan sát các loại bản đồ nói trên và phát biểu khái niệm bản đồ.
- GV yêu cầu HS quan sát Địa cầu (mô hình của Trái Đất) và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt phẳng
- GV yêu cầu HS quan sát trở lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi:
ã Tại sao hệ thống kinh, vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau?
ã Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau?
HĐ2: Cá nhân
- GV sử dụng tầm bìa thay mặt chiếu, cuộn lại thành hình nón và hình trụ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trong SGK và cho biết các phép chiếu cơ bản
HĐ3: Cá nhân
- GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trong SGK và cho biết các vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa cầu.
HĐ 4: Nhóm
- GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 4 -6 HS.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu cực nào trên Địa Cầu.
ã Nhóm 1, 2, 3: hình 1.3 a và hình 1.3 b
ã Nhóm 4, 5, 6: hình 1.4a và hình 1.4b.
ã Nhóm 7, 8,9: hình 1.5a và hình 1.5b
- GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
HĐ 5: Cá nhân
- GV cuộn giấy vẽ hình nón
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình nón với mặt Địa cầu.
HĐ6: Cá nhân
- GV cuộn giấy vẽ thành hình nón
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7a và hình 1.7b trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của hình nón với Địa cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ.
HĐ 7: Cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa cầu.
HĐ 8: Cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ và cho hình trụ này tiếp xúc với Địa cầu ở những vị trí khác nhau
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8a trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ.
HĐ 9: Cá nhân
- GV hỏi: Tại sao phải phân loại bản đồ? Phân loại bản đồ có thể dụa vào những tiêu chí nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu trong SGK để trả lời từng cách phân loại. Sau đó GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân loại bản đồ vào vở.
I. Phép chiếu hình bản đồ
- Khái niệm bản đồ: SGK
1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ
Phép chiếu bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
2. Một số phép chiếu hình bản đồ
Khi chiếu có thể giữ nguyên mặt chiếu là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón, hình trụ.
a. Phép chiếu phương vị:
ã Phép chiếu phương vị đứng
ã Phép chiếu phương vị ngang
ã Phép chiếu phương vị nghiêng
b. Phép chiếu hình nón
Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt chiếu là hình nón
ã Phép chiếu hình nón đứng:
c. Phép chiếu hình trụ
Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt chiếu hình trụ.
ã Phép chiếu hình trụ đứng:
II. Phân loại bản đồ
1. Theo tỉ lệ
2. Theo nội dung bản đồ
3. Theo mục đích sử dụng
4. Theo lãnh thổ
IV. Củng cố
Phép chiếu bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến
Các vĩ tuyến
Khu vực tương đối chính xác
Khu vực kém chính xác
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ nón
V. Bài tập về nhà
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân loại bản đồ
VI. BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Giao an 10 nang cao.doc