Giáo án Địa 10 Bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

BÀI 34: THỰC HÀNH

VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài thực hành, HS phải:

1. Kiến thức

 - Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

2. Kĩ năng

 - Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, dầu, điện, thép.

 - Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 Bút, máy tính, thước kẻ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành:

1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp.

2. Nhận xét, giải thích biểu đồ:

Hoạt động 1: Cả lớp

Câu hỏi: Khi nào vẽ biểu đồ đường? (Khi thể hiện động thái phát triển của các đối tượng, hiện tượng địa lí qua nhiều năm).

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 27289 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 40 Ngày dạy……………….. Bài 34: Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới I. Mục tiêu bài học Sau bài thực hành, HS phải: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim. 2. Kĩ năng - Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: Than, dầu, điện, thép. - Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ. II. Thiết bị dạy học Bút, máy tính, thước kẻ. III. hoạt động dạy học Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: 1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp. 2. Nhận xét, giải thích biểu đồ: Hoạt động 1: Cả lớp Câu hỏi: Khi nào vẽ biểu đồ đường? (Khi thể hiện động thái phát triển của các đối tượng, hiện tượng địa lí qua nhiều năm). - Trình bày cách vẽ biểu đồ đường? Hoạt động 2: Cá nhân - HS tự vẽ biểu đồ - GV đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của HS - HS báo cáo kết quả Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp - Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, cho biết: + Đây là các sản phẩm của nghành công nghiệp nào? + Nhận xét đồ thị biểu diễn của từng sản phẩm (tăng, giảm và tốc độ tăng, giảm qua các năm như thế nào) + Giải thích nguyên nhân - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: HS đại diện trả lời. GV chuẩn kiến thức. 1. Xử lí bảng số liệu Đơn vị: (%) 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143 161 207 186 291 Dầu mỏ 100 201 447 586 637 746 Điện 100 238 513 853 1224 1536 Thép 100 183 314 361 407 460 2. Vẽ biểu đồ Năm % 3. Nhận xét và giải thích - Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: Năng lượng và luyện kim - Than là năng lượng truyền thống. Trong vòng 50 năm, nhịp độ tăng trưởng khá đều. Thời kì 1980 - 1990, tốc độ tăng trưởng có chững lại do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế (dầu khí, hạt nhân). Vào cuối những năm 1990, ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá học - Dầu mỏ: tuy phát triển muộn hơn công nghiệp than nhưng do những ưu điểm (khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.....) nên tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình năm là 14%. - Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học - kĩ thuật nên tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình năm là 29%, đặc biệt từ thập kỉ 80 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng rất cao, lên tới 1224% năm 1990 và 1535% năm 2003 so với năm 1950. - Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và trong đời sống. Tốc độ tăng trưởng của thép từ 1950 đến nay khá đều, trung bình năm gần 9%, cụ thể là năm 1950 sản lượng thép là 189 triệu tấn, năm 1960 tăng lên 346 triệu tấn (183%), năm 1970 tăng lên 594 triệu tấn (314%), đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 460% (870 triệu tấn). IV. Đánh giá Gọi học sinh lên trình bày. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh hoàn thiện bài thực hành và chuẩn bị các bài ôn tập.

File đính kèm:

  • doct40.doc