Giáo án Địa 10 Bài 23: Cơ cấu dân số

Tiết 26 BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ

I. mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần:

- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới; cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hoá.

- Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội.

- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi.

- Nhận xét, phân tích bảng số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hoá; nhận xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế.

II. thiết bị dạy học:

 - Tranh về 3 kiểu tháp tuổi

 - Bảng số liệu về cơ cấu dân số già và tre, bảng 23 SGK.

- Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Braxin, ấn Độ và Anh năm 2000 (SGK)

III. hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực gia tăng dân số? Cho ví dụ

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5446 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 23: Cơ cấu dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22/11/2009 Tiết 26 Bài 23: cơ cấu dân số I. mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: - Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới; cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hoá. - Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội. - Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi. - Nhận xét, phân tích bảng số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hoá; nhận xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế. II. thiết bị dạy học: - Tranh về 3 kiểu tháp tuổi - Bảng số liệu về cơ cấu dân số già và tre, bảng 23 SGK. - Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Braxin, ấn Độ và Anh năm 2000 (SGK) III. hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực gia tăng dân số? Cho ví dụ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Tổ chức lớp hoạt động theo nhóm 1. Chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 nội dung. 2. Giao nội dung công việc cho từng nhóm (đã có sẵn ở phiếu học tập) - Nhóm 1, 2: Thảo luận về cơ cấu sinh học theo gợi ý sau: + Trình bày về cơ cấu dân số theo giới: Cách tính? đặc điểm? nguyên nhân của các đặc điểm đó? + Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước? và theo độ tuổi. + Khái niệm cơ cấu dân số theo độ tuổi? ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi? Sự phân chia các nhóm tuổi? - Nhóm 3, 4: Thảo luận về cơ cấu sinh học theo gợi ý sau: + Sự phân chia dân số già và dân số trẻ thể hiện như thế nào? + Dựa vào hình vẽ 23.1, hãy nhận xét : Có mấy loại tháp tuổi? Hãy mô tả các loại tháp tuổi đó. Nêu những đặc trưng cơ bản của dân số được thể hiện ở từng kiểu tháp tuổi. + Những thuận lợi và khó khăn do dân số già và dân số trẻ mang lại? - Nhóm 5, 6: Thảo luận về cơ cấu dân số theo lao động theo gợi ý sau: + Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì? + Thế nào là nguồn lao động? Phân biệt sự khác nhau giữa nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế. + Dân số hoạt động trong khu vực kinh tế được chia làm mấy khu vực ? là những khu vực nào ? + So sánh cơ cấu lao động theo khu vực kkinh tế của 3 nước trong hình 23.2, nhận xét. - Nhóm 7, 8: Thảo luận về cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá theo gợi ý sau: + Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá cho biết điều gì? + Người ta thường dựa vào những tiêu chí nào để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá? + Dựa vào bảng 23, nêu nhận xét về tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học của các nhóm nước trên thế giới. Liên hệ Việt Nam. + Ngoài các cơ cấu trên còn có những cơ cấu nào khác ? 3. Theo dõi, hướng dẫn học sinh làm việc. 4. Nghe các nhóm trình bày, hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 5. GV nhận xét, giải thích, bổ sung thêm và đi đến kết luận. I. Cơ cấu sinh học 1. Cơ cấu dân số theo giới - Biểu thị tương quan giữa giới nam và giới nữ. Đơn vị tính bằng phần trăm. DNam Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính TNN = DNam: Dân số nam DNữ DNữ: Dân số nữ - Biến động theo thời gian và khác nhau ở từng khu vực. - Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho tương lai. 2. Cơ cấu dân số theo tuổi - Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Dân số thường được chia làm 3 nhóm tuổi chính: + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi. + Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi). + Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên. - Người ta cũng có thể phân biệt nước có dân số già và dân số trẻ: Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%) 0 -14 < 25 > 35 15 - 59 60 55 60 trở lên > 15 < 10 - Các nước đang phát triển thường có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển thường có cơ cấu dân số già. - Để nghiên cứu cơ cấu sinh học ta thường sử dụng tháp dân số, nó cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số như cơ cấu tuổi, giới, tỷ suất sinh, tử, ... Có 3 kiểu tháp dân số: + Kiểu mở rộng. + Kiểu thu hẹp. + Kiểu ổn định. II. Cơ cấu xã hội 1. Cơ cấu dân số theo lao động - Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. a. Nguồn lao động: Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năngtham gia lao động theo khu vực kinh tế. Được chia làm 2 nhóm: + Nhóm dân số hoạt động kinh tế + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế. b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế Hiện nay phổ biến cách chia các hoạt động kinh tế thành 3 khu vực: + Khu vực I: (nông - lâm - ngư nghiệp) + Khu vực II: (công nghiệp và xây dựng) + Khu vực III: (dịch vụ) 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá: - Phản ánh trình độ dân trí vàhọc vấn của dân cư đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. - Căn cứ vào tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. 4. Củng cố bài 5. Hướng dẫn tự học ở nhà và làm các bài tập trong SGK

File đính kèm:

  • doct26.doc
Giáo án liên quan