Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP NHI ĐỒNG
Bước 1: Lớp trưởng tập hợp hàng dọc theo nghi thức đội:
Nghiêm, nghỉ, từng sao điểm số báo cáo
Cả lớp hát bài : Đội ca Nhi đồng
Lớp trưởng hô khẩu hiệu Đội
Bước 2: Lớp giới thiệu giáo viên chủ nhiệm
Từng sao trưởng lên báo cáo kết quả thực hiện trong tuần qua
GVCN nhận xét chung
Bước 3: Cả lớp tập hợp đội hình vòng tròn
GVCN giới thiệu tên chủ điểm trong tháng 4.
Bước 4: Hát, múa tập thể
Bước 5: Nhắc lại chủ đề:
Chủ đề năm học, chủ điểm tháng 4. Nắm ý nghĩa ngày 30/4 & và 1/5
Nhận xét tiết sinh hoạt lớp nhi đồng và dặn dò
Lớp trưởng hô lời hứa nhi đồng
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy tuần 31 khối 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
- Viết : buổi đầu tiên, con đường
- Chấm vở HS
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
Chép 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghe
b. Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc bài cần chép
- GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai : ầm ĩ, vịt bầu, chó vện, quay tròn,
- Hướng dẫn viết : Viết tên bài vào giữa trang , chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa và lùi vào 2 ô.
- GV đọc đoạn thơ cho HS soát lỗi
- GV thu vở chấm một số bài
c. H/ dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vần : ươc hoặc ươt ?
Cho HS quan sát hai bức tranh
+Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Bài 3: Điền chữ : ng hay ngh ?
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập
3. Củng cố, dặn dò
- Ghi nhớ các quy tắc chính tả vừa viết
- Khen các em viết đẹp, có tiến bộ
- Về nhà chữa lỗi chính tả mà các em viết
sai trong bài.
- HS viết bảng con
- HS đọc bài trên bảng -cả lớp đọc thầm
- HS đọc và phân tích tiếng khó
- Viết tiếng khó vào bảng con
- HS nghe - viết bài chính tả vào vở
- HS đổi vở cho nhau để chữa bài, ghi tổng số lỗi ra lề vở
+Mái tóc của chị.
+ Chị đo vải.
- 2 HS lên bảng điền vần
- Lớp làm vào vở BT
- HS quan sát tranh vẽ của bài tập
- HS lên bảng điền chữ
- Lớp làm vào vở BT
Kể chuyện : Dê con nghe lời mẹ
I/ Mục tiêu :
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi.
II/Kĩ năng sống:
Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện: Đàn Dê con biết nghe lời mẹ và rất thông minh, tự tin nên đã không mắc mưu của Sói).
Ra quyết định ( đàn Dê con phân tích rất nhanh và đúng giọng hát ngoài cửa không là của mẹ nên quyết định không mở cửa).
Phản hồi, lắng nghe tích cực (nghe bạn phát biểu và trao đổi thống nhất cách nhận xét, đánh giá hành vi và tính cách của các nhân vật Dê mẹ, đàn Dê con và Sói).
Tư duy phê phán ( nhận xét về hành vi và tính cách của các chú Dê con và Sói).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện kể
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Sói và Sóc
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài
Trong khu rừng có một đàn Dê và một con Sói gian ác . Sói ta rất muốn ăn thịt Dê . Vậy liệu Dê con có thoát nạn không ? Các em hãy nghe cô kể câu chuyện Dê con nghe lời mẹ nhé.
b. GV kể chuyện
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1 , sau đó kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh để HS nhớ chi tiết của câu chuyện
c. H/dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh
- Cho HS quan sát bức tranh 1 và hỏi :
+Trươc khi đi Dê mẹ dặn con thế nào ?
+Dê mẹ hát bài hát như thế nào ?
+Dê mẹ dặn con như vậy và chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
Tiến hành tương tự với các bức tranh 2,3,4
Bức tranh 2 :
+Sói đang làm gì ?
+Giọng hát của nó như thế nào ?
+Bầy Dê con đã làm gì ?
Bức tranh 3 :
+Vì sao Sói ta lại tiu nghỉu bỏ đi ?
Bức tranh 4 :
+Khi Dê mẹ về thì Dê con làm gì ?
+Dê mẹ khen các con như thế nào ?
- Kể từng đoạn theo tranh
d.Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện
+ Các em có biết vì sao Dê con không mắc mưu Sói ?
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố dặn dò :
- Qua câu chuyện các em học tập ai ? Vì sao ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- HS nối tiếp nhau kể theo từng đoạn chuyện
- HS nói ý nghĩa câu chuyện
+ Mẹ đi vắng các con phải đóng chặt cửa . Ai lạ gọi các con không được mở
+Các con ngoan ngoãn ...
+Con Sói đã nghe thấy Dê mẹ hát
- 2 HS kể lại nội dung bức tranh 1
- Sói đến gõ cửa và gọi dê con
- giọng nó khàn khàn
- bầy dê con không mở cửa
- 2 HS kể lại nội dung bức tranh 2
- biết không phải giọng của mẹ nên dê con không thèm trả lời, không mở cửa . Sói đành bỏ đi
- 2 HS kể lại nội dung bức tranh 3
- Dê con kể lại chuyện Sói đến gõ cửa, nhưng các con không mở cửa .
- Dê mẹ khen các con ngoan, biết vâng lời mẹ
- 2 HS kể lại nội dung bức tranh 4
- Cho HS thảo luận nhóm 6, quan sát tranh SGK và đọc câu hỏi dưới tranh . Tập kể từng đoạn theo tranh
- HS giỏi kể nối tiếp (mỗi em kể 1 tranh )
+Vì Dê con biết vâng lời mẹ
+Phải biết vâng lời người lớn
Toán : Tiết 119 Luyện tập
I.Mục tiêu :
- Biết xem giờ đúng.
- Xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ.
2. Bài mới :
Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng
Bài 2 : Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ số giờ cho sẵn.
Bài 3 : Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp
3. Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Ai nhanh , ai đúng
- HS nhắc lại vị trí các kim tương ứng
- HS đổi vở để chữa bài cho nhau theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hành trên mô hình mặt đồng hồ.
- HS đọc các câu trong bài sau đó tìm đồng hồ chỉ số giờ nêu trong các câu rồi nối cho đúng.
- HS xem đồng hồ và nêu giờ
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
Tập đọc : Hai chị em
I/ Mục tiêu :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu được nội dung bài : Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận bỏ đi học bài. Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.
-Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK).
II/Kĩ năng sống:
- Xác định giá trị ( nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định dược: Anh chị em trong nhà phải biết chia sẻ, nhường nhịn, yêu thương nhau).
- Ra quyết định (chị của cậu bé đã phân tích đúng điểm yêu cầu của em trai, chơi một mình sẽ thấy buồn nên quyết định dạy cho cậu một bài học: không tranh
giành với em nữa, làm vẻ giận và bỏ đi học bài).
- Phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác (về cách đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài của bạn…)
- Tư duy sáng tạo (nhận xét về các nhân vật người chị gái và cậu em trai).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc và phần luyện nói trong SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC : Bài Kể cho bé nghe (5’)
- Đọc bài và trả lời 1 trong các câu hỏi của bài
+Con chó, con vịt, con nhện, cối xay lúa có đặc điểm gì ngộ nghĩnh ?
+Con trâu sắt là cái gì ?
+Em thích con vật nào nhất ? Hãy kể một vài đặc điểm của nó .
2. Bài mới :
Tiết 1:
a. Giới thiệu bài (3’)
- Sử dụng tranh minh hoạ rồi dẫn vào bài
b. Hướng đẫn HS luyện đọc (17’)
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc tiếng từ: vui vẻ, một lác, dây cót, hét lên, buồn...
- Luyện đọc câu:
Chị đừng động vào con gấu bông của em
Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy
- Luyện đọc đoạn, bài
c. Ôn các vần uôc, uôt (HS khá, giỏi) (10’)
- Tìm tiếng trong bài có vần et ?
- Tìm tiếng ngoài bài có vần et , oet
- Nói câu chứa tiếng có vần et hoặc oet
Tiết 2:
a.Luyện đọc: (5’)
- Đọc bài SGK (10’)
b. Tìm hiểu bài: (10’)
- GV đọc mẫu bài SGK
+Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông ?
+Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ ?
+Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình ?
+Bài thơ nhắc chúng ta điều gì ?
c. Luyện nói (5’)
- GV treo tranh
+Các em bé đang chơi những trò chơi gì ?
3. Củng cố ,dặn dò : (5’)
- HS đọc theo phân vai
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Nhắc HS không nên có tính ích kỉ trong cuộc sống.
- Về nhà đọc lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài sau : Hồ Gươm.
- HS đọc bài Kể cho bé nghe và trả lời câu hỏi
- HS đọc trơn kết hợp phân tích tiếng
- 3 HS đọc cá nhân
- 2 HS đọc đoạn 1 : “Hai chị em...của em”
- 2HS đọc đoạn 2: “Một lác sau...của chị ấy
- 2 HS đọc đoạn 3 : Phần còn lại
- 3 HS đọc tiếp sức hết bài
- 3-5 HS đọc toàn bài
+ hét
- HS thảo luận nhóm , tìm từ
et : sấm sét, con vẹt ...
oet : xoèn xoẹt
- HS quan sát bức tranh 2 , đọc câu mẫu
- Thảo luận nhóm nói câu
-HS đọc bài tiết 1
-HS luyện đọc bài SGK
- 2 HS đọc bài SGK
- 2 HS đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi
+ Cậu nói chị đừng đụng vào con gấu bông của mình.
- 2 HS đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi
+Cậu nói : chị hãy chơi đồ chơi của chị.
- 2 HS đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi
+Vì không có ai cùng chơi với cậu
- 3 HS đọc cả bài , trả lời câu hỏi
+Không nên ích kỉ.
+chơi ô ăn quan,chơi thuyền,chơi xếp hình
- HS thảo luận nhóm :
1 em hỏi- 1 em trả lời
+Hôm qua bạn chơi trò chơi gì với anh của mình ?
+Hôm qua tớ chơi bắn bi với anh của tớ
- HS đọc theo vai ( người dẫn chuyện, cậu em )
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động của Sao trong tuần.
- Nêu kế hoạch của tuần đến.
II/Nội dung:
1. Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể.
2. Tuyên bố lý do:
3. Đánh giá công tác tuần 31:
- Lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng lên tổng kết công tác trong tuần.
- GV chủ nhiệm đánh giá tuần qua:
A/ Ưu điểm:
- Các em đều ra sức thi đua học tốt để chào mừng ngày 30/4 & 1/5.
- Duy trì sĩ số 100%. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Thực hiện tốt việc không ăn quà vặt trong lớp, trong trường.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt mọi nề nếp của lớp, của Sao. Tổ trực: trực nhật tốt.
- Tham gia thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ tốt.
* Tồn tại: Bên cạnh vẫn còn một vài em viết chữ xấu, không đúng độ cao: Thắng, Thi, Tĩnh, Kim Huy, Thùy.
B/- Kế hoạch tuần 32:
- Tiếp tục thi đua học tốt để chào mừng kỉ niệm ngày 30/4 và 1/5.
- Dạy và học chương trình học kì tuần 32.
- Phụ đạo HS yếu, rèn chữ viết cho HS.
- Tăng cường nâng cao chất lượng dạy - học.
- Thường xuyên kiểm tra việc học ở lớp và ở nhà của HS.
- Bồi dưỡng HS giỏi.
- Phân công trực tổ 3
- Thực hiện tốt mọi nề nếp của lớp, của Sao.
- Thực hiện tốt việc sinh hoạt Sao nhi đồng.
- Tham gia chơi trò chơi dân gian trong giờ sinh hoạt, giữa giờ ra chơi.
------------------------------------------
File đính kèm:
- GAUTTUAN 31K1(1).doc