Tập đọc
Tiết 41. TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn; giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng tiếc thương. Biết phân biệt giọng nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa ở SGK, bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:(4)
- 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. GV hỏi:
- Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì ?
- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài. GV nhận xét ghi điểm.
32 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Tuần 21 - Khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến: Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh có 12 cạnh bằng nhau
- Học sinh chú ý quan sát mô hình
- Học sinh nêu nhận xét; lớp theo dõi, bổ sung ý kiến
- Học sinh lên bảng chỉ từng cặp mặt bằng nhau
1số học sinh nêu tên đỉnh, cạnh trên mô hình.
1 số học sinh lên chỉ, lớp quan sát, nhận xét
một số học sinh nhắc lại
- Các nhóm ghi vào bảng phiếu học tập
- Lên bảng treo phiếu để thi đua
Học sinh hoạt động nhóm 6 thực hành đo – rút ra các yếu tố của hình lập phương
Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm các nhóm khác bổ sung
2-Thực hành
(14 phút)
- Bài tập 1: Học sinh đọc đề bài lớp suy nghĩ, đọc kết quả bài làm
Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh
- Bài tập 2:
Học sinh đọc đề, nêu nhận xét đúng các đặc điểm
Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh và nêu kết quả đúng
- Bài tập 3: Củng cố biểu tượng về HHCN và hình lập phương:
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.
-Yêu cầu học sinh giải thích vì sao có kết quả đó.
-1 học sinh đọc đề
- Vài học sinh đọc kết quả lớp nhận xét
-1 học sinh đọc đề – nêu nhận xét đặc điểm
1 số học sinh nêu kết quả
học sinh đối chiếu kết quả của mình
Học sinh nào sai thì chữa lại bài
-học sinh quan sát nêu nhận xét
học sinh khác bổ sung
-Học sinh nêu lý do, học sinh khác bổ sung
3- Củng cố dặn dò
(2phút)
- Giáo viên nhắc lại các yếu tố chính của HCN và Hình lập phương
Dặn chuẩn bị bài tiết 105
Học sinh ghi nhớ
Luyện Tiếng việt
nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
i/Mục tiêu:
1.Củng cố về câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.
2.Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu ghép để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
3. Hoàn thành tốt các bài tập
II/Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: HS làm bài tập
- Cho HS đọc y/c các bài tập .
- GV nhắc lại y/c của các bài tập .
- HS tự làm vào vở, GV theo dõi kèm cặp những em yếu.
3. Hoạt động 2: Chữa bài và khắc sâu kiến thức
- Bài 1: 1 HS nêu kết quả,1 em làm thư kí ghi lên bảng lớp.
- GV và lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Bài 2: Cho một em lên bảng chữa.
- Lớp và GV nhận xét và cho một số em khác đọc kết quả làm bài của mình trước lớp.
- Bài 3: Cho HS nêu miệng kết quả.
- Bài 4: Gọi một em lên bảng điền, lớp và GV nhận xét.
- Một số em khác đọc kết quả làm bài của mình trước lớp.
- Nhận xét em làm hay nhất khen ngợi.
4. Hoạt động 3: Ôn lại ghi nhớ
- Cho một số em nhắc lại ghi nhớ .
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
Luyện Lịch sử
Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
- Để thống nhất đất nước, chúng ta phải tiếp tục cầm súng chống Mĩ- Diệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam; hình minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: (10’) Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu nghĩa: Hiệp định, hiệp thương, Tổng tuyển cử, tố cộng - diệt cộng.
+ Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ?
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+ Mong ước điều gì của nhân dân qua hiệp định này?
HS trình bày các nọi dung của câu hỏi trên- lớp và giáo viên nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: (15’) GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
- Vì sao đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc ?
Có thể gợi ý HS thảo luận theo các nội dung sau:
+ Mĩ có âm mưu gì ?
+ Nêu dẫn chứng về việc dế quốc Mĩ cố tình phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ ?
+ Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho nhân nhân ta ?
+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - mỗi nhóm chỉ phải nêu một vấn đề.
Các HS khác theo dõi đối chiếu kết quả, bổ sung.
GV có thể ghi ý trả lời của HS lên bảng lớp.
* Hoạt động 3. Rút ra nội dung bài học.
- HS nêu lại nội dung bài.
- Giáo viên tổng kết bài.
- Nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng việt
Lập chương trình hoạt động
I/Mục tiêu:
1. Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt thể đó và cách lập CTHĐ nói chung.
2. Qua việc lập CTHĐ, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II/Các hoạt động:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: HD học sinh luyện tập
- GV chép đề bài lên bảng:Em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Cho HS đọc yêu cầubài tập. - Một em đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi gợi ý giúp em yếu.
3. Hoạt động 2:
- Cho HS trình bày kết quả, lớp và GVnhận xét, tuyên dương những em hoàn thành tốt
- GV đọc cho HS nghe bài mẫu để giúp các em nắm chắc cách lập chương trình hoạt động.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
Thứ Sáu, ngày 06 tháng 02 năm 2009
Toán
Tiết 105. diện tích xung quanh và
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng vềDTXQ và DTTP của HHCN.
- Hình thành được cách tính và công thức tính DTXQ, DTTP của hình hộp CN.
- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài toán có liên quan.
II-Đồ dùng:
- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
- Bảng phụ có vẽ hình khai triển,
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
- Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Là những mặt nào? Các mặt có đặc điểm gì?
- Hình hộp chữ nhật có những kích thớc nào?
B-Bài mới:
*HĐ1: Hình thành công thức tính S xung quanh, S toàn phần HHCN
a. Diện tích xung quanh
- Cho HS quan sát mô hình trực quan về HHCN, y/c hS chỉ ra các mặt xung quanh
- Tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN gọi là diện tích xung quanh của HHCN.
- GV nêu bài toán và gắn hình minh họa lên bảng(ví dụ SGK trang 109)
- GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS nêu cách tính:
b. Diện tích toàn phần
- GV giới thiệu: Diện tích tất cả các mặt gọi là diện tích toàn phần.
- Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của HHCN ?
- Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào ?
- HS tính vào vở nháp, nêu kết quả.
Sxq = ( a + b) 2h
- HS nhắc lại cách tính.
- Công thức tính:
Lưu ý: Các kích thước cùng đơn vị đo.
*HĐ2: HS làm bài tập
*HĐ3: Chữa bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh,S toàn phần HHCN.
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
Tập làm văn
Tiết 42. trả bài văn tả người
I-Mục tiêu: -Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được bài văn hay hơn.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
- Gọi 2 HS lần lượt đọc lại CTHĐ đã làm ở tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
*HĐ1: Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV cho HS nhắc lại 3 đề bài của tiết kiểm tra trước.
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
+ Ưu điểm:
- Xác định đúng đề bài.
- Có bố cục hợp lí.
+ Khuyết điểm:
- Một số bài bố cục chưa chặt chẽ
- Còn sai trong dùng từ, đặt câu.
*HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi cơ bản trên bảng phụ.
- GV nhận xét và chữa lỗi trên bảng.
- Cho HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi.
*HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những bài văn hay.
- HS tự viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
C-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Kể chuyện
Tiết 21. kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/ Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói
- HS kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá; ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện bằng biết ơn các thương binh, liệt sỹ
- Biết cách sắp xếp các tình tiết, sự hiện thành một chuyện. Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của ban
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
- Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài
III/ Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (10 phút)
- 1 HS đọc 3 đề bài (SGK)
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Cụ thể:
Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá.
Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.
Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ
- Cho HS đọc các gợi ý (SGK)
- GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã lựa chọn.
- Gọi HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể
- Yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện - chỉ gạch đầu dòng không viết thành đoạn văn.
3. HS kể chuyện (20 phút)
* Hoạt động 1: HS kể trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe về câu chuyện của mình trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Hoạt động 2: Thi kể chuyện trước lớp
- Đại diện các nhóm lên thì kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất.
C. Củng cố, dặn dò (2 phút):
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân
Hoạt động tập thể
Tiết 21. sinh hoạt lớp cuối tuần
(Cô Liễu phụ trách)
buổi chiều
Đạo đức
Tiết 21. uỷ ban nhân dân xã, phường em
(Cô Liễu dạy)
Luyện Âm nhạc (Mĩ thuật)
giáo viên âm nhạc (mĩ thuật) dạy
Kĩ thuật
Tiết 21. giáo viên đặc thù dạy
(Cô Hoa dạy)
Hoạt động tập thể
sinh hoạt đội - sao
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 TUAN 21(1).doc