Giáo án dạy Tuần 1 lớp 4

Tập đọc – Tiết 1

Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Thời gian dự kiến: 35 phút

A. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

** Giáo dục HS các kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân

 

doc20 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Tuần 1 lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu - HS nhận xét. * GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau học tiếp theo. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Tập làm văn – Tiết 1 Thế nào là kể chuyện Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba bể (do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn các ý chính trong cốt truyện. C. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Ổn định lớp 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Nhận xét và rút ra ghi nhớ. - Một HS đọc nội dung bài tập 1 sgk. Một HS khá kể lại câu chuyện. - Chia nhóm thảo luận 3 yêu cầu bài tập. - Các nhóm nêu kết quả của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. * GV chốt lại các ý chính: a) Các nhân vật: Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, người dự lễ. b) Các sự việc và kết quả: - Bà cụ ăn xin trong ngày hội nhưng không ai cho. - Hai mẹ con người nông dân cho bà cụ ăn và ngủ nhờ. - Đêm khuya, bà cụ hiện hình một con giao long lớn. c) Ý nghĩa: Ca ngợi con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ, cứu trợ đồng loại. Truyện còn nhằm giải thích về sự tích hình thành Hồ Ba Bể. Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của bài Hồ Ba Bể. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời theo gợi ý của GV. * Kết luận: Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về Hồ Ba Bể. Bài tập 3: Theo em thế nào là kể chuyện? HS phát biểu. * Rút ra ghi nhớ (sgk)- Ba HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS là và sửa lần lượt các bài tập (trong vở bài tập). Bài tập 1: Một HS nêu yêu cầu: 3, 4 em kể trước lớp. - Lưu ý: + Cần xác định nhân vật của câu chuyện. + Cách xưng hô khi kể (em hoặc tôi). * GV cùng HS nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: 1 HS nêu yêu cầu: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? - Ý nghĩa của câu chuyện - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố dặn dò: - Hai HS đọc lại phần ghi nhớ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. D. Phần bổ sung: Địa lí – Tiết 1 Làm quen với bản đồ Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết: Định nghĩa đơn giản về bản đồ. - Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ - Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. B. Đồ dùng dạy học: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam C.Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Môn Lịch sử và Địa lí - Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp em hiểu điều gì? 2. Bài mới: Giới thiệu bài 1. Bản đồ Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam) * GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. 2. Một số yếu tố của bản đồ Hoạt động 3: Hoạt động nhóm + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) như thế nào? + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? + Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì? - GV kết luận: Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ - Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác và vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản 3. Củng cố dặn dò: - Bản đồ được dùng để làm gì? - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Thứ sáu ngày 24 tháng 8 năm 2012 Toán – Tiết 5 Luyện tập Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Ôn lại biểu thức có chứa một chữ, làm quen với biểu thức có chứa phép tính nhân, chia. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. B. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ C.Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Biểu thức có chứa một chữ Yêu cầu HS sửa bài về nhà. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Thực hành. Bài 1: HS nêu bài toán - HS nêu cách làm rồi làm bài và sửa bài. Bài tập 2:Viết vào ô trống (theo mẫu) a 4 7 9 10 a 10 4 = 40 10 7 = 70 10 9 = 90 a 17 17 4 = 68 17 7 = 119 17 9 = 153 a + 181 181 + 4 = 185 181 + 7 = 188 181 + 9 = 190 Bài tập 3: Viết vào ô trống (theo mẫu) Hãy tìm chu vi hình vuông? Cạnh hình vuông a b 9cm 131 dm 73 m Chu vi hình vuông a4 b 4 94 = 36cm 131 4 = 524dm 73 4 = 292m Bài tập 4: HS đọc bài - HS nêu cách làm rồi làm bài và sửa bài. 3. Củng cố dặn dò: Đọc công thức tính chu vi hình vuông? Chuẩn bị bài: Các số có 6 chữ số Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: Luyện từ và câu - Tiết 2 Luyện tập về cấu tạo của tiếng Thời gian dự kiến: 35 phút A.Mục tiêu: - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1. - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần, bộ xếp chữ C.Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Cấu tạo của tiếng - Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách. 2. Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài - Bài trước, ta đã biết mỗi tiếng gồm mấy bộ phận? -Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo củatiếng Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ - GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập -GV nhận xét Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng Bài tập 5: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV gợi ý Đây là câu đố chữ(ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng. + Câu đố yêu cầu: bớt đầu; bớt âm đầu - bớt cuối; bỏ âm cuối - GV nhận xét đưa ra đáp án; Bút 3. Củng cố, dặn dò: - Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ? - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS xem trước Từ điển HS để nắm nghĩa các từ trong bài tập 2. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: Tập làm văn – Tiết 1 Nhân vật trong truyện Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: HS biết: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).. B.Đồ dùng dạy học: 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT1 C.Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Thế nào là kể chuyện? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu bài tập - GV dán bảng 4 tờ giấy khổ to, mời 4 em lên bảng làm bài - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: (Nhận xét tính cách nhân vật. Căn cứ nêu nhận xét) - HS làm bài vào VBT - 4 em lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét và sửa bài theo lời giải đúng - HS đọc yêu cầu bài - HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến: + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: + Sự tích Hồ Ba Bể: Bước 2: Ghi nhớ kiến thức. 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hỏi: Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập + Nếu bạn ấy biết quan tâm đến người khác? + Nếu bạn ấy không biết quan tâm đến người khác - GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò: -Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài - Chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 1. Nhận xét – đánh giá tuần qua. - Đa số các em lễ phép, biết vâng lời , áo quần gọn gàng, sạch sẽ. - Đi học đều, đúng giờ, làm bài tập đầy đủ. - Xếp hàng tập thể dục nhanh nhẹn, tuy nhiên thực hiện động tác chưa đúng. * Tồn tại: Vài em đi học hay bỏ quên vở ở nhà: như em An ,Đạt đọc bài còn yếu, chưa chăm học. Một số em chưa làm bài tập về nhà: 2. Kế hoạch tuần tới: - Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp hát đầu giờ, giữa giờ, cuối buổi. - Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân cũng như trường lớp sạch sẽ. - Đóng góp các khoản tiền đúng qui định. Tiếng Việt ( BS) – Tiết 1 Luyện viết chính tả: Những vết đinh A. Mục tiêu: Giúp HS - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ. - Luyen viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy học: - Gv:Bảng phụ - HS: Bảng con C. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Luyện viết từ khó: - GV đọc bài chính tả cho HS nghe - GV đọc những từ khó viết cho HS viết vào bảng con, 1HS viết vào bảng phụ. Cả lớp sửa lỗi trên bảng phụ. 2. Nghe – viết chính tả - Gv đọc từng cụm từ, mỗi cụm từ đọc lặp lại 3 lần. HS lắng nghe và viết vào vở. - Gv quan sát giúp đỡ HS yếu và HS khuyết tật viết đúng chính tả. 3. Soát lỗi; - Hs đổi vở cho nhau soát lỗi. - Gv chấm chữa bài của một tổ và nhận xét. _______________________________ Toán ( BS)– Tiết 1 Ôn tập các số đến 100000 Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: Giúp các em ôn tập về: - Đọc, viết được các số đến 100000. - Biết phân tích cấu tạo số. B.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Gv giao cho Hs các bài tập: Bài 1: Viết ( theo mẫu ) Viết số Đọc số Chữ số 9 thuộc hàng 469 572 Bốn trăm sáu mươi chín nghìn năm trăm bảy mươi hai nghìn 840 695 698 321 584369 Bài 2: Viết số ( theo mẫu) sáu trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm tám mươi tư: 675 384 Ba trăm hai mươi bốn nghìn năm trăm bốn mươi tám: .. Năm trăm bốn mươi tám nghìn không traem sáu mươi bảy:. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 812 364; 812 365; 812366;;.. 704 686; 704 687; 704 688;..;. HS làm bài vào vở - cả lớp sửa bài trên bảng phụ.

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc
Giáo án liên quan